Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chữ Hiếu là phẩm chất cao đẹp của con người, là thước đo nhân phẩm và giá trị. Có thể nói tình mẹ luôn thiêng liêng và cao cả, nhưng đồng thời cũng quá hiển nhiên và đơn giản dễ khiến người ta quên đi sự có mặt của nó. Qua câu chuyện sự tích cây vú sữa này chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Đó cũng là ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt đến cho mọi người. Khi ba mẹ còn sống hãy có hiếu, đối xử tốt với ba mẹ. Đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn.
Bài làm
“Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.
Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.
Cả 5 ông thầy bói đều bị mù khi mỗi ông sờ vào một bộ phận của con voi và bắt đầu đánh giá. Ông thì sờ vòi, ông sờ chân, ông sờ đuôi, ông sờ tai, ông sờ ngà. Mỗi ông một bộ phận nên đưa ra đánh giá, nhận xét cũng hoàn toàn khác nhau. Thầy sờ ngà thì bảo nó “chần chẫn như cái đòn càn”, thầy sờ tai bảo “bè bè như cái quạt thóc”, thầy xem chân bảo “sừng sững như cái cột đình”, thầy sờ đuôi bảo “chun chun”. Các ông đã lấy cái cụ thể để miêu tả cái tổng thể, như vậy là hoàn toàn sai lầm. Những lời nhận xét của các ông thầy bói đều phiến điện và không có ai có thể đánh giá chính xác con voi có hình dáng như thế nào. Những đặc tính bên ngoài không thể nào có thể nói lên được con voi trong mắt mọi người như thế này. Như vậy, những lời đánh giá này của các ông thầy bói chỉ mang tính chất phiến diện, hoàn toàn không có căn cứ.
Và câu chuyện thêm hứng thú và đầy kịch tính khi ông thầy nào cũng muốn bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu thua ai. Chính vì sự khiếm khuyết trên cơ thể mà các ông thầy bói đã dẫn đến sự khiếm khuyết về suy nghĩ áp đặt cho con voi của mình. Những tranh luận đó hoàn toàn sai lầm nhưng không ai nhận sai. Đó chính là sự bảo thủ. Cuộc tranh luận kết thúc bằng ẩu đá, đánh lộn lẫn nhau gây nên sứt đầu mẻ trán của 5 ông thầy bói.
Như vậy câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” với sự phán xét phiến diện, không có căn cứ của 5 ông thầy bói đã giúp cho người đọc nhận ra nhiều điều trong cuộc sống này. Khi muốn đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, hay là một con người cụ thể thì cần có cái nhìn tổng quát nhất để có thể không bỏ sót bất kì một khía cạnh nhỏ nào.
k hộ mk nhé !
Tham khảo
Quả thực, mỗi chúng ta như một vòng tròn bị khuyết mà cuộc sống thì luôn dung nạp những yếu tố đối nghịch nhau. Trong đó, khắc tinh của “hèn nhát” chính là “can đảm”. Người can đảm trước hết là người không hèn nhát, là người dám đối mặt với sự thật, là người dám đương đầu với những khó khăn thử thách của bản thân, dám đối diện với chính mình... Nếu bất ngờ được hỏi về những tấm gương tiêu biểu của lòng can đảm, tôi chẳng ngần ngại gì mà sẽ trả lời ngay: người con gái anh hùng Võ Thị Sáu đứng trước họng súng quân địch mà vẫn cất cao tiếng hát, chú bé loắt choắt chạy như bay dưới làn đạn quân thù để đưa mật thư cho kháng chiến... Nói tóm lại, can đảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi con người và người can đảm là người đáng khâm phục. Khi ta có lòng can đảm, nghĩa là ta đã nắm giữ chiếc chìa khóa vạn năng giúp ta có sức mạnh vượt qua những cánh cửa chứa đựng khó khăn, thử thách. Cần phê phán những con người hèn nhát, không dám đương đầu với thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùn bước, thấy nguy hiểm thì không dám hành động. Và sau cùng, mỗi chúng ta phải học cách dám đương đầu với những thử thách và hơn cả là can đảm trong trận chiến với chính mình. Đừng quên xếp “can đảm” vào trong chiếc túi hành trang của mình, bạn nhé!
