Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi tách khỏi phần âm nhạc và trình bày dưới dạng văn bản, ca từ trong một bài hát gặp rất nhiều thiệt thòi. Với trích đoạn Lạc trôi, rõ ràng học sinh làm bài chỉ có thể tiếp cận nó dưới dạng... một bài thơ tự do.
Nhưng, xét theo dạng thể hiện ấy, chủ đề, ngôn từ và thông điệp của trích đoạn đều không rõ ràng và chặt chẽ, thậm chí là khá mông lung và khó hiểu, đối với cách tư duy thông thường. Những câu như: "Ngăn giọt lệ ngừng khiến khóe mi sầu bi" hay "Trống vắng bóng ai dần hao gầy" là điển hình
Có lẽ Sơn Tùng cũng không hình dung sẽ có ngày “Lạc trôi” của anh vào đề thi
Nếu theo tư duy logic thông thường, chúng ta đều hiểu không ai nói như thế cả. Còn theo cảm nhận tổng quát, cá nhân tôi thấy trích đoạn chỉ là những cảm xúc mơ hồ, vô định, xen lẫn giữa sự chán chường, lạc lõng và đau khổ... thay cho việc biểu lộ một tư tưởng gì đủ rõ ràng. Và không khí chung từ trích đoạn này là cảm giác... não tình.
Là người nghiên cứu ngôn ngữ, tôi thấy cố gắng lắm thì 2 câu hỏi đầu (về phương thức biểu đạt và các từ Hán Việt) cũng có thể tạm chấp nhận – dù nếu bàn kĩ thì sẽ còn rất nhiều vấn đề. Nhưng 2 câu hỏi tiếp theo thì không hề ổn.
Bởi, sự đan xen lộn xộn giữa những ngôn từ về bi quan, mất phương hướng, thậm chí có lúc như là... kêu cứu trong trích đoạn là không thể đủ cho sự tường minh cần thiết của một thông điệp. Và khi gắn với quan niệm được gợi ý trong câu hỏi tiếp theo, học sinh rất dễ rơi vào cảnh viết hú họa, viết đón ý về trích đoạn này.
Còn quan niệm được gợi ý về hạnh phúc lại không có gì ăn nhập với trích đoạn, không có duyên cớ gì để đi tới ý tưởng "hạnh phúc không có sẵn". Sẽ dễ hiểu hơn, nếu trích đoạn đủ cho các em hình dung câu chuyện về một người đi tìm hạnh phúc, nhưng vì lý do gì đó lại thấy thất vọng, thấy hạnh phúc là một khái niệm viển vông, không dễ kiếm tìm.
Tôi không phê phán, thậm chí là đánh giá cao việc đưa ra những đề thi có tính thời sự và thực tế. Nhưng, trong trường hợp này, "sáng tạo" của đề thi không thành công, vì môn Văn cần những tiêu chí đặc thù đảm bảo khả năng cảm thụ tiếng Việt.
Đề thi của trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
TS Trần Ngọc Hiếu (ĐH Sư phạm HN): Chưa đủ sâu sắc để phân tích
Giảng dạy về chuyên ngành văn học, tôi vẫn thường xuyên tìm hiểu về các đề thi cho môn học này tại môi trường THPT. Nhìn chung, kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đề thi văn phải có phần đọc hiểu văn bản, một điều đáng buồn là các giáo viên thường lấy những bài văn, bài thơ rất đơn giản, cũ kỹ về ngôn ngữ để làm tiêu chí đọc hiểu. Cách lựa chọn như vậy ảnh hưởng rất tiêu cực, vì văn học là môn học duy nhất nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ của các em.
Do vậy, việc trường chuyên Vĩnh Phúc đưa một ca khúc mới nổi, được giới trẻ ưa thích vào đề thi là điều không đáng bị lên án, thậm chí cần được nhìn nhận công bằng về những khía cạnh tích cực.
Nhưng, để xuất hiện một cách thuyết phục trong đề thi, ca từ phải chứa đựng nhiều giá trị thẩm mỹ. Để rồi từ đó, người dạy mới có điều kiện nâng cao được nhận thức thẩm mỹ của các em. Lạc trôi chưa làm được điều này.
