Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta - không chỉ là một người hùng, một người chiến sĩ bảo vệ đất nước mà Người còn là một nhà thơ với tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta, giữa hoàn cảnh khốn khó đầy gian nan thử thách, Bác vẫn thể hiện tinh thần ung dung, tự tại và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.
Bài thơ chỉ có bốn câu, hai câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên trong đêm khuya thanh vắng được nhìn dưới con mắt đầy nghệ thuật của Bác Hồ:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Trong đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, hẻo lánh, tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng, Bác chỉ còn nghe thấy âm thanh của tiếng suối róc rách. Dù chỉ có duy nhất một sự vật chuyển động trong bức tranh yên tĩnh ấy, Người vẫn có thể khiến cho nó trở nên thật có hồn. Tiếng suối được so sánh "trong như tiếng hát" làm gợi lên một thứ âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu, trong vắt khiến cho con người không khỏi ngạc nhiên, như chìm vào tiếng hát trữ tình ấy. Sự vật thứ hai được Hồ Chủ Tịch miêu tả trong đêm khuya đó chính là ánh trăng. Ánh trăng vốn không phải là hình ảnh xa lạ trong thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Duy đã dành cả một bài thơ để nói về ánh trăng:
"Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa"
Nếu trong thơ của Nguyễn Du, vầng trăng xuất hiện với vẻ "trần trụi", không dấu giếm con người bất cứ điều gì thì đối với Bác, ánh trăng trong đêm khuya được miêu tả thật đẹp "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Hình ảnh thợ gợi liên tưởng thật thú vị, ánh trăng chiếu xuống những tán cây cổ thụ, lồng vào bóng cây, tràn vào hoa. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thật nên thơ, khiến cho người đọc cũng thấy động lòng trước vẻ đẹp của tự nhiên. Đặc biệt, bác Hồ còn coi trăng là người bạn tri kỉ của mình, cho nên Người khó có thể thờ ơ trước vẻ đẹp của trăng.
Nếu hai câu thơ trước chỉ đơn thuần là tả cảnh thì ở hai câu thơ sau, Bác đã khéo léo đưa vào đó tâm trạng của mình:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà"
Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên, Bác phải thốt lên rằng đây là một cảnh đẹp hiếm có, đẹp như trong tranh vẽ. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người thi sĩ vẫn chưa ngủ được. Người thao thức vì thiên nhiên đẹp quá, thơ mộng quá. Nhưng vẫn còn một lí do nữa mà Bác vẫn chưa ngủ được. Đó là nỗi lo gánh vác dân tộc, trách nhiệm đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân, giải phóng dân tộc. Ta có thể hiểu tại sao nỗi lo trong Người lại lớn đến như vậy, vì Bác đang gánh trên vai một trách nhiệm rất lớn, cả dân tộc đều đang trông đợi vào Người. Hai câu thơ cuối cho thấy nỗi niềm canh cánh đối với đất nước của Bác Hồ, dù thiên nhiên có đẹp đến thế nào, có khiến lòng người xao xuyến ra sao thì Bác vẫn không quên nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Có chăng Bác vẫn luôn tự hỏi, rằng bao giờ con dân Việt Nam mới có thể thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống mà không phải lo lắng về sự áp bức, bóc lột của chiến tranh khốc liệt, về nền hòa bình chưa có?
Có thể nói, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa con người và sự vật. Qua đó, ta hiểu thêm về tâm hồn thơ mộng của Bác cùng với nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người.
Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.
Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa
Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.
Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.
Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.
Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.
Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.
Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Và bánh đa cua là một đặc sản trong nét ẩm thực của Hải Phòng.
Nguyên liệu chính của món bánh đa là: bánh đa sợi và cua đồng. Ở Hải Phòng có rất nhiều nơi làm bánh đa sợi. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân và chợ Hỗ, huyện An Dương. Bánh đa được làm bằng thứ gạo ngon, xay thành bột mịn và tráng cho mỏng đều, phơi vừa khô thì cắt ra thành sợi. Còn đối với cua thì phải là cua đồng, cua phải béo thì mới ngon. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên liệu, gia vị dùng để nấu nước riêu cua: xương ống lợn, tôm nõn, me, bột nêm, muối, dầu ăn, mắm tôm, tỏi khô, hành khô, cà chua, hành phi. Cùng với đó là một số loại rau ăn kèm được cho vào bát bánh đa (rau rút, rau cần, rau muống).
Một bát bánh đa cua ngon, kỳ công nhất là ở nước dùng. Sau khi rửa cua sạch, thì bắt đầu chế biến: tách mai ra, lấy phần thân cua và gạch cua. Sau đó đem thân cua thì giã cho mịn, cho nước vào khuấy đều để thịt cua tan ra, lọc lấy nước cua cho vào nồi. Sau khi nêