K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2021

Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông (tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông:

- Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông?

Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay:

- Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá

Thái hậu ngạc nhiên nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử

- Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá- Tô Hiến Thành nói

Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo.

đây nha nhớ ấn cho mình nha

24 tháng 11 2021

????????????????????////

24 tháng 11 2021

tớ ko giỏi văn đâu nhé

16 tháng 12 2017

Ở hiền thì được gặp hiền

Người ngay thì được Phật tiên độ trì.

Đó là hình ảnh cô bé tốt bụng trong câu chuyện cổ tích nước ngoài em đã được

học. Trên truyện thật dễ thương: Miệng nói ra hoa ra ngọc. Chuyện kể rằng dau la mo bai

16 tháng 12 2017

Qua câu chuyện trên em mới thấm thía một điều: "Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì

gặp dữ". Tấm lòng nhân hậu sẽ giúp cho người có có được hạnh phúc day la ket bai

26 tháng 11 2021

1. 

Bài làm

Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.

May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất. 
 

Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.

Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.
2. 

ó những lỗi lầm có thể sửa chữa, nhưng tôi đã mắc phải một lỗi lầm không bao giờ sửa được. Tôi đã bị mất đi người thân yêu nhất của mình. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện đó để các bạn nghe và cùng rút kinh nghiệm:

Năm đó, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông. Bố tôi di công tác xa nên ít khi về thăm nhà được. Ông tôi 96 tuổi rồi nên ông hay ốm vặt lắm.

Một buổi chiều, tôi nghe thấy ông nói với mẹ tôi:

- Bố khó thở quá!

Mẹ liền gọi tôi vào, dúi vào tay tôi tờ giấy ghi tên thuốc, nói:

- Con chạy đi mua loại thuốc này cho mẹ. Nhanh lên con nhé!

Tôi liền nhanh nhẹn đi ngay. Đường từ nhà tôi đến hiệu thuốc không xa nhưng lại qua một sân bóng rộng. Thấy tôi, bọn bạn gọi:

- An- đrây- ca ơi, vào đây chơi với chúng tớ đi!

Biết mình là một tiền đạo giỏi và nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để thể hiện tài năng, tôi nhận lời ngay. Chơi rất vui nên tôi quên mất lời mẹ dặn. Mãi đến khi sút bóng vào lưới, nghe bọn bạn reo hò, tôi mới sực nhớ đến ông, liền ba chân bốn cẳng chạy đi mua thuốc.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi nhìn thấy mẹ đang khóc nấc lên. khi đó, tôi đã hiểu chuyện gì đang sảy ra. Tôi xà vào lòng mẹ, khóc:
 

- Mẹ ơi, chỉ vì con thích chơi bóng nên đã quên lời mẹ dặn, mua thuốc về chậm mà ông mất.

Nhưng mẹ lại an ủi tôi:

- Không, con không có lỗi gì cả. Ông già và yếu lắm rồi nên không thuốc nào cứu được ông đâu. Ông đã qua đời từ khi con vừa ra khỏi nhà.

Thế nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo trước nhà. Cây táo này được ông chăm sóc rất cẩn thận. Tôi thấy đêm đó thật tối và buồn quá. Thì ra, giờ đây, tôi đã mất đi người ông thân yêu, nghĩ vậy, tôi oà khóc.

Sau này, mãi đến khi trưởng thành, tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình:

- Giá mình đừng mải chơi, mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa. Mình còn được nghe ông kể chuyện nhiều nữa.

Câu chuyện của tôi là thế đấy. Mong các bạn đừng ai mắc phải lỗi lầm lớn như tôi để phải ân hận suốt đời.
3.

Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế - Vua tàu thuỷ".

26 tháng 11 2021

k hộ nha : >

Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

# Học tốt!

Đề 1:           Thiên nhiên đã ban tặng cho con người vô vàn những trái ngon, quả ngọt. Và trên đất nước ta cũng có rất nhiều loại trái cây ngon như bưởi, cam, quýt, nho, chuối,… Em hãy tả lại một cây ăn quả mà em biết. (Viết mở bài gián tiếp)Đề 2: Cây xanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đó là lá phổi xanh, là nguồn cung cấp hoa thơm quả ngọt,… Nhiều...
Đọc tiếp

Đề 1:           Thiên nhiên đã ban tặng cho con người vô vàn những trái ngon, quả ngọt. Và trên đất nước ta cũng có rất nhiều loại trái cây ngon như bưởi, cam, quýt, nho, chuối,… Em hãy tả lại một cây ăn quả mà em biết. (Viết mở bài gián tiếp)

Đề 2: Cây xanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đó là lá phổi xanh, là nguồn cung cấp hoa thơm quả ngọt,… Nhiều loài cây đã đi vào văn thơ mà em đã được học trong chương trình hoặc được đọc trong sách báo. Tên gọi của nó gợi cho em biết bao liên tưởng: một câu chuyện cổ tích khó quên, một bài văn đầy ấn tượng, một bài thơ xúc động lòng người,…Em hãy tả một trong những cây đó, có sự liên tưởng với những tác phẩm viết về nó mà em biết. (Viết kết bài mở rộng)

Lưu ý : viết cả bài văn 

Các bồ giúp mình 1 trong 2 đề sau với 

Ai làm nhanh mình tick cho

Cảm ơn các bồ nhiều lắm

12
24 tháng 4 2020

Bài tham khảo nè

Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.

Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê tỏa bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn học cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê…thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi, sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai đĩa vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.

Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo…mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.

Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái ấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gẫy gập cả xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.

Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
 

12 tháng 5 2020

Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả như cây bưởi, cây hồng xiêm xanh lá, cây nhãn chín ngọt lịm hay cây ổi có vị chua chát,... nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.

Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.

Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!

Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.

“Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.

2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?

Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.

Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

3 tháng 12 2017

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

3 tháng 12 2017

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

Kết quả hình ảnh cho koro sensei