Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để “thiết kế” mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
- Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
- Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
- Đào thể hiện sự thăng tiến.
- Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.
- Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người.
- Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý.
- Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
- Thanh long - ý rồng mây gặp hội.
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn
- Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc.
- Quả trứng gà có hình trái đào tiên - lộc trời.
- Dừa có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu.
- Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
- Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng.
- Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.
Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”. Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo”.
Tùy theo quan niệm của từng vùng, miền, người ta sử dụng những loại quả có ý nghĩa riêng. Ví dụ mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối - thể hiện sự che chở của đất trời cho con người, nhưng người Nam thì lại cho rằng từ chuối - có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó, không ngẩng lên được nên không dùng. Hay người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu” nhưng mâm ngũ quả của người Bắc thì không thể thiếu quả cam với màu vỏ vàng tươi rói. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu “cầu vừa đủ xài sung”), thêm “chân đế” là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Trong khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt và “hoành tráng” là được…
Chưng bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của dân Việt ta. Vì vậy, những người trẻ, cho dù tin hay không tin về ý nghĩa của từng loại quả theo những quan niệm của người dân ở từng địa phương, cũng nên lưu tâm, tránh dùng hay tặng các loại quả mà người ta kiêng kẻo bị nghĩ oan, rằng ta cố tình đem điều xui xẻo đến cho họ.
rưa hè êm ả, gió nam lồng lộng thổi. Tiếng chim sâu ríu rít trong vòm lá ngoài vườn. Theo nhịp võng đều đều kẽo kẹt, em lơ mơ rồi chìm dần vào giấc ngủ êm đềm. Bỗng em nghe thấy tiếng thút thít khe khẽ, văng vẳng đâu đây. Em đưa mắt nhìn quanh tìm kiếm và phát hiện ra cuốn Tiếng Việt 5 đang thổn thức trên mặt bàn học kê ở góc nhà.
Em liền rời khỏi võng, tới bên bàn và nâng cuốn sách lên, dịu dàng hỏi:
- Làm sao mà khóc? Có chuyện gì buồn nói cho chị nghe nào! Chị có thể giúp gì em chăng?
Nước mắt rưng rưng, cuốn sách ngập ngừng kể:
- Em buồn lắm chị ơi! Chị xem này, bìa của em rách hết cả, gáy thì bị gián nhấm lem nhem. Lũ chuột vấy bẩn lên người em ... thật là hôi hám và khó chịu. Em bị rơi xuống gầm tủ đã bao lâu nay mà chị chẳng biết. May mà bà quét dọn và cứu em sáng nay. Nếu không thì ... em đâu có được gặp lại chị ...
Em chợt nhớ ra rằng sau khi thi xong, em vứt mấy cuốn sách lên nóc tủ, trong đó có cuốn Tiếng Việt này. Chắc là do em quá tay nên nó rơi xuống đất. Từ hôm ấy, em không quan tâm đến chuyện đó nữa mà thanh thản hưởng một mùa hè vui vẻ.
Cuốn sách lại tiếp tục than thở:
- Chị hãy nhìn lại em một chút mà xem! Bên ngoài thì xơ xác, bẩn thỉu, bên trong cũng thảm hại không kém. Trang nào cũng quăn góc và bị gạch xóa lung tung. Thật chẳng ra làm sao cả. Em khổ lắm chị ạ ! Nhớ ngày nào, em cùng các bạn về trường chị với bao sung sướng và hi vọng. Chúng em mong sao sẽ giúp ích cho các anh chị trong học tập. Được về với chị Hiền, em vui lắm. Em được chị ấy giữ gìn, nâng niu. Chị Hiền mặc cho em chiếc áo làm bằng tờ họa báo thật đẹp. Em cùng các bạn được dán nhãn cẩn thận và xếp ngay ngắn trên giá sách. Mỗi khi cần đến, chị Hiền nhẹ nhàng lật giở từng trang. Dùng xong, chị lại cất chúng em vào chỗ cũ. Nhờ thế mà sau một năm học, chúng em vẫn sạch đẹp như mới. Cuối năm, chị Hiền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Chúng em rất tự hào về người chủ nhỏ của mình và cùng chia vui với chị ấy. Chị Hiền được nghỉ hè và chúng em cũng được nghỉ ngơi.
