Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tả chiệc nón ak
mik mở bài cho nha
con người ta nắng mưa phải có thứ che đầu nào là mũ, ô , áo mưa . Những thứ đó ta thấy nó như 1 người bạn thân cùng chúng ta đi hết những quãng đường đầy mưa nắng và gió . Tuy nhiên trong đó đâu có thể nào bỏ qua chiếc nón của người nông dân, chiệc nón được đan bằng cọ mà tôi thích chiếc nón mà hàng ngày mẹ tôi vẫn ra dồng cứ nhấp nhô trên bờ ruộng xanh mướt
hình chiếc nón trụ vào từ thấp lên cao có 1 đỉnh nhọn ................
hình như trên kia là kết bài đó
Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau, có dây đeo làm bằng vải để giữ trên cổ. Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù. Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà người xa quê hương lâu rồi vẫn luôn mong nhớ có ngày gặp lại. Chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 - 3000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.
Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trên đường xa nắng gắt hay trong những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Ngoài Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ ***g bên trong lớp lá. Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời.
Thơ sẽ hiện ra bên trong nón…
Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Các cô nữ sinh đi học đều có chiếc nón lá theo kèm. Nó có rất nhiều công dụng đối với các cô gái ấy. Nón che nắng, che mưa. Nón che ngực, che thân những khi thẹn thùng bởi ánh mắt của các chàng trai. Rồi có lúc nón cũng dùng để đựng me, đựng mận khi các cô đi chơi vườn cây. Nón cũng được phe phẩy đem gió mát đến cho các gương mặt đang ửng hồng vì nóng.
Cùng với chiếc áo dài, nón lá là vật dụng gắn bó mật thiết với người phụ nữ Việt Nam. Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội hoạ cho đến điện ảnh, chiếc nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ. Nón lá có ở 3 miền nhưng với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế.
Thiếu nữ Huế
Nghề nón ở Huế xuất hiện tự bao giờ, ai là tổ của nghề này... những câu hỏi ấy ngay cả các bậc cao tuổi nhất trong nghề ở Huế hiện nay cũng đều không biết. Nhưng có một điều có thể khẳng định là nghề nón ở Huế có từ rất lâu rồi, bằng chứng là chiếc nón Huế đã đi vào ca dao, tục ngữ của xứ này. Nhiều người dân Huế đã thuộc nằm lòng những câu thơ phổ biến:
“Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Hay:
“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ
Che đầu thôn nữ lúc mưa sa”
Nghề nón ở Huế có nhiều điều thật lạ, không có ông tổ nghề nhưng người làm nghề có ở khắp nơi; Huế cũng có những làng nghề nón nổi tiếng như làng Đồng Di - Tây Hồ - La Ỷ - Nam Phổ (huyện Phú Vang) - Phủ Cam - Đốc Sơ (thành phố Huế). Mỗi làng lại chuyên về một loại nón. Làm nón 3 lớp đẹp thì có La Ỷ, Nam Phổ, Đốc Sơ; làm nón bài thơ nổi tiếng thì có Đồng Di - Tây Hồ - Phủ Cam. Trong cấu tạo hình dáng và độ thanh mảnh thì nón Huế có những điểm khác biệt so với nón ở các vùng miền khác. Cho nên, dẫu đều là nón lá nhưng với những đặc điểm riêng của mình, dù đặt ở đâu nón Huế cũng được nhận ra ngay:
“Áo trắng hỡi thửa tìm em chẳng thấy
Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”
Áo dài và nón Huế
So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc hoạ nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ rất lâu rồi, khi nghe nhắc đến nón bài thơ, người ta liền nghĩ ngay đến Huế. Trong chiếc nón bài thơ có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá. Chiếc nón bài thơ thanh mảnh, cầm trên tay nhẹ tênh, từ đường kim, cho đến vành nón tất cả đều thanh tao, nhỏ mà sắc nét. Nếu chỉ như vậy thì nón bài thơ cũng chưa có gì đặc biệt, làm sao để thổi được cái hồn Huế vào trong chiếc nón, vật dụng hàng ngày của người phụ nữ Huế. Và những vần thơ đề trên nón là một cách sáng tạo của người thợ làm nón ở Huế. Những câu thơ không phải đề bằng mực mà được cắt từ giấy, khéo léo ẩn dấu giữa hai lớp lá xanh, phải đưa nón lên dưới ánh mặt trời mới đọc được. Tâm tình của người Huế luôn kín đáo như vậy đấy. Có tình thôi chưa đủ mà phải có sự kiên trì, thử thách mới giải đáp được tâm hồn người con gái Huế. Và đó chính là điều bí mật của nón bài thơ xứ Huế. Dù chỉ là một chiếc nón bài thơ bé nhỏ nhưng người Huế cũng gửi vào đó một triết lý, một quan niệm sống sâu sắc.
Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay chiều mát, chiếc nón như là vật bất ly thân. Cuộc sống khép kín cùng những ảnh hưởng của lối sống cung đình kín đáo, chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu khuôn mặt mình cùng những biểu hiện tình cảm một cách lịch sự với người lạ. Và trong sự khéo léo của chủ nhân, chiếc nón đã trở thành vật làm duyên hết sức kín đáo mà cũng đầy ý nhị, đến nỗi nhà thơ Trần Quang Long phải bồi hồi thốt lên: “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón”.
Khung cảnh Huế mộng mơ, những con đường im mát, những cô gái Huế trong tà áo dài tha thướt đội nón bài thơ đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp tượng trưng của Huế. Hình ảnh ấy đã tác động đến đời sống nghệ thuật của mảnh đất này. Chiếc nón lá không chỉ xuất hiện trong thơ ca, nhạc, mà còn trong cả hội hoạ. Với vài nét phác hoạ hình chiếc dải nón hay dáng hình chóp màu trắng xa mờ, vành nón nghiêng nghiêng là người xem đều hiểu ấy là hình tượng người con gái, ấy là nón Huế. Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu – Phó chủ tịch Hội LHVHNT - Thừa Thiên-Huế cho biết: “Lịch sử nón việt Nam qua nhiều giai đoạn, có những biến thiên, từ nón hình tròn (nón miền Bắc xưa), nón tròn dẹt (nón quai thao) đến nón hình chóp (nón Huế). Về mặt tạo hình, hình chóp tạo khối vững vàng trong không gian, nâng hiệu quả thẩm mỹ lên cao, nón có chiều sâu nên vừa che được nắng nhiều hơn, lại vừa tạo sự gọn gàng, duyên dáng”.
Tình riêng xứ Huế
Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống nghệ thuật, nón Huế đã có một sức sống mạnh mẽ, tạo những trường liên tưởng phong phú. Sự thăng hoa ấy của nón Huế được xuất phát từ một yếu tố cơ bản đó là sự gắn bó với cuộc sống. Chiếc nón có mặt khắp nơi trong đời sống, từ cung cấm cho đến chốn thôn quê, từ trường học, đường phố đến ruộng đồng; thời hiện đại bây giờ nón lá còn được xuất ngoại, có mặt ở bầu trời Âu, Mỹ, có trên các sàn diễn lớn của những cuộc thi sắc đẹp tầm quốc tế có người Việt Nam tham dự. Dù xuất hiện ở khoảng không gian nào, chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng, gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó.
Chúng tôi về làng Đồng Di (Thôn Di Đông – xã Phú Hồ - huyện Phú Vang) là làng làm nón bài thơ nổi tiếng từ xưa đến nay của Huế. Những người thợ nón chân quê, chất phác này chính là những người đã góp phần gìn giữ hồn Huế xưa trong từng đường kim, màu lá. Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng đẹp nhờ màu lá xanh, mũi kim chằm dày mà đều tăm tắp, chiếc nón nhẹ thênh, sáng trong, thấy rõ những vần thơ, những hoạ tiết ẩn chìm trong nón. Đồng Di bây giờ vẫn còn rất nhiều hộ làm nón – có đến 80% số hộ trong làng làm nghề, không như các làng nón La Ỷ, Nam Phổ, Phủ Cam... đang báo động bởi số hộ làm nón chuyển sang làm nghề khác ngày càng nhiều. Về Đồng Di tìm hiểu, được biết có rất nhiều nhà theo nghề nón đã mấy đời. Vào mùa thì người lớn ra đồng làm lúa, trẻ em ở nhà làm nón, hết vụ mùa thì cả gia đình cùng lao vào nghề. Vào năm học, trẻ em một buổi đi học, một buổi về nhà chằm nón, tuy thu nhập thấp nhưng cũng góp phần giúp bố mẹ lo khoản sách vở cho năm học mới. Một tuần, mười ngày, nón Đồng Di được người làng đem bán tại chợ Dạ Lê. Những ngày chợ quê vẫn còn là dịp trẻ em háo hức với những món quà mẹ mua, người phụ nữ sắm vật dụng cần thiết cho gia đình. Nghề nón bao đời nay đã gắn bó với người Đồng Di như thế, không hề thay đổi. Bà Đỗ Thị Trích – 60 tuổi ở Làng Đồng Di - có gần 50 năm làm nghề nón cho biết: “Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng từ xưa đến nay ở Huế. Người trong làng xưa làm nón thì bây giờ cũng làm nón. Nghề làm nón cho thu nhập thấp nhưng nếu siêng năng thì cũng có tiền chợ. Nhà quê, hết vụ mùa thì biết làm chi, dù ít nhưng cũng có đồng vào, con cái trong nhà có nghề nón cũng đỡ đi chơi, hoặc nghịch. Xưa Đồng Di chỉ làm nón bài thơ, nay thì có thêm nón lá kè. Dẫu làm loại nón nào thì tay nghề của người Đồng Di vẫn giữ như xưa”.
