K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2019

THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

Việt Nam - một đất nước có khí hậu nhiệt đới, rất thuận tiện cho sự phát triển của các loại cây ăn quả. Cũng chính vì có nhiều loại cây nên chúng thường tranh cãi rất quyết liệt để dành vị trí cao nhất trong sự quan tâm của con người. Để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng, tại một thành phố nhỏ của Vương quốc Việt Nam đã tổ chức một hội chợ hoa quả mà trong đó có cuộc thi mang tên là "Sắc đẹp thiên nhiên". Tham gia vào hội thi có tôi là Chuối, chị Vải, cô Mít, chú Sầu Riêng, dì Măng Cụt, cậu Cam và nhiều loại khác nữa. Đồng hành cùng hội chợ hoa quả có sự góp măt của 3 vị giám khảo là Bác Nông Thôn, bà Thành Phố và ông Tiêu Dùng. Trong khuôn viên diễn ra cuộc thi hết sức gây cấn, nóng hổi.

- Để cho chương trình diễn ra liên tục, xin mời anh Chuối lên trình bày về bản thân.-Một MC giới thiệu.

Khi bắt đầu cuộc thi tâm trạng tôi rất lo lắng và hồi hộp nhưng khi dược xướng tên tôi lại thấy niềm tự hào trong tôi dâng lên. Tôi bước lên sân khấu và dõng dạc nói:

- Xin chào tất cả mọi người, tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Ngự, họ Chuối. Họ hàng nhà tôi rấ nhiều như anh Chuối Sứ, chị Chuối Cau, bạn Chuối Tây, cô Chuối Hột, chú Chuối Tiêu và nhiều người họ Chuối nữa. Không biết họ nhà Chuối chúng tôi ra đời từ khi nào, nhưng chỉ biết chúng tôi là thành quả từ sự lai tạo chuối rừng của loài người.

- Bạn đã kể cho chúng tôi nghe về họ hàng và nguồn gốc nhà bạn thì bây giờ tôi và mọi người muốn nghe về đặc điểm cấu tạo của bạn được không? -Bác Nông Thôn ngắt lời tôi.

- Vâng, thưa quý vị nhìn bề ngoài tôi thế này thôi nhưng bên trong cấu tạo rất phức tạp. Chuối thì có nhiều loại nhưng mang vẻ bề ngoài khá giống nhau. Gốc (rễ chuối) thuộc loại củ, nằm sâu dưới mặt đất ở độ sâu nửa mét. Thân chuối gồm những bẹ mọng nước hình vòng cung, màu trắng xanh, xếp khít vào nhau thành hình trụ cột, tròn, trơn bóng. Nếu cắt mặt ngang, sẽ thấy vô số ô nhỏ như hình tổ ong, rỗng và xốp. Lớp bẹ ngoài cùng do tác động của nắng gió nên ngả sang màu nâu, mềm giai như chiếc áo bảo vệ thân chuối. Lá chuối tập trung phần lớn ở ngọn cây. Tàu lá chuối dài từ 1.5 đến 2 mét. Mặt lá tròn có màu xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt theo độ tuổi. Ở giữa lá là gân chính, 2 bên là chi chít những đường gân nhỏ song song, đều tăm tắp. Những tàu lá vươn ra tứ phía như những cánh tay. Lá chuối non mới nhú có màu cốm, nõn nà, vươn thẳng như cánh buồm. Sau 2-3 tháng, cây chuối trưởng thành sẽ trổ hoa. Bắp chuối hình thoi với nhiều lớp áo màu đỏ tía, mỗi lớp ôm ấp những đài hoa bé nhỏ như ngón tay mà sau này sẽ phát triển thành những nải chuối. Một buồng chuối có hơn 10 nải nặng trĩu nên cây phải oằn mình đỡ lấy. Khi những nải chuối lớn dần, người ta sẽ chặt bỏ đi phần bắp chuối. Còn phần cuối cùng là trái chuối.Trái chuối có hình thon dài với nhiều dạng khác nhau tùy theo loại chuối. Chuối còn sống có màu xanh, khi chín sẽ ngả sang màu vàng. Mỗi quả chuối vó cách sinh trưởng và tâm hồn riêng.Khi chín mới dễ bóc.