refer
Giữ lời hứa là một phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có. Giữ lời hứa là khi đã hứa điều gì, ta phải chắc chắn thực hiện lời hứa đó. Việc giữ lời hứa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Việc giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta an yên trong lòng, đồng thời sẽ nhận được sự yêu quý, tin tưởng và tôn trọng từ mọi người. Không ai muốn trao cơ hội cho một kẻ thường xuyên thất hứa như cha ông ta đã đúc kết “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Giữ lời hứa vừa thể hiện sự tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Đức tính tốt đẹp này là yếu tố quan trọng làm nên nhân cách con người. Bác Hồ chính là một tấm gương tiêu biểu về việc giữ lời hứa. Hồi sống và làm việc tại Pác Bó, Cao Bằng, Bác Hồ từng hứa tặng chiếc vòng bạc cho một em bé thường hay quấn quýt bên Bác. Hai năm sau, khi Bác quay lại, chẳng còn ai nhớ tới câu chuyện chiếc vòng bạc ấy nữa. Bỗng Bác mở túi và trao tặng cho em bé năm xưa một chiếc vòng bạc. Câu chuyện của Bác là tấm gương sáng để ta học cách giữ chữ tín dù là với ai, dù là việc gì. Vậy mà vẫn có những cá nhân sống không biết giữ lời hứa, vô tình để trôi tuột rất nhiều cơ hội vàng cho bản thân. Lời nói thì dễ dàng nói ra những không thể thu lại, bởi vậy, nếu không chắc chắn điều gì, ta không nên hứa hẹn. Có những lời hứa ta chỉ coi là vu vơ xong nó có thể là niềm tin to lớn với người khác. Một khi ta thất hứa, ta sẽ khiến đối phương hụt hẫng và thất vọng. Chúng ta cần có trách nhiệm với những lời mình đã hứa. Có như vậy, ta mới là người đáng tin cậy.
Tham khảo
Giữ lời hứa tưởng chừng như là 1 việc đơn giản nhưng lại có ý nghĩa lớn lao đối với con người. Đó là việc có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa. Tại sao lại như vậy? Bởi mỗi lời nói ra đều phản ánh phần nào đó tính cách của con người. Nếu con người nói ra mà không thực hiện được sẽ là 1 người nói dối, hão huyền, làm mất niềm tin của người khác. Ngược lại nếu nói được, làm được sẽ tạo cho người đối diện những ấn tượng tốt đẹp. Người biết giữ lời hứa là người có chữ tín, đáng tin cậy, rất đáng để người khác ủy thác trách nhiệm.Niềm tin bao giờ cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng trong mọi công việc, đặc biệt là ở 1 công việc mới. Và để xây dựng niềm tin, một trong những cách tốt nhất là giữ lấy lời hứa của chính mình. Biết giữ lời hứa là 1 nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp. Nó thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác, đồng thời cũng thể hiện chính bản thân mình là người có lòng tự trọng. Như vậy, lời hứa có thể nói ra 1 cách rất dễ dàng, hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.
Tham khảo:
Từ câu chuyện trên mà chúng ta hiểu được ý nghĩa của sự oán giận, thù hận đối với người khác. Những lỗi lầm mà người khác đã gây ra cho mình, vì thế ta nên thấu hiểu, cảm thông cho họ. Chúng ta không tha thứ cho họ thì sự oán ghét của ta ngày càng gánh nặng, khó chịu mãi trong lòng. Trong cuộc sống phải có lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác bởi đó không chỉ là món quà quý giá mà ta dành cho họ mà đó còn là món quà tốt đẹp mà chính ta dành tặng cho bản thân mình.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!
Em hãy chụp ảnh truyện và tải lên đây nhé!