Nón Huế ngày nay không chỉ có nón bài thơ, nón 3 lớp, nón quai găng như ngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế bây giờ còn có thêm nón thêu, nón lá kè. Và cũng do cuộc sống phát triển, phương tiện giao thông bằng xe gắn máy không thích hợp cho việc đội nón nên bây giờ nhiều phụ nữ trẻ Huế đã không còn cơ hội “nghiêng nón làm duyên“. Nhưng hình ảnh chiếc nón lại được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Nón lá xuất hiện như là vật trang trí duyên dáng trong các khách sạn, nhà hàng, trong các dịp lễ hội. Nghề nón được tôn vinh là một nghề mang vẻ đẹp truyền thống của Huế xưa. Tại làng hành hương Primairi Village, vị chủ nhân đã lập lại cả một gian nhà để giới thiệu với du khách về nghề nón như là một ngành nghề mang đậm nét đẹp của văn hoá làng nghề Huế.
Những vần thơ về nét đẹp nón Huế, người phụ nữ Huế vẫn mãi là những vần thơ gây xúc động trong lòng bao người. Nón Huế bây giờ, bên cạnh yếu tố cổ truyền mà các làng nghề đang gìn giữ, cũng đã bắt đầu có những phát triển để thích nghi với đời sống mới. Cuộc sống là sự vận động, nón Huế cũng đang bắt đầu bước ra khỏi không gian của Huế, của Việt Nam để đến với bạn bè quốc tế. Và cuộc giới thiệu đầy đủ nhất, chi tiết nhất về nón Huế sẽ diễn ra tại Festival thành phố Huế lần đầu tiên vào tháng 7 tới.
Nguyễn Huệ cho là phải, bèn lập đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất, chế ra áo côn, mũ miện rồi tuyên bố lên ngôi vua, lấy hiệu Quang Trung. Hôm ấy, nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788).Vua Quang Trung trực tiếp đốc xuất đại binh, cả đường thủy lẫn đường bộ cùng ra đi. Ngày 29, ra đến Nghệ An, ông sai tướng Hám Hổ Hầu đi tuyển mộ lính mới, cứ ba tráng đinh chọn một. Trong vài ngày, được hơn vạn quân. Nhà vua cho tổ chức một cuộc duyệt binh lớn rồi cưỡi voi ra an ủi và động viên tướng sĩ. Tuân lệnh vua, mấy vạn quân lính lập tức nhằm thẳng phương Bắc, lên đường.
Quang Trung sáng suốt nghĩ ra mưu kế dùng ván bọc rơm ướt làm thành hai mươi tấm chắn lớn. Cứ mười người khênh một bức, áp sát đồn giặc. Quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng chẳng trúng một ai. Nhân có gió bắc chúng dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời hòng làm cho quân Nam rối loạn. Chẳng may gió bất chợt đổi chiều, thành ra quân Thanh lại tự hại mình.
+Quang Trung 1 vị tướng tài ba với tài cầm quân đầy mưu lược đc thế hiện rõ nét qua trận đánh thần tốc đại phá
|+quân thanh từ tối 30 tết -> mồng 3 tháng giêng năm kỉ dậu . Tối đêm 30 đó vua "mở tiệc khao quân " chia
+thành 5 đạo chỉ huy tác chiến rồi "lập tức lên đường " .Quang Trug cho vây bắt bọn báo tin "ko để tên
+nào trốn thoát " nửa đêm ngày 3 tháng giêng năm kỉ dậu , vua cho quân lặng lẽ vây kín Hà Hồi bắt và cướp hết
+lương thực khí giới . Cùng với sự sắc sảo và nhạy bén , Quang Trung đã cho bày binh bố trận hình chữ " nhất"
+đánh ấp địch . Với trí thông minh biết nhìn xa trông rộng , Nguyễn huệ đã làm quân thanh rối loạn " tự làm hại mình "
+và quân ta thừa thắng xôg lên , quân Thanh khó lòng trốn thoát " bỏ chạy toán loạn " , giày xéo lên nhau mà chết "
+.Nhờ uy dùng tài năng và quyết đoán , vua Quang Trung đã dẹp tan giặc thang đem lại hoà bình yên ổn cho
muôn dân và đất nước !
