Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được phân số bằng phân số đã cho.
\(\frac{a}{b}=\frac{a.m}{b.m}\Leftrightarrow m\in Z,m\ne0\)
Nếu chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.
\(\frac{a}{b}=\frac{a:n}{b:n}\Leftrightarrow n\in UC\left(a;b\right)\)
Lưu ý:
Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với -1 thì ta được một phân số bằng nó có tử và mẫu lần lượt là đối số của tử số và mẫu số của phân số đã cho.
Nói cách khác, nếu ta đổi dấu cả tử và mẫu của một phân số thì được phân số bằng phân số đã cho.
- Phân số tối giản là phân số mà có tử số và mẫu số không thể cùng chia hết cho số nào ngoại trừ số 1 ( hoặc -1 nếu lấy các số âm ). Nói cách khác phân số là tối giản nếu a và b là nguyên tố cùng nhau, nghĩa là a và b có ước số chung lớn nhất là 1.
- Muốn quy đồng mẫu số nhiều phân số với mẫu số dương ta làm như sau:
Bước 1: Tìm bội chung của các mẫu ( thường là bội chung nhỏ nhất ( BCNN ) để làm mẫu chung ).
Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu ( bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu ).
Bước 3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.
- Muốn rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu của phân số cho một ước chung khác 1 và - 1 của chúng.
- 1. So sánh hai phân số cùng mẫu.
Trong hai phân số cùng mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.
2. So sánh hai phân số không cùng mẫu
Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau.
Lưu ý:
* Phân số nào có tử và mẫu là hai số nguyên cùng dấu thì lớn hơn 0. Phân số lớn hơn 0 được gọi là phân số dương.
* Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên khác dấu thì nhỏ hơn 0. Phân số nhỏ hơn 0 được gọi là phân số âm.
Kiên trì!
5.Phân số tối giản là phân số không thể rút gọn được nữa. VD : 4/5
4. muốn rút gọn phân số ta lấy cả tử vs mẫu chia cho 1 số nào đó
VD: \(\frac{10}{15}=\frac{10:5}{15:5}=\frac{2}{3}\)
a/
Mẫu chung của các phân số trên là: 228
Ta có:
\(\frac{1}{2}=\frac{1.114}{2.114}=\frac{114}{228}\)
\(\frac{1}{3}=\frac{1.76}{3.76}=\frac{76}{228}\)
\(\frac{1}{38}=\frac{1.6}{38.6}=\frac{6}{228}\)
\(\frac{-1}{12}=\frac{-1.19}{12.19}\frac{-19}{228}\)
Vậy quy đồng mẫu 4 phân số \(\frac{1}{2};\frac{1}{3};\frac{1}{38};\frac{-1}{12}\)ta được: \(\frac{114}{228};\frac{76}{228};\frac{6}{228};\frac{-19}{228}\).
b/
Ta có:
\(\frac{9}{30}=\frac{9:3}{30:3}=\frac{3}{10}\)
\(\frac{98}{80}=\frac{98:2}{80:2}=\frac{49}{40}\)
\(\frac{15}{1000}=\frac{15:5}{1000:5}=\frac{3}{200}\)
Các phân số phải quy đồng là: \(\frac{3}{10};\frac{49}{40};\frac{3}{200}\)
Mẫu chung của 3 phân số trên là: 200
Ta có:
\(\frac{3}{10}=\frac{3.20}{10.20}=\frac{60}{200}\)
\(\frac{49}{40}=\frac{49.5}{40.5}=\frac{245}{200}\)
Giữ nguyên\(\frac{3}{200}\)
Vậy sau khi rút gọn và quy đồng mẫu 3 phân số \(\frac{9}{30};\frac{98}{80};\frac{15}{1000}\)ta được: \(\frac{60}{200};\frac{245}{200};\frac{3}{200}\).
#chúcbạnhọctốt#
+)
\(\frac{1}{2}=\frac{6}{12};\frac{1}{3}=\frac{4}{12};-\frac{1}{12}\)
+)
\(\frac{9}{30}=\frac{3}{10}=\frac{12}{40};\frac{98}{80}=\frac{49}{40}\)
1/2=6/12 1/3=4/12 -1/12=-1/12
9/30=3/10 98/80=49/40
3/10=12/40 49/40=49/40
Cộng hai phân số cùng mẫu
Muốn cộng hai phân số cùng mẫu ta cộng các tử số và giữ nguyên mẫu số:
a/m + b/m = a+b/m
Cộng hai phân số khác mẫu
Quy tắc: Muốn cộng hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu rồi cộng các tử số và giữ nguyên mẫu chung.
Phép trừ phân số
Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ
a/b–c/d=a/b+(−c/d) a/b–c/d=a/b+(−c/d)
Hai số gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.
Phép nhân phân số
ai nhanh đc k
\(\sqrt{1}=8\)
\(\frac{9}{8}=\sqrt{\hept{\begin{cases}2\\\\\end{cases}}}\)
\(^6\)