K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2020

xin chân thành cảm ơn các bác sĩ đã tống bao nhiê công sức nghiên cứu thuốc để chống lại dịch bệnh nguy hiểm này xin chân thành cảm ơn

11 tháng 4 2020

Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, nhất là những diễn biến phức tạp của tình hình hiện nay do viruss COVID 19 gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe , kinh tế của nước ta và toàn thế giới. Với tốc độ lây lan khủng khiếp, dịch bệnh COVID 19 là tình trạng chung của nhiều nước. Đó cũng là lúc mà những " Siêu anh hùng thầm lặng" xuất hiện. Họ là những người bác sĩ, những chiến sĩ công an, bồ đội .... đang ngày đêm thúc trực 24/24 để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh. Không quản khó khăn, hiểm trở họ vẫn đều đặn làm việc. Nhìn hình ảnh những chiến sĩ công an, những chú bồ đội nhường chỗ ngủ cho người dân lòng tôi lại cảm thấy biết ơn họ vô bờ. Nhưng người làm việc mệt nhọc nhất vẫn là những y bác sĩ, những điều dưỡng viên đang cố gắng để cứu nhưng người bị nhiễm. Họ là những con người tận chung vì dân vì nước mà quên mình. Tôi thầm cảm ơn nhưng " Anh hùng" , những người đang nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh. Để góp 1 phần mình vào đó, tôi nghĩ chúng ta hãy nên chung tay cùng họ " Chống giặc Covid" để lại có thể sống trong bầu không khí trong lành. Tôi đã và đang làm, còn bạn thì sao?

Chúc bạn học tốt!

Hơn hai tháng trôi qua kể từ ngày đầu tiên Việt Nam của chúng ta ghi nhận những ca mắc Covid-19 đầu tiên. Những con số, những thông tin bất kể một công dân Việt Nam nào cũng không thể bỏ qua. Chúng ta dường như vui mừng sau ca nhiễm số 16, một tia hi vọng cháy sáng sau bao lâu không còn ca bệnh mới, 16/16 bệnh nhân nhiễm Covid đã khỏi hoàn toàn. Bác Đam dõng dạc khẳng định Việt Nam sẽ công bố hết dịch nếu 4 ngày nữa không còn ca mắc mới. Chúng ta lấy làm tự hào về sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng không ngừng của ngành y tế nước nhà. Nhưng không như dự kiến, chúng ta lại bắt đầu gồng mình với sự xuất hiện của bệnh nhân thứ 17 siêu lây nhiễm. Nỗi lo lắng ngày một dâng cao, Nhà nước ta không ngừng có những quyết sách hợp lý và cực kỳ hiệu quả. Trong đó không thể không nhắc tới đội ngũ y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội và công an. 
     Hình ảnh hàng chục nghìn “thiên thần áo trắng”, các y, bác sỹ trong bộ đồ bảo hộ kín mít, nhìn và đối thoại với đồng nghiệp qua ánh mắt, cử chỉ, hành động, tạm gác lại tình thân, những ngày tháng chung sống cùng gia đình, người thân để làm nhiệm vụ. 
     Những nhà khoa học sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để nuôi cấy, phát hiện cơ chế hoạt động của virus, điều chế vaccine phòng dịch, sáng tạo bộ kit xét nghiệm, buồng khử khuẩn toàn thân di động, dung dịch sát khuẩn…
     Đó là hàng nghìn y, bác sỹ đã về hưu và sinh viên trường y trong toàn quốc tình nguyện xin ra tuyến đầu chống dịch.
      Đó là hàng trăm nghìn người Việt ở các vùng dịch khắp thế giới được đón miễn phí về nước, được cách ly, điều trị miễn phí.
     Đó là hơn 700 tiếp viên hàng không - những người đang làm công việc mà nguy cơ lây nhiễm nằm trong top 3, đăng ký xin không nhận lương hoặc nghỉ không lương 2,3 tháng để đảm đương nhiệm vụ.
     Đó là hơn 10.000 chiến sĩ quân đội hàng tháng trời sẵn sàng hy sinh thầm lặng, ngủ bạt giữa rừng, bên ngoài sân, sảnh các khu tập thể, nhường doanh trại để làm khu cách ly tập trung, và chính họ thâu đêm suốt sáng lo từng bữa ăn miễn phí cho gần nửa triệu người Việt Nam từ nước ngoài về và cả người nước ngoài đến Việt Nam trong khu cách ly tập trung.
     Đó là những cán bộ ngoại giao ở các cơ quan đại diện trên khắp thế giới không quản ngày đêm bám trụ ở địa bàn, liên tục đưa ra những khuyến cáo kịp thời cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, bất chấp nguy cơ lây nhiễm để tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân khi công dân gặp khó khăn như mất hộ chiếu, "kẹt" ở sân bay do đóng cửa đường hàng không. 
     Đó là những bài thơ, bài đồng dao, những ca khúc tuyên truyền, vận động toàn dân chung tay đoàn kết, lan tỏa tình thương, chung sức đồng lòng chống dịch luôn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có ca khúc “Ghen Covi” bản tiếng Việt và tiếng Anh tạo tiếng vang trên truyền thông quốc tế.
     Đó là rất nhiều khách sạn 4, 5 sao ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh... chủ động xin nhà nước cho làm cơ sởcách ly.
     Đó là rất nhiều người dân từ trẻ đến già, nhiều doanh nghiệp trong toàn quốc đã ủng hộ Nhà nước gần 300 tỷ đồng để góp công sức phòng chống dịch.
     Đó là dù đất nước còn nhiều khó khăn và không phải là một nước giàu có, nhưng trong nguy nan, Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ Trung Quốc 500.000 USD và trao tặng nhiều trang thiết bị vật tư y tế để chống dịch bệnh.
     Hình ảnh hiếm hoi được lưu lại là những hôm mệt nhoài của y bác sĩ sau ca trực dài, những bữa cơm hộp đạm bạc ở một góc nào đó, những ngày dọn dẹp phòng ốc, kí túc xá chuẩn bị cho cách ly, những đêm canh gác dài kiểm soát vùng dịch.