Dựa vào đây em hãy viết thành 1 bài văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân thanh nhé!. Chúc em học tốt!
Tham khảo:
Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, ta không thể biết được một cách tỉ mỉ, cụ thể về nhan sắc Thúy Vân nhưng ta lại biết được nhan sắc ấy thật tuyệt trần. Tất cả đều trọn vẹn, tất cả đều đạt tới mức cao nhất yêu cầu của xã hội về nhan sắc. Đó là một vẻ đẹp mà với những từ “trang trọng”, “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”, “mây thua”, “tuyết nhường”, luôn luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp dễ dàng được xa hội công nhận.Hóa ra, khi tả Thúy Vân, Nguyễn Du đã bắt đầu tả Thúy Kiều, Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng Thúy Kiều lên chỗ tuyệt vời. Kiều có tất cả những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn. Tả Thúy Vân, nhà thơ chỉ nói đến sắc. Thúy Kiều thì “tài sắc”, và cả “tài” lẫn “sắc” đều “lại là phần hơn”.Tả Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng dùng phương pháp ước lệ, với những thành ngữ quen thuộc “làn thu thuỷ” để chỉ đôi mắt, “nét xuân sơn” để chỉ đôi lông mày; tuy thế với nhưng từ ngữ “ghen”, “hờn” gắn cho tạo vật, nhà thơ đã cho thấy nhan sắc Thuý Kiều là nhan sắc độc đáo, kì lạ, vượt lên trên sự bình thường. Đó là nhan sắc hiếm có trên đời, như một của quý ít khi xuất hiện, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị, lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình.
Những tiết học văn bao giờ cũng là tiết em mong đợi nhất trong ngày. Trong tiết văn của ngày hôm nay, chúng em được học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ - một nhà thơ hiện đại, có nhiều tác phẩm nổi tiếng và được nhà nước phong tặng nhiều giải thưởng về văn học.
Vào đầu buổi học 5, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới - là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.Sau đó cô đọc mẫu cho chúng em một đoạn của bài thơ. Cô dừng lại, hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm. Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm cả lớp im lặng lắng nghe. Bài thơ qua giọng đọc của Mai đã truyền vào trong mỗi chúng em tình cảm kính yêu Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc. Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ.Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.
Tiếng trống vang lên. Cô kết bài và khen: "Cô rất vui trước tinh thần say mê học tập của cả lớp". Còn cả lớp ai cũng vui và chờ đợi giờ học Văn của hôm sau.
Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.
Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế
Mẹ _ tiếng gọi thiêng liêng và cao quý biết bao.
Mẹ tôi là phụ nữ nông thôn. Mẹ tôi chỉ biết chân lấm tay bùn. Mẹ chẳng biết thế nào là son phấn. Nhưng mẹ tôi vẫn có nét đẹp riêng của mình. Lạ lắm!
Mẹ tôi đẹp lắm. Nhưng là cái đẹp khác cơ, chứ không phải là sự tỉ mỉ chăm chút đến phô trương. Và, tôi thích cái đẹp này. Mẹ tôi đẹp theo kiểu hiền dịu, cái đẹp thanh thuần, chất phác. Đẹp! Cứ nhìn mấy cô diễn viên người mẫu trên truyền hình, son phấn nổi bật, quần là áo lượt, đẹp thì đẹp thật đấy, nhưng tôi thấy không thật chút nào. Có lẽ quen nhìn nét giản dị của mẹ mà tôi có một ánh nhìn như thế. Tôi nhìn vào cái tâm chứ không nhìn vào con người. Mẹ tôi chỉ có quần thô áo gai, chít khăn mỏ quạ, chân tay khô sần, chai rạn, nhưng tôi lại thích cái cảm giác khi được chạm vào những thứ không hoàn mĩ đó cơ. Đẹp hơn nhiều!