Rồi năm học mới lại bắt đầu. Em cùng các bạn về với chị - cô chủ mới. Em đã sát cánh bên chị suốt năm học vừa qua. Chị cũng học giỏi như chị Hiền. Có điều tính chị không ngăn nắp lắm. Chị hay bỏ chúng em vung vãi khắp nơi. Lúc cần lại cuống lên tìm kiếm. Sau khi thi được vài ngày, chị quẳng chúng em lên nóc tủ và em đã rơi xuống gầm tủ tối om.
Chẳng ai để ý đến xó xỉnh ấy nên em đành cam chịu đau khổ. Một mình em chống chọi với lũ gián, lũ chuột. Em những tưởng mình sẽ làm mồi ngon cho lũ mối. Nhưng may sao bà đã nhặt em lên, phủi bụi rồi đặt em lên bàn. Thế mà chị chẳng hay biết tí gì!
Giọng kể của cuốn sách vừa buồn tủi vừa pha chút giận hờn, trách móc.
Trách là đúng lắm. Tất cả là tại em, tại cái tính không cẩn thận của em. Em đã không có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.
Em ân hận thật sự và chân thành nói:
- Chị thật có lỗi. Chị hứa từ nay trở đi sẽ giữ gìn sách vở cẩn thận.
Kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên - Bài tham khảo 2Tôi là một người bạn vô cùng thân thiết của con người, đặc biệt là đối với các bạn học sinh, tôi giúp cho các bạn học sinh học tập tốt hơn và mở rộng được hiểu biết cũng như kích thích trí sáng tạo của các bạn. Có thể nói tôi có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập ấy, các bạn đã đoán ra tôi là ai chưa nào? Đúng vậy, tôi là một cuốn sách trong vô vàn những cuốn sách phục vụ cho mục đích học tập của các bạn học sinh. Tôi đã từng hào về vai trò cũng như vị trí của mình, nhưng giờ đây tôi vô cùng buồn bã và thất vọng vì tôi không còn được sử dụng đến, bởi tôi chỉ là một cuốn sách bị bỏ quên.
Tôi vốn là một cuốn sách giáo khoa ngữ văn lớp chín tập một, chúng tôi được con người sản xuất hàng loạt để phục vụ cho mục đích học tập của các bạn học sinh trung học. Chúng tôi được những nhà giáo dục ghi chép vào đó rất nhiều những kiến thức bổ ích và quan trọng đối với việc học của các bạn học sinh, đó không chỉ là những văn bản hay mà đó còn là những bài tập làm văn, những tiết tiếng việt đầy lí thú. Chúng tôi đều vô cùng tự hào vì diện mạo và cả nội dung của mình, bởi chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ mang đến rất nhiều những kiến thức quan trọng có thể giúp các bạn học sinh cuối cấp thi lên cấp trung học phổ thông một cách thuận lợi và suôn sẻ.
Chúng tôi được sản xuất tỉ mỉ, chau chuốt qua từng công đoạn, diện mạo khi chúng tôi được hoàn thành khiến tôi vô cùng vừa ý. Thời khắc mà chúng tôi mong mỏi nhất đó chính là khi chúng tôi được các bạn học sinh mua về, được sử dụng và phát huy những vai trò mà chúng tôi tự hào nhất về mình. Không phụ lòng mong mỏi của tôi, bày lên giá sách chưa lâu thì tôi được mua về và trở thành một người bạn thân thiết của một bạn học sinh dễ thương.