- Woa!Thật tuyệt vời! Nhìn bạn đơn sơ thế này nhưng cấu tạo khá phức tạp đấy nhỉ? Vậy còn đặc điểm và cách sinh trưởng của nó thì như thế nào nhỉ?-Bà Thành phố tỏ lời khen ngợi

.Khi nghe những lời khen ngợi, tâm trạng tôi cảm thấy rất vui, giúp tôi tự tin nói tiếp: - Cảm ơn lời khen của bà Thành Phố, và thưa Bà họ nhà Chuối chúng tôi rất dễ sống. Nói thật chứ không phải tự đề cao mình chứ cây Chuối chúng tôi rất dễ dàng thích nghi với mọi loại đất. Chúng tôi thích sống ở khí hậu nhiệt đới như ở đất nước Việt Nam này, ưa nước, nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Nhân giống lúa bằng cách để cây mẹ đẻ cây con rồi đào cây con. Từ khi trồng đến khoảng 3 -> 4 tháng thì cây bắt đầu sinh ra buồng chuối. Khi thu hoạch người ta lại chặt thân cây để những cây con có thể phát triển. Việc chăm sóc không cần quá kĩ lưỡng nhưng họ hàng nhà chuối chúng tôi vẫn có thể phát triển quanh năm. Khi tôi nói đến đây thì ông Tiêu Dùng ngắt lời tôi: - Ngay từ khi bạn giới thiệu thì tôi nghe bạn nói có rất nhiều bà con, họ hàng, bây giờ bạn hãy kể chi tiết cho chúng tôi nghe được không? - Vâng! Họ nhà Chuối chúng tôi nhiều không kể xiết. Nhưng một số loại chuối đặc biệt như là: Chuối Sứ dài khoảng 10cm, to tròn, khi chín màu vàng tươi; Chuối Tây già to lớn, nải màu xanh nhạt, trái dài khoảng 20cm, với người phương Tây đây là thực phẩm cao cấp; Chuối Cau có quả nhỏ, khi chín vỏ mỏng, vàng tươi; Chuối Hột trái to, có ba cạnh nổi rõ, ruột chi chít nhưng hột đen như hạt tiêu; còn tôi là Chuối Ngự, quả to, thịt chắc, dẻo và thơm; và còn rất nhiều loại nữa ạ!

- Chắc nhiều loại chuối thế này thì công dụng của nó cũng rất nhiều nhỉ? -Người MC lên tiếng.

- Nói đến công dụng và lợi ích của họ nhà Chuối thì nhiều vô kể thưa quý vị! Để có được vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống con người Việt Nam, chuối đã " cống hiến '' cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò hay gia súc rất tốt. Còn lá cây thì giúp cho con người trong các việc như là để gói xôi, gói bánh rất tiện lợi và dễ kiếm. Lá chuối khô có thể làm chất đốt, để gói bánh gai hoặc ở nông thôn ta còn thấy lá chuối khô có thể quấn làm nút chai rượu. Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm rau. Món nộm hoa chuối được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì chủ yếu chuối thường chứa rất nhiều vitamin, rất tốt cho làn da mịn màng. Chuối xanh được nấu với các loài ốc, lươn,... để khử mùi tanh.Thái ghém ăn với thịt luộc, bê thui, bò nhúng giấm,...Chuối hột dùng để ngâm rượu. Và chủ yếu chuối chín thường dùng để ăn vì nó rất ngon. Người ta còn dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính. Chính vì vậy, Chuối là một loại cây khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn eo hẹp. Ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải chuối đó đều rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hóa của người Việt, chuối cũng như Bưởi hay Hồng, nó cũng là một trong phần trong mâm ngũ quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp Lễ Tết. Trong tâm thức mỗi con người, hẳn là cây chuối tôi là loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê. Sau khi Chuối Ngự kết thúc phần dự thi, thì các loại hoa quả khác như chị Vải, cô Mít hay dì Măng Cụt và nhiều loại khác nữa tiếp tục chương trình bằng bài dự thi của mình. Còn trong cánh gà, anh Chuối Ngự được cánh nhà báo bao vây để chụp hình và đăng lên mạng. Thời gian cứ thế trôi đi, hội thi cũng đến lúc bế mạc. Ông tiêu dùng đại diện cho toàn thể thần dân của Vương quốc Việt Nam lên phát biểu:

-Thay mặt ban tổ chức, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã đến dự buổi lễ ngày hôm nay. Các loại cây ăn quả tham gia hội chợ này đều xứng đáng để nhận giải cao nhất, nhưng chúng tôi phải tìm người xứng đáng hơn cả, đó chính là đại diện của họ nhà Chuối - anh Chuối Ngự. Sở dĩ chúng tôi trao giải cho anh ấy vì Chuối đã gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cầm kỉ niệm chương của cuộc thi trên tay mà lòng tôi vô cùng tự hào về dòng họ Chuối của mình. Khi nhận giải xong, cánh nhà báo và fan hâm mộ vây quanh để chụp hình tôi và hỏi tôi biết bao nhiêu câu hỏi như: '' Khi nhận giải anh cảm thấy thế nào?'' hay " Cảm xúc của anh bây giờ như thế nào? ''.