Mở màn năm 2017 bằng một MV siêu phẩm mang tên "Lạc trôi" và chỉ tốn đúng 1 ngày để thu về hơn 1 triệu lượt xem, Sơn Tùng M-TP đã thực sự chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình. Không chỉ gây ấn tượng bằng giai điệu gây nghiện, nội dung sáng tạo, độc đáo mà MV mới của Sơn Tùng còn gây tò mò nhờ vào những bối cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt là với những khung hình được quay ở ngoài trời.
Rất nhiều người đã tò mò đi tìm kiếm thông tin về chốn bồng lai tiên cảnh đẹp không khác gì trong những bộ phim cổ trang này. Và thật bất ngờ, toàn bộ những cảnh quay này đều được thực hiện ngay tại Việt Nam chứ không phải một đất nước xa xôi nào khác, thậm chí còn rất gần Đà Lạt - địa điểm du lịch quen thuộc của tất cả bạn trẻ. Được biết nơi thực hiện những cảnh quay "nửa mơ nửa thực" này chính là ngôi chùa nổi tiếng Linh Quy Pháp Ấn ở Lâm Đồng.
Hình ảnh từ MV "Lạc trôi" của Sơn Tùng M-TP
Cách thành phố Bảo Lộc khoảng 21km về phía Nam, chùa Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc tại Đồi 45, Thôn 4, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng. Nơi đây từ lâu đã được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh với những cánh "cổng trời" hùng vĩ, nơi bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ngắm cả một khoảng không gian rộng lớn và hòa mình vào đất trời, núi non.
Tất cả những ai từng đặt chân đến nơi đây đều phải công nhận rằng ấn tượng đầu tiên về nơi này chính là cảm giác "lửng lơ". Lửng lơ giữa đất trời, lửng lơ giữa mây ngàn và lửng lơ ngay trong những tầng cảm xúc sâu nhất của bản thân. Thời gian đẹp nhất để ghé thăm Cổng trời là vào bình minh và hoàng hôn. Nếu như khung cảnh bình minh dày đặc những lớp sương mờ và mây phủ khắp núi đồi thì hoàng hôn lại đem đến cảm giác bùi ngùi, tiếc nuối khi nhìn ánh nắng vàng chói chang dần lặn mất sau một ngày.
@pmpatama85
@lenttaa
@aquaritttv
@ryannguyen
@thcq_uzi
@hhau1806
Với khung cảnh hùng vĩ, không gian yên tĩnh, trầm mặc nhưng cũng không kém phần huyền bí của chùa, nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành một trong những địa điểm được nhiều bạn trẻ muốn ghé thăm đến. Biết đâu bạn cũng sẽ tìm được cảm giác "Lạc trôi" giống như Sơn Tùng M-TP thì sao?
PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ Ý TƯỞNG RÚT TỪ TÁC PHẨM KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH CỦA NGUYỄN DU?
Cao, to, có đầu, có tay, có chân,.... Có đầy đủ bộ phận cơ thể ng
câu trả lời khủng khiếp nhất học 24 , bạn thật thông minh , mình cũng đang định viết y như bạn , cá lớn gặp nhau nè , kb nhá !!!
Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.
Được ko
Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến. Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học. Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp. Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi. Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30
- Nhân hóa: từ “ông”, “thức dậy”.
p tham khảo na
Bài cây tre Việt Nam SGK lớp 6 tập 2 sách mới nha các bn. Cho mk xin lỗi, sơ xuất quá! Hiii hiii
Bạn tham khảo nha!))
Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.
Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.
Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
Hồ Chí Minh là nhà lãnh tụ vĩ đại, cũng là người cha già của dân tộc Việt Nam, Bác không chỉ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đến bến bờ của thành công. Trong suốt cuộc đời của mình Bác luôn suy tư, trăn trở là làm sao cho dân tộc ta được độc lập, nhân dân ta được tự do. Bác đã dành cả cuộc đời của mình cho dân, cho nước. Không những vậy Bác còn còn luôn quan tâm, chăm sóc đến con người, đó là những quan tâm chân thành, những tình cảm ấm áp mà Bác dành cho con dân của Việt Nam ta. Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ đã khắc họa thành công con người vĩ đại, hết lòng vì dân, vì nước ấy.