Tôi cùng bạn nhỏ đi học, cùng bạn làm bài tập và cùng bạn học sinh trải qua rất nhiều những tiết học ngữ văn đầy say mê, lí thú. Bạn học sinh cũng rất chăm chỉ và thông minh, không những vậy, bạn còn là một người biết giữ gìn và cẩn thận. Tôi được bạn đối xử rất nhẹ nhàng, vì vậy mà dù đến cuối học kì một thì tôi vẫn còn mới nguyên. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì nỗi buồn lại tới. Kết thúc học kì một cũng có nghĩa tôi sẽ không thể tiếp tục theo bạn học sinh đến trường, không được ngày ngày kề cận mà tôi trở nên cô đơn, lẻ loi khi bị cất lên giá sách cao.
Đó chính là khoảng thời gian tôi buồn bã và cô độc nhất, ngày ngày tôi chỉ nằm nguyên một vị trí, bên cạnh là những người bạn hoàn toàn xa lạ, chúng tôi không có tiếng nói chung nên không thể có những đối thoại thân thiết. Tôi chỉ biết nằm đấy mà suy nghĩ về những kỉ niệm tươi đẹp đã qua.Tôi cũng rất vui vì đã mang lại cho bạn học sinh nhiều kiến thức, góp phần mang đến một kết quả học tập tốt cho bạn nhưng nỗi buồn bị bỏ quên giờ đây cứ xâm chiếm làm cho tôi cả ngày chìm trong buồn bã, thất vọng.
Trước khi đến tay bạn học sinh, tôi vẫn ôm ấp nhiều mơ mộng, mong muốn đồng hành cùng các bạn học sinh trong những tiết học, bổ trợ cho các bạn về kiến thức. Tôi rất tự hào về mình mà chưa nghĩ đến thờ gian mà chúng tôi sẽ bị lãng quên như thế này. Khi những vai trò và công dụng của tôi không mang lại điều gì cho con người nữa thì dù có giá trị đến mấy thì chúng tôi cũng chỉ là những cuốn sách vô dụng. Đó là điều tồi tệ và khủng khiếp nhất đối với những cuốn sách như chúng tôi, không giá trị, không được coi trọng, tồn tại như một dạng trưng bày đầy xáo rỗng.
Ngày ngày tôi vẫn chứng kiến cô chủ nhỏ của mình chăm chỉ học hành, tôi cũng thấy vui lắm, nhưng buồn một nỗi đó chính là mình không còn giúp ích gì cho cô chủ nhỏ ấy nữa, bên cạnh hỗ trợ cho cô chủ nhỏ giờ đây là một người bạn đồng hành mới, đầy thú vị và chứa đựng nhiều kiến thức bổ ích hơn. Có lẽ tôi sẽ mãi nằm đó nếu như không có ngày ấy, đó là khi tôi được cô chủ nhỏ mang đi quyên góp cho những trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Lúc đầu tôi thoáng buồn và có cảm giác bị bỏ rơi, nhưng cuộc sống mới ở đây khiến cho tôi vô cùng thích thú, bởi tôi có thể mang đến kiến thức cho những bạn nhỏ nghèo không có tiền mua sách, tôi thấy được giá trị đã mất của mình nên tôi vui lắm. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ của con người mà tôi rất tâm đắc:
“Sách cũ người ta đọc thấy mê
Li kì hấp dẫn lệ đầm đề
Hỏi thăm sách cũ xưa của bạn
Cũ bao ngày tháng? Vẫn còn mê?
Đến giờ tôi chợt nhận ra một điều rằng mình sẽ không bao giờ bị lãng quên khi con người còn muốn học hỏi, tìm tòi những điều mới lạ. Cuộc sống và số phận của những cuốn sách chúng tôi cũng có những thăng trầm , nhưng quan trọng nhất là chúng tôi đã làm được gì, mang lại những giá trị gì cho con người hay sao. Bởi vậy tôi sẽ không buồn mà hết mình cống hiến sao cho sự tồn tại của mình trở nên ý nghĩa nhất.
Kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên Ngữ văn 6 - Bài tham khảo 3Xin chào các bạn! tôi là một trong những người bạn của cậu chủ Ben. Tôi chính là cuốn sách “truyện cổ tích”- cuốn sách mà trước kia cậu chủ yêu thích nhất. Thế nhưng giờ đây, cậu chủ không còn cần tới tôi để đi ngủ nữa. Đã lâu rồi nhưng tôi vẫn nằm gọn trong giá sách mà không thể ra ngoài, chỉ có thể chờ cho tới khi nào cậu chủ Ben nhớ ra tôi mà thôi.
Năm nay tôi đã được 3 tuổi rồi đó. Nhớ những ngày đầu tiên khi biết về những gì xảy ra xung quanh mình, tôi cảm thấy mọi thứ thật là tò mò và thích thú. Lúc đó tôi chỉ là một cuốn sách cổ tích nhỏ nằm trên giá nhìn mọi người qua lại. Có lẽ vì tôi ở trong góc cho nên khi các bạn của tôi được đem đi bán hết thì tôi vẫn nằm ở trên giá sách. Cho tới một ngày khi cậu Ben tới bên tôi và đem tôi ra từ góc trong cùng, tôi cảm thấy thật là hạnh phúc. Ngày ngày, nhiệm vụ của tôi đó là kể cho cậu nghe những câu chuyện cổ tích mà tôi biết giúp cho cậu chủ được ngủ ngon và mơ về những giấc mơ đẹp.
Chính bởi vì thế nên những ngày đầu tiên cậu yêu tôi lắm. Thế nhưng gần một năm trở lại đây, cậu không còn đọc truyện trước khi đi ngủ nữa nên tôi cũng không còn được cùng câu nằm trên gối và kể cho cậu nghe những câu chuyện của mình nữa. Giờ đây tôi chỉ có thể nằm ở đây và chờ cậu tới. Quanh tôi cũng là rất nhiều những bạn sách vở đã được cậu chủ dùng qua rồi. Có lẽ chúng tôi sắp được chuyển xuống nhà kho vì chúng tôi đều đã quá giá và không thể ở bên cạnh cậu chủ được nữa. Chúng tôi thường kể cho nhau nghe những câu chuyện về cậu, về tuổi thơ của cậu và những thói quen khi còn nhỏ của cậu. tất cả chúng tôi, ai cũng mong cậu sẽ có thể học thật giỏi và có nhiều những cố gắng hơn nữa. Nhưng dù thế nào chúng tôi ai ai cũng muốn cậu có một lần nhớ tới tất cả chúng tôi- những người đã từng có những khoảng thời gian ở bên cạnh cậu khi cậu còn nhỏ.
Dù thời gian đã qua mau, nhưng những kỉ niệm của tôi cùng cậu chủ vẫn không thể quên được. Nó luôn in đậm trong lòng tôi. Ngày qua ngày, lớp bụi trên người tôi ngày một dày nhưng có lẽ lúc này, cậu chủ cần chính là nhưng bài học của những cuốn sách giáo khoa, những tôi vẫn luôn tin rằng những câu chuyện của tôi sẽ mãi ở trong lòng của cậu chủ bởi đó chính là những câu chuyện đã nuôi dưỡng tâm hồn của cậu chủ.
Kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên - Bài tham khảo 4Tôi vốn là một người bạn rất thân thiết của các bạn học sinh, tôi giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn, để nắm được nội dung bài học trên lớp thì các bạn ấy không thể không thiếu tôi đâu nhé. Nhưng theo thời gian, tôi đã bị cũ, bị nhàu, thậm chí bị rách. Cũng có lẽ vì vậy mà các bạn học sinh không cần đến tôi nữa, tôi bị bỏ quên nơi tận cùng của giá sách. Nói đến đây chắc các bạn cũng đã đoán ra tôi là ai rồi? Đúng vậy, tôi là một quyển sách.
Trước đây, tôi là một cuốn sách Tiếng Việt mới và rất đẹp đẽ. Tôi được bày bán trong một hiệu sách rộng lớn. Như bao ngày khác, tôi đang lim dim nằm trên giá sách thì có một bạn nhỏ giương đôi mắt tròn xoe lên nhìn tôi, dáng vẻ thích thú lắm, sau đó thì thấy một người đàn bà rất xinh đẹp đến bên cô bé, nhấc tôi ra khỏi kệ và mang ra quầy thu ngân thanh toán. Tôi vui và tự hào lắm, vì trong bao nhiêu bạn bè cùng nằm trên giá sách ấy thì chỉ có một mình tôi được lựa chọn. Tôi vô cùng háo hức và phấn khởi, cuối cùng tôi cũng trở nên có ích với bạn nhỏ, mang những kiến thức trong tôi giúp các bạn học sinh học hành được tốt hơn.
Khi mới về nhà, tôi rất được nâng niu, cưng chiều, bạn nhỏ lúc nào cũng giữ tôi được phẳng phiu và để cẩn thận trên giá sách, khi học bài thì bạn cũng cẩn thận mở từng trang như sợ tôi đau. Tôi vui lắm vì cuối cùng tôi cũng thể hiện được giá trị của bản thân, và còn được quý trong, nâng niu như vậy nữa. Cứ như vậy, tôi trở thành một người bạn đồng hành của bạn học sinh nhỏ ấy, hàng ngày tôi cùng đến trường, cùng nghe cô giáo giảng bài và lặng lẽ nằm nhìn các bạn học sinh vui chơi, nô đùa mỗi khi có giờ giải lao. Tuy nhiên, theo thời gian thì tôi dần cũ đi, các mép sách cũng không còn được phẳng phiu như ban đầu mà quăn lại. Từng trang giấy trắng tinh ngày nào giờ cũng lấm tấm những vết bẩn, những vết mực xanh, tím mà bạn nhỏ vô tình làm rơi trên tôi.
Tôi còn nhớ buổi sáng hôm ấy, như bao buổi học khác, tôi ngoan ngoãn nằm trên bàn nghe cô giảng bài thì có tiếng thì thào của một bạn nhỏ ngồi bên cạnh, có lẽ là hỏi chủ nhân của tôi về việc mượn tôi qua bàn bên đó. Nhưng có vẻ cô chủ nhân bé nhỏ của tôi không đồng ý, hai bên bắt đầu xảy ra tranh giành tôi. Bỗng nhiên “xoẹt” một tiếng lớn. Những trang giấy trong tôi bị rách ra làm hai mảnh, thu hút sự chú ý của cả lớp. Cô bé của tôi đã ôm lấy tôi và khóc rất lớn. Tôi đau nhưng cũng cảm động lắm, vì cô bé yêu thương tôi thế có mà, nhưng tôi cũng buồn, vì kể từ nay tôi không còn giúp ích được cho cô bé nữa, cũng không thể hàng ngày cùng đến trường.
Vì sự cố ngày hôm ấy mà tôi bị hư hỏng nghiêm trọng, dù cô bé đã nhờ mẹ dán lại cho tôi những trang giấy nhưng không thể lành lặn như ban đầu nữa. Mẹ cô bé đã mua một quyển sách mới thay thế cho tôi, vì tôi không thể dùng được nữa. Mặc dù vậy nhưng cô bé cũng không chịu vứt tôi đi mà bày tôi trên một góc khuất của giá sách, cuộc sống của tôi từ đó buồn tẻ và lặng lẽ hơn.
nhớ k cho mk nha xin đóa mk rep cho bn tốn thời gian lém !!!
-Em đưa mắt nhìn quanh tìm kiếm và phát hiện ra cuốn Tiếng Việt 5 đang thổn thức trên mặt bàn học kê ở góc nhà.
-Em liền rời khỏi võng, tới bên bàn và nâng cuốn sách lên, dịu dàng hỏi :
' Làm sao mà khóc ? Có chuyện gì buồn nói cho chị nghe nào ! Chị có thể giúp gì em chăng ?'
-Nước mắt rưng rưng, cuốn sách ngập ngừng kể :
' Em buồn lắm chị ơi ! Chị xem này, bìa của em rách hết cả, gáy thì bị gián nhấm lem nhem. Lũ chuột vấy bẩn lên người em ... thật là hôi hám và khó chịu. Em bị rơi xuống gầm tủ đã bao lâu nay mà chị chẳng biết. May mà bà quét dọn và cứu em sáng nay. Nếu không thì ... em đâu có được gặp lại chị ...'
- Em chợt nhớ ra rằng sau khi thi xong, em vứt mấy cuốn sách lên nóc tủ, trong đó có cuốn Tiếng Việt này. Chắc là do em quá tay nên nó rơi xuống đất. Từ hôm ấy, em không quan tâm đến chuyện đó nữa mà thanh thản hưởng một mùa hè vui vẻ.
-Cuốn sách lại tiếp tục than thở :
''Chị hãy nhìn lại em một chút mà xem ! Bên ngoài thì xơ xác, bẩn thỉu, bên trong cũng thảm hại không kém. Trang nào cũng quăn góc và bị gạch xóa lung tung. Thật chẳng ra làm sao cả. Em khổ lắm chị ạ ! Nhớ ngày nào, em cùng các bạn về trường chị với bao sung sướng và hi vọng. Chúng em mong sao sẽ giúp ích cho các anh chị trong học tập. Được về với chị Hiền, em vui lắm. Em được chị ấy giữ gìn, nâng niu. Chị Hiền mặc cho em chiếc áo làm bằng tờ họa báo thật đẹp. Em cùng các bạn được dán nhãn cẩn thận và xếp ngay ngắn trên giá sách. Mỗi khi cần đến, chị Hiền nhẹ nhàng lật giở từng trang. Dùng xong, chị lại cất chúng em vào chỗ cũ. Nhờ thế mà sau một năm học, chúng em vẫn sạch đẹp như mới. Cuối năm, chị Hiền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Chúng em rất tự hào về người chủ nhỏ của mình và cùng chia vui với chị ấy. Chị Hiền được nghỉ hè và chúng em cũng được nghỉ ngơi.''
“MEO MEO”…!Ồ! TÔI NHÌN THẤY…
“CÓ HAI CON MÈO NGỒI BÊN CỬA SỔ”
Thật ra thì tôi là con người rất “dị ứng” với sách nhất là những quyển sách văn học dày đặc. Tôi chỉ thích đọc những quyển truyện tranh màu, nhiều hình vẽ, chữ càng to tôi càng thích! Tôi 14 tuổi rồi nhưng sở thích trẻ con thế đấy!.
Tôi chẳng cần biết là quyển sách đó hay hoặc dở nhưng nhìn tựa truyện, bìa sách nếu bắt mắt là tôi đọc thôi. Cách chọn truyện của tôi đấy, ngớ ngẩn nhỉ…? Giống như mua sách về để ngắm cho vui ấy…!
Và thế đấy, quyển sách “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ” của Nguyễn Nhật Ánh dày cộm đó là đối với tôi. Quyển sách thu hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên với bìa màu xanh lá nhẹ nhàng có một con mèo to tướng nằm dài, trên lưng có một con chuột nhỏ xíu.
Tôi đọc quyển này 10 lần rồi! Chuyện kể về một con mèo si tình ngày đêm làm thơ “cưa” một con mèo cái. Và một người bạn của nó là…một con chuột! Thật là ngộ nhỉ? Mèo là bạn chuột!
Con Mèo Gấu của công chúa Dây Leo- một con mèo lười bắt chuột, ăn nhiều và mập ú sắp bị nhà vua Sang Năm biến thành kẻ “lang thang đường phố”. Nó sẽ phải chia tay nàng mèo tam thể mà nó đặt tên là Áo Hoa giống như những chàng trai gọi người yêu là Bé Bỏng hay Hòn sỏi buồn của Anh…Một điều thú vị mà tôi rất khoái ở con mèo này là khả năng thi sĩ của nó. Này nhé, một bài thơ khiến tôi nổi da gà:
“Bé yêu đã ngủ chưa?
Anh yêu yêu cũng mới vừa ngủ xong
Nến yêu yêu chảy trong phòng
Tình yêu yêu chảy trong lòng yêu yêu”
(Bài thơ đã được tác giả phiên dịch từ tiếng mèo)
Và con Mèo Gấu là một con mèo có thể nói là nhân từ. Chẳng những không bắt chuột mà nó lại trở thành người bạn của chú Tí sau lần mũi lòng trước sự nài nỉ đáng thương của chú khi bị con mèo ú na ú nần “dẫm đuôi”. Tình bạn giữa hai loài từng là kẻ thù của nhau được thể hiện vô cùng chân thành và sâu sắc khiến tôi cảm thấy khâm phục và cảm động vô cùng. Con Mèo Gấu giúp Tí Hon –tên của chú chuột làm thơ tặng bạn gái Tí Hon – Út Hoa và giúp cả đàn chuột thoát khỏi sư độc ác của đồng loại – một con Chuột Cống. Ngược lại Tí Hon lại giúp Mèo Gấu vẽ tranh Áo Hoa và đăng tin tìm nàng khi mỗi lần nàng đột ngột ra đi để lại chàng Mèo Gấu bơ vơ.
Ngày đêm trông ngóng sự trở lại của Áo Hoa chàng Mèo Gấu buồn bã, chỉ biết đợi và… đợi. Cuối cùng thì sao Mèo Gấu nhìn thấy nàng mèo nhưng…nhưng…lại có thêm một chàng mèo điển trai khác bên cạnh. Mèo Gấu vẫn làm thơ nhưng với trái tim tan vỡ và vô cùng nhức nhối:
‘Tình yêu có gì”?
Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ
Một con ngôi yên một con đổi chỗ.”
Thật sự mà nói tôi hơn hụt hẫng với cái kết thúc như thế này. Nhưng phải thừa nhận rằng chính tình yêu đẹp đẽ của Mèo Gấu đã điều chỉnh hành vi của nó theo cách không ai có thể ngờ được.
Đọc câu chuyện này tôi có cơ hội nhìn lại bản thân tôi, nhìn lại cách đối xử của tôi với mọi người xung quanh. Có lẽ tôi chưa thật sự đối đãi tốt với bạn bè, chưa thật sự yêu thương mọi người, chưa thật sự hi sinh cho người khác huống chi là đối với kẻ tôi ghét. Chú Mèo Gấu đã cho tôi thấy sự chân thành trong tình cảm, chú dạy cho tôi luôn biết thông cảm, giúp đỡ và chia sẽ ngay cả với đối thủ không đội trời chung.
Đây là quyển sách mà tôi yêu thích nhất từ trước đến giờ mặc dù đây là một quyển sách dày cộm nhưng ẩn chứa biết bao điều ý nghĩa, đặc biệt, đậm đà sắc màu của cuộc sống đáng để tôi viết ra một tờ giấy trắng rồi nuốt chửng vào tim, vào tâm trí. Ngấu nghiến!
Nói nhỏ nhé:” Quyển sách này thật là kì diệu. Tôi bắt đầu thích và hứng thú với những quyển sách nhiều chữ dày đặc rồi đấy!”
Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.
Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với những điều được kể. Lạc Long Quân được giới thiệu là một vị thần “thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ”. Thần hay ở dưới nước, “thỉnh thoảng lên sống trên cạn”, có sức khỏe vô địch và nhiều phép lạ. Lạc Long Quân đã giúp nhân dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những con cá, con cáo, những cây sống lâu năm biến thành yêu quái làm hại đến cuộc sống, tính mạng của dân lành. Vị thần ấy còn dạy nhân dân ta “cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Sau đó, Lạc Long Quân thường về thủy cung, “khi nào có việc cần, thần mới hiện lên”.
Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình. Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí. Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc
"Nhân vật Thạch Sanh là một người vô cùng tốt bụng ,nhân hậu,thật thà dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa.Thạch Sanh luôn nhận mọi việc khó khăn như diệt chăn tinh cứu dân lành,Lý Thông lấp đá hang,đổ oan cho Thạch Sanh.Dẹp được 12 chư hầu bằng tiếng đàn,và lấy chí thông minh để giúp nhân dân lấy lại hòa bình.Trước sự độc ác của Lý Thông nhưng chàng vẫn thể hiện lòng khoan dung của mình.Thạch Sanh là biểu tượng cho sự hòa bình.
Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình,chán ghét chiến tranh."^^
~STYDY GOOD~
Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.
“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình. Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nỗi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.
“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc. Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng. Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.
“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu cách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.
Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.
Nguồn : gg
Vậy bạn cho mình hỏi là bạn nhờ các bạn khác trên này làm rồi bạn chép lại ? vậy là chép gì hả bạn ?
Tham khảo
Men theo dòng chảy lịch sử, "Thăng Long Kinh Kỳ- Kẻ Chợ" đã phác họa bức tranh sống động về văn hóa, phong tục, lịch sử, con người của Hà Nội xưa trong những biến thiên của thời cuộc.
Nằm trong các hoạt động chào mừng Ngày Sách Việt Nam 21/4, Nhà Xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt ấn phẩm Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ do hai tác giả Nguyễn Quốc Tín và Nguyễn Huy Thắng biên soạn.
Đây là tựa sách mới nhất trong Tủ sách kiến thức di sản của NXB Kim Đồng về Hà Nội, gồm 300 trang, chia thành hai cuốn Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ (Thời Lê - Trịnh) và Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ (thời Tây Sơn và nhà Nguyễn). Tác phẩm phác họa bức tranh sống động về văn hóa, phong tục, lịch sử, con người của Hà Nội xưa, trong hai giai đoạn ấn tượng này.
Thời Lê Trung Hưng là thời kỳ đặc biệt khi đất nước vừa có vua, vừa có chúa. Không chỉ là trung tâm chính trị và văn hóa, Thăng Long còn là trung tâm kinh tế của đất nước, nơi tập trung 30 ngành sản xuất thủ công và là đầu mối thương nghiệp của cả nước, giao thương với các nước phương Tây lớn như Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... nên được gọi là Kẻ Chợ hoặc Thăng Long - Kẻ Chợ.
Đến thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, Thăng Long mang diện mạo mới với tên mới là Hà Nội nhưng vẫn gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống trước đây.
Trong ấn phẩm này, các tác giả không chỉ biên soạn, tổng hợp nội dung từ các nguồn tư liệu về Thăng Long - Hà Nội xưa, mà vận dụng nhiều điểm nhìn để soi chiếu vùng đất này. Hai tác giả sử dụng lối viết ngắn gọn, ưu tiên đặc tả các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử gắn với Thăng Long - Hà Nội giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, kèm theo những bình luận hóm hỉnh, qua đó phục dựng bức tranh Hà Nội xưa sống động, dễ hiểu.
Ngoài các bài ngắn về con người, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật..., Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ còn có phần niên biểu tóm lược các mốc thời gian quan trọng, gắn với các sự kiện nổi bật của Thăng Long - Hà Nội để bạn đọc tiện theo dõi và tra cứu.
Nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa Hà Nội Nguyễn Trương Quý tại buổi ra mắt sách.
Chia sẻ tại buổi ra mắt sách, nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa Hà Nội Nguyễn Trương Quý cho biết anh đánh giá cao 2 cuốn sách mỏng này ở góc nhìn rất cởi mở về lịch sử, viết về những nhân vật lịch sử không đơn giản, một chiều mà phản ánh thú vị, sinh động, có những mặt sáng, mặt tối.
Ví dụ như các chúa Trịnh trong cuốn sách này được phác họa tuy chuyên quyền với các vua Lê, tàn bạo với những người khác ý họ nhưng mặt khác họ cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách mở cửa đón các thương nhân nước ngoài, mở các thương điếm ở Hà Nội…
"Cuốn sách bắt đầu thoát ly dần khỏi cách diễn đạt sử thi theo hướng diễm lệ hóa lịch sử như trước đây mà bắt đầu đi theo hướng viết sử gần với những khảo sát nhân học, gần với con người, hành trạng, số phận. Lịch sử được làm nên từ những mảnh nhỏ như thế chứ không phải chỉ có những đại tự sự, những cảm hứng sử thi trùm lớp cuồn cuộn", nhà văn Trương Quý nói.