Mẹ tôi lớn tuổi, đã qua tứ tuần, xuân sắc cũng không còn. Nghe bà ngoại kể, ngày xưa, mẹ tôi là một người con gái rất xinh đó! Tôi tự hào lắm. Bà bảo, cái đẹp nhất của mẹ tôi là mái tóc. Mái tóc dài, đen óng, suôn mượt, xõa ngang hông. Mềm mại. Khi đi làm, mẹ tôi chỉ quấn vội tóc lên đỉnh đầu mà thôi. " Cho tiện" _ Mẹ tôi bảo thế. Tôi thích nhìn mẹ tôi hong tóc. Những buổi chiều, sau khi gội đầu, mẹ tôi hay ra hong tóc trước hiên nhà. Tôi thích lắm. Tôi thích cái mùi hương tự nhiên trên đó, mùi đất mới vương xen lẫn hương hoa nhài thơm nhè nhẹ. Mẹ tôi thích hoa nhài lắm. Mẹ bảo, nó thật thơm. Nhà tôi cũng trống một cây trước cửa, và thỉnh thoảng, mẹ lại ngắt một bông nhài, kéo tôi lại rồi cài lên đó. Mẹ chăm chút cho mái tóc của mình lắm, và cũng cho cả tóc tôi nữa. Mẹ bảo, con gái quan trọng là mái tóc. Vì thế, tôi cũng nghe lời. Tôi thích những chiều mẹ cầm lước ra sân, gỡ từng lọn tóc cho tôi, rồi như thường lệ, cài lên đó một đóa nhài, hương thơm phảng phất. Tôi yêu lắm!
Mẹ tôi là thế. Không son, không cần đẹp, không cần nhà cao cửa rộng. Mẹ tôi đã chối từ một người đàn ông thành thị để lấy bố tôi. Mẹ tôi chỉ bảo, đó là tình yêu. Tình yêu này sâu đậm, đâu cần tiền bạc, chỉ cần cùng người ở cùng nhau đến cuối đời. Mẹ tôi giản dị. Mẹ tôi cần cù. Mẹ tôi dịu hiền. Tất cả phẩm chất phụ nữ Việt Nam mẹ tôi đều có cả. Và tôi tự hào khi nói lên rằng: Mẹ tôi là một người như thế!
những người không hiểu được nỗi đau thì sẽ không bao giờ hiểu được sự bình an đích thực
mẹ t cũng không hiểu được thế nào là nỗi đau thực sự
những người như vậy thì ko nên tồn tại trên thế giới
và t sẽ là người phán xét họ vì ta là chúa Pain " đấng tối cao"
Tôi còn nhớ mãi lỗi lầm mà mấy năm trước tôi đã gây ra với Duy. Lúc đó, tôi cùng lũ bạn thân từ trong quán điện tử đi ra thì thấy Duy - bạn cùng trường đang ngồi đếm tiền với vẻ mặt tươi cười. Tôi thấy vậy bèn châm chọc: “Bọn mày nhìn kìa! Chắc thằng này vừa trộm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi cười to, tôi còn thách đố với tụi nó xem ai lấy được tiền của Duy. Thế là cả lũ tiến gần lại, tôi nhanh tay lẹ mắt cuỗm hết số tiền trên tay Duy, bọn bạn thấy tôi cướp được tiền cũng hò reo chạy trốn. Càng nhớ lại tôi càng cảm thấy hối hận làm sao. Cuối tuần sau đó, tôi thấy Duy cõng một đứa trẻ tật nguyền trước cửa hàng đồ chơi. Duy nói: “Xin lỗi em, lần sau anh hứa sẽ mua được bộ đồ chơi mới cho em!”. Nhìn cậu bé mếu máo, tôi chợt quặn đau. Lúc đấy tôi vô cùng xấu hổ. Tôi chạy vội về nhà. Tôi không biết làm sao để đối mặt với nó nữa. Tôi kể lại chuyện với tụi bạn thân, bọn chúng cũng ân hận chẳng kém tôi. Tôi và tụi nó bèn bàn nhau góp tiền ăn vặt, tiền để dành chơi game. Hơn một tuần sau mới đủ số tiền chúng tôi đã lấy, nhưng tôi vẫn không dám đứng trước mặt Duy. Dù gì tất cả đều do tôi đầu têu ra chuyện này. Tôi quyết định sẽ mua một bộ đồ chơi mới và đến tận nhà xin lỗi Duy. Ai ngờ đâu khi thấy tôi nhận lỗi, Duy chỉ cười và nói sẽ tha thứ cho tôi. Tôi cảm thấy nhẹ lòng biết bao nhiêu. Từ đó, tôi cùng bọn bạn cũng ít đi chơi game hơn, chúng tôi tiết kiệm tiền để thỉnh thoảng mua đồ chơi cho em Duy, có lẽ nó sẽ giúp bọn tôi bớt đi hối hận về lỗi lầm đã gây ra.
văn lớp nào đấy