      Còn nhiều, rất nhiều những anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến này, để không ai bị bỏ lại phía sau, để dịch bệnh rồi sẽ qua đi, nhưng tình người sẽ còn mãi….

14 tháng 10 2018

Từ ngàn đời nay, tạo hóa đã ban cho con người thiên nhiên, thứ quý giá nhất của đất trời với biết bao những cảnh vật thật kỳ vĩ và thơ mộng. Những hàng cau xanh mượt mà gửi hình bóng của mình xuống dòng sông thơ mộng êm đềm, không sóng gió. Những thảo nguyên rực rỡ sắc màu với hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Bầu trời xanh ngắt trên cao với những đám mây bồng bềnh trôi mải miết về tận chân trời. Những tia nắng chói chang của mặt trời xóa đi màn đêm u tối. Những người giản dị, mộc mạc, có tâm hồn đồng cảm, chan hòa với mọi người thì mới cảm nhận được giá trị cũng như nét đẹp của thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy như phần nào nhẹ bớt đi những gánh nặng ở trong lòng, tâm hồn như thư thái hơn, mọi lo toan, u sầu trong lòng mỗi người đều tan biến. Trong ta lúc bấy giờ chỉ còn một khoảng không diệu kỳ. Khoảng không của lòng nhân ái, tình yêu thương của chính ta với thiên nhiên.Vậy đó, thiên nhiên là như thế đó, hạnh phúc sao khi được sống cùng với thiên nhiên món quà kỳ diệu của tạo hóa ban tặng cho con người.