Trong bài thơ này, hình ảnh của Bác Hồ hiện lên mới thật gần gũi, ấm áp làm sao. Vốn dĩ là vị lãnh tụ tối cao của Cách mạng Việt Nam, là người đứng đầu của một quốc gia nhưng hình ảnh của Bác không hề quyền uy hay sang trọng như bao vị lãnh tụ khác, ngược lại hình ảnh của Bác hiện lên thật gần gũi, ấm áp làm sao. Bác hòa mình vào công cuộc kháng chiến, cùng các chiến sĩ “nằm gai nếm mật” chứ không sử dụng những đặc quyền nên có ở địa vị của mình. Ở ngay phần mở đầu bài thơ, hình ảnh Bác Hồ được gợi ra với vẻ suy tư, trăn trở và nguyên nhân cũng chỉ có một, đó là Bác đang suy tính việc dân, việc nước:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Điểm nhìn của bài thơ là qua điểm nhìn trần thuật của anh đội viên, đó là một đêm Bác không ngủ, dáng vẻ suy tư, trầm ngâm bên bếp lửa của Bác có lẽ là lo đến việc chính sự, việc Cách mạng. Đó là những công việc trọng đại cần suy tính kĩ càng, cẩn trọng vì chỉ cần một sự sơ xuất nhỏ hay một nước đi sai thì vận mệnh của đất nước cũng có thể lâm nguy, đất nước đứng trước ranh giới của bờ vực thẳm. Hình ảnh Bác suy tư trong đêm khuya thật đẹp, thật đáng trân trọng bởi toàn bộ con người, tâm trí của Bác là dành cho dân, cho nước. Không chỉ là con người hết lòng vì nước mà Bác còn là một người cha già có tấm lòng nhân hậu, ấm áp , thể hiện trực tiếp qua những hành động ân cần, chu đáo của Bác dành cho những người đội viên:
“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Bác là người vô cùng ân cần, tỉ mỉ với tấm lòng ấm áp đối với tất cả mọi người. Những việc nước đã khiến Bác cả đêm trằn trọc, suy tư, Bác không quan tâm đến giấc ngủ của mình nhưng lại vô cùng quan tâm đến những người đội viên, khi đêm đã về khuya Bác đi đắp lại chăn cho từng người, từng người một. Đêm khuya trong rừng lạnh và buốt, Bác không muốn các cháu của mình bị cảm hay bị lạnh nên Bác đã cẩn trọng đắp lại chăn cho từng người. Sợ đánh động đến giấc ngủ của các cháu mà Bác chỉ “nhón chân nhẹ nhàng”. Bác Hồ của chúng ta luôn vĩ đại như vậy, không thể hiện một cách ồn ào nhưng lại luôn âm thầm quan tâm, chăm sóc mọi người. Việc nước đã làm cho Bác mỏi mệt, suy tư, nhưng không vì vậy mà Bác lơ là với những đứa cháu của mình. Hành động dịu dàng, ấm áp của Bác khiến cho ta liên tưởng đến hình ảnh của người cha già đối với những người con thơ của mình vậy.
Qua cuộc đối thoại của anh đội viên với Bác thì hình ảnh của Bác càng trở lên đẹp đẽ hơn, Bác không đi ngủ theo lời khuyên như của anh đội viên mà khuyên lại anh nên đi ngủ để lấy sức ngày mai đánh giặc, còn Bác thức thì cứ “mặc Bác”. Bác không ngủ được không chỉ vì lo đến con đường Cách mạng phía trước mà còn là nỗi lo lắng, bồn chồn không yên tâm vì những người dân công phải ngủ ngoài rừng, điều kiện trong rừng lại vô cùng khắc nghiệt, chỉ có thể trải lá làm chiếu, manh áo mặc trên người làm chăn. Vì những người cháu thân yêu của Bác đang phải chịu khổ nên Bác không yên tâm ngủ ngon một mình:
“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”
Vâng, vì Bác là Bác Hồ vĩ đại của dân tộc ta, là vị cha già của dân tộc ta nên Bác không ngủ và cũng không thể ngủ. Hình ảnh của bác hiện lên qua những trang thơ này thật đẹp biết bao. Bác đẹp không chỉ bởi con người trí tuệ, con người chính trị tài ba mà Bác đẹp bởi chính vẻ giản dị, dân dã, đẹp bởi chính tấm lòng bao dung, vị tha đầy ấm áp của Bác, Bác quan tâm đến mọi người bằng cả tấm lòng của mình, đó là tấm lòng của một vĩ nhân, của một con người mà dù ai, miễn sao là con dân của Việt Nam đều cảm thấy tự hào, kính trọng.