Tôi nói với tất cả mọi người rằng:

-Tôi là Chuối Ngự, được họ nhà Chuối bầu làm đại diện tham dự hội thi ''Sắc đẹp thiên nhiên '' và dành được giải cao. Tôi cảm thấy đó là một niềm tự hào. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thiên nhiên đất mẹ, người nông dân Việt Nam đã tạo ra chúng tôi ngày hôm nay. Mong rằng cây chuôí chúng tôi sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người

6 tháng 10 2016

 

Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng... 
 
Hồi năm bảy tuổi cho đến khi đủ mười tám tuổi để nhập ngũ, dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ. 
 
Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi. 
 
Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần…. 
 
Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn… 
 
Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
22 tháng 10 2016

Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.

Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.

Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.

Bạn tham khảo nha!

8 tháng 9 2016
Nhân dân - Ở ngoại thành Nam Định, và dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất, vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam). Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức.
Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Định, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, lại được dân quý trọng, trồng lên loại sản vật quý giá dâng vua: chuối ngự.
Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ, "ăn" sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp.
Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví như "búp tay cô gái" kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.
Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, mầu vàng sáng rực chợ. Cái mầu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng: "Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Mầu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh mầu".
Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.
Làng Đại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương.
 
 
2 tháng 10 2021

Tham khảo nhé:

Đối với mỗi người dân VN thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

+)yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

23 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Suốt quãng đời thời học sinh, những đồ dùng  học tập như sách, vở, bút... luôn là những người bạn đồng hành không thể thiếu. Trong đó, cây bút bi là người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Ngày xưa, con người thường sử dụng bút lông ngỗng, lông chim để viết nhưng sau đó thì bút máy ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo quản bút máy rất bất tiện nên một phóng viên người Hungary đã phát minh ra cây bút bi. Bút bi đang bày bán trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Tuy thế nhưng đa số có cấu tạo chung giống nhau. Vỏ bút được làm bằng nhựa, hình dáng thon dài còn ruột bút thì gồm đầu bút bi và mực đựng đầy trong ống nhỏ. Đầu bấm cũng rất quan trọng, nó giúp ta dễ dàng bấm mở mỗi khi sử dụng. Bút bi là một dụng cụ quan trọng và cũng là người bạn thân thiết của chúng ta vì nhờ có bút mà có những bài văn, thơ hay, những bức tranh đẹp. Bút bi là một trong những đồ dùng có ích cho mỗi người học sinh nên ta phải giữ gìn thật kĩ, không nên vứt hay làm rơi vì bút dễ vỡ.

7 tháng 9 2022

có biện pháp nào trong bài này vậy ạ

 

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nhân hóa: in đậm.

Xin chào mọi người ! Tôi là chú kiến đen có ngoại hình nhỏ con . Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về tôi và các anh em khác trong dòng họ . Tôi là Kiến Gió.  Tôi là một côn trùng thuộc bộ Cánh màng . Tôi có kích thước thay đổi từ 0,75 đến 52 milimét  .Tôi có một cái đầu nhỏ và những chiếc chân bé lúc nào cũng nhanh nhẹn .  Dòng họ tôi cũng có ngoại hình như tôi . Hàng ngày , tôi và các anh em trong nhà thường đi tha mồi về tổ . Chúng tôi luôn đoàn kết để đem những thức ăn về dự trữ mùa đông . Ngoài loài Kiến Gió ra , tôi còn có hơn 100 triệu loài kiến trên khắp thế giới . Tuy chưa được gặp các anh em nhưng lòng tôi luôn vui khi họ thường xuất hiện trên các trang mạng của loài người . Loài kiến chúng tôi rất có ích cho hệ sinh thái . Chúng tôi đóng góp khoảng 15 – 20% hoặc trung bình là 25% nếu ở vùng nhiệt đới . Các bạn thấy không ? Tôi và các anh em rất hữu ích cho loài người và hệ sinh thái phải không nào ?