31 tháng 3 2018

 tre xanh 

xanh tự bao giờ 

chuyện ngày xưa .... đã có bờ tre xanh " 

đây là câu trích trong bài "tre VN " của tác giả Nguyễn Duy viết mà em đã được học ở sách giáo khoa chương trình lớp 4 . từ lâu tre đã trở thành người bạn của ng dân VN , là biểu tượng cho những phẩm chất của cn ng VN : nhũn nhặn , đoàn kết , thuỷ chung , bất khuất ... Tre luôn mọc thẳng , mọc thành chùm thể hiện sự kiên cường và đoàn kết của nhân dân ta và tre, những tiếng sáo trúc đã mang lại những tuổi thơ với những chiếc nôi tre và điếu thuốc lá cho niềm vui của cụ già . Yêu sao cây tre Việt Nam đã gắn bó với cn trong đời sống . Dù công nghệ có phát triển nhưng tre vẫn tồn tại trong tâm hồn dân tộc

31 tháng 3 2018

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

 

                                                                                  Cảm nhận về bài Quê hương

Tình quê chân thật, bình dị, tinh tế giúp Tế Hanh ghi được đôi nét cảnh sắc rất chân tình cảnh sinh hoạt chốn làng biển quê hương. Đây là bài thơ mở đầu cho chủ đề quê hương – một trong những chủ đề thành công nhất của thơ Tế Hanh. Nhan đề quê hương có phần chung. Giá đặt là Làng quê, Làng biển… có lẽ phù hợp với giọng thơ, tình thơ hơn. Câu thơ đề từ của người cha tác giả: Chim bay dọc biển đem tin cá dã nói lên một đặc trưng của làng biển — làng đánh cá. Người con — nhà thơ trẻ, bằng cách cảm nhận riêng, sẽ tả làng quê mình bằng con mắt và trái tim hoa niên của mình.

Hai câu đầu giới thiệu vị trí đặc biệt của làng, nghề nghiệp đặc trưng của cư dân ở đây.

Đánh cá là nghề truyền thống của làng. Làng như bán đảo, như cù lao, ba bề bốn bên là nước bao vây. Sống quen với sông nước, biển khơi nên con đường từ làng ra biển cũng được tính bằng đường thủy đường sông.

Cảnh thuyền chở trai làng ra khơi đánh cá trong buổi bình minh đẹp sáng, dưới ngòi bút Tê Hanh, hiện lên đầy khí thê trẻ trung mà không kém phần sâu sắc, mới mẻ. Trai tráng bơi thuyền như những tráng sĩ, kị sĩ tài ba. Chiếc thuyền dưới bàn tay chèo lái của họ, như con ngựa hay đè sóng, lướt tới xuôi sông dài hướng ra khơi xa. Những cánh tay săn chắc, bắp thịt vồng lên, cuồn cuộn, bóng loáng mồ hôi dưới nắng ban mai; những mái chèo bổ nước phăm phăm, ràn rạt đưa con thuyền chồm lên, lướt đi vun vút, hồ hởi, phấn khởi tự tin.

Nhưng hình ảnh độc đáo, bất ngờ nhất trong bài thơ là so sánh:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Linh hồn làng biển đã được hình ảnh hóa, cụ thể hóa bằng hình ảnh cánh buồm trắng, buồm nâu no gió, căng phồng, cứ rướn cao, rướn cao mãi ra thuyền ra biển lớn. Cánh buồm gợi những chuyến đi xa, những ước mơ khoáng đạt, bay bổng, lãng mạn của tuổi trẻ nhiều hoài bão. Cánh buồm như cánh chim trời, như muốn dời khỏi cột buồm, vút bay lên bầu trời xanh cao thăm thẳm, đó là tình quê, tình yêu làng ngây thơ, trong sáng và đắm đuối của chàng trai Tế Hanh.

Hai khổ thơ tiếp theo tả cảnh thuyền trở về trong niềm hân hoan chào đón của bà con làng chài. Những câu thơ tả thực mà không kém phần lãng mạn, khỏe khoắn. Cảnh làm việc khẩn trương, yêu đời của những người lao động miền biển. Làn da, ngăm ngăm, rám nắng của những chàng trai suốt ngày đêm phơi mình dưới nắng gió, bão giông, vẻ đẹp, khỏe của những ngư dân trẻ gắn liền với bao chuyến đi khơi, đi lộng vất vả và hiểm nguy. Ngắm những chàng ngư phủ, ta như được nghe thấy hơi thở nặng trầm của họ, ngửi được mùi vị nồng nàn, mặn mòi của biển cả, của muối tinh qua hơi thở ấy. Bởi vậy, hình ảnh thực có phần mờ đi, chân dung dân chài vụt mờ nhòa và bay bổng trong tình yêu và niềm tự hào của người con quê biển.

Hai câu cuối tả cảnh chiếc thuyền nằm yên, mỏi mệt trên bến là hình tượng hóa, nhân hóa tư thế và tâm trạng người dân làng biển sau những chuyến đi xa trở về nghỉ ngơi, thư giãn vừa mệt mỏi vừa khoan khoái, say sưa.

Cho nên, dù đã lớn, đi học, đi làm xa, mỗi lần nhớ về quê hương — một làng đánh cá nghèo ven biển Trung Trung Bộ, Tế Hanh lại nhắc tới màu nước xanh, con cá bạc, bên bờ cát. Hình ảnh, chi tiết, mùi vị đậm đà nhất vẫn là: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Cái mùi nồng của muối, cá, gió, nắng, sóng biển là đặc trưng riêng của linh hồn quê hương đã ám ảnh nhà thơ suốt đời. Câu cuối bài thơ cất lên như một tiếng kêu thầm mỗi khi nhớ quê đến không kìm nổi lòng mình. Sự thành thật của nhà thơ thật không ngờ. Không có một tâm hồn đắm đuôi không thể viết lên nhừng lời như thế. (Hoài Thanh)

17 tháng 10 2021

Tố Hữu là người đại diện xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam và cũng là nhà thơ có phong cách riêng trong sáng tác. Tố Hữu có giọng thơ trữ tình đằm thắm, các sáng tác của ông luôn gắn liền với các chặng đường quan trọng của lịch sử dân tộc. Vì vậy, thơ Tố Hữu vừa đậm đà tính dân tộc nhưng không tách rời tính hiện đại.

Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân - tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.

Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.

Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến.

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vị, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của đất nước. Chỉ những người đã từng sống Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng sông suối mang những cái tên thân thuộc - tất cả là khoảng thời gian và không gian lóng lánh kỷ niệm:

Nhớ gì như nhớ người yêu
...
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hòa quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình:

Ta về, mình có nhớ ta
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa.

Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình thường người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng. Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, tất cả càng làm Việt Bắc thêm ngời sáng trong tâm trí của nhà thơ. Việt Bắc - đó là hình ảnh những mái nhà “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, là hình ảnh người mẹ trong cái “nắng cháy lưng - Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, là những tháng ngày đồng cam cộng khổ:

Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng,…

Có thể nói, âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ đã tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời.

Theo dòng hồi tưởng của chủ thể trữ tình, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, những hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức. Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một sử thi hiện đại, bởi vì chỉ cần phác họa khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do:

Những đường Việt Bắc của ta
...
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Dân tộc ấy đã vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hy sinh để lập nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên. Nhưng Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù: "Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai", sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: "Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi", sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hòa quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên - tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
...
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Đặc biệt, với những lời thơ trang trọng mà thiết tha, Tố Hữu đã nhấn mạnh, khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hy vọng của mọi người Việt Nam yêu nước. Trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa (mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù) đến xác định như một chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc:

Mình về, còn nhớ núi non
...
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa

Trong những ngày kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có Cụ Hồ sáng soi, có Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công. Để khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những vần thơ rất mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình :

Ở đâu đau đớn giống nòi
...
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà.

Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà tính dân tộc. Điểm đáng chú ý trước hết là Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp chia tay lịch sử này, người ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời đấu tranh gian khổ trước Cách mạng, sau đó người ra đi nối tiếp nhớ lại kỉ niệm thời chín năm kháng chiến.

Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp thuyên chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư:

Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già;

Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động giao thông mở đường

Về ngôn ngữ thơ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ rất giàu hình ảnh cụ thể:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày;
Nắng trưa rực rỡ sao tràng;…

và cũng là thứ ngôn ngữ rất giàu nhạc điệu:

Chày đêm nện cối đều đều suối xa;
Đêm đêm rầm rập như là đất rung;…

Đặc biệt, thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian:

Mình về, mình có nhớ ta;
Mình về, có nhớ chiến khu;
Nhớ sao lớp học i tờ;
Nhớ sao ngày tháng cơ quan;
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều,…

Tất cả tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.

Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhớ tâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.

9 tháng 4 2020

     Nhằm lan tỏa những câu chuyện, hình ảnh đẹp về phòng chống dịch Covid-19, Hội đồng Đội T.Ư cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình viết chữ đẹp với thông điệp: “Nét chữ từ trái tim” dành cho học sinh .

       Theo đó, khối tiểu học (từ lớp 1 tới lớp 5) sẽ chép lại thật đẹp những bài thơ về quê hương, đất nước, mái trường, về tinh thần "chống giặc" Covid-19… bằng bút máy luyện chữ (các bài thơ do Ban tổ chức lựa chọn).Đối với khối trung học cơ sở, Ban tổ chức sẽ khơi dậy khả năng nghị luận xã hội, biểu cảm của các em thông qua những dòng tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ về tình yêu, niềm tin của thiếu nhi đối với đất nước; ca ngợi những hình ảnh đẹp, lòng biết ơn, sự tri ân với các lực lượng xã hội đang chiến đấu nơi tuyến đầu để bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đem lại bình yên cho xã hội, đảm bảo an toàn để các em sớm trở lại trường.Ban tổ chức chương trình còn khuyến khích các em tham gia cả hai hình thức viết chữ đẹp và viết cảm nhận để rèn luyện, trau dồi kỹ năng viết chữ và trình bày bài sạch sẽ, góp phần giáo dục ý thức quý trọng và giữ gìn vẻ đẹp tiếng nói - chữ viết, bản sắc dân tộc.Chia sẻ về ý nghĩa chương trình, chị Hoàng Tú Anh, Phó chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và phát triển thiếu nhi Việt Nam cho biết: “Thông qua chương trình và những câu chữ bay bổng, chúng tôi hy vọng những cảm xúc, suy nghĩ xuất phát từ tâm của các các em thiếu nhi sẽ là sự tri ân đối với những người chống dịch Covid-19 và góp phần trong công cuộc tuyên truyền, đồng lòng cùng người dân cả nước vượt qua dịch bệnh”.

6 tháng 12 2020

Từ xa xưa, dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp, và nó đã từng xuất hiện thường xuyên trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta Đàthực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,... hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!

(Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa cho động từ trong câu)

10 tháng 1 2018

Dế mèn là 1 nhân vât tưởng tượng của Tô Hoài

10 tháng 1 2018

Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng với bộ truyện Dế Mèn phiêu lưu ký . Nhân vật chính là anh Dế Mèn . Anh Dế Mèn này là một người kiêu căng , tự phụ . Sau cái chết của Dế Choắt , Dế Mèn đã ăn năn hối lỗi và rút ra bài hoc đường đới đầu tiên cho mình

8 tháng 8 2018

"Quê hương" hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương, tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà,... nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.

Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng. Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược.

Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ.... ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng. Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.

Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.

8 tháng 8 2018

bạn vào trang này tham khảo bài văn này nhé :http://giaovienvan.com/thoi-tho-au-cua-moi-em-thuong-gan-lien-voi-nhung-ki-niem-ve-mot-ngoi-nha-mot-goc-pho-mot-manh-vuon-mot-con-song-con-suoi-mot-canh-dong-mot-khu-rung-em-hay-viet-bai-van-mieu-ta-mot-trong-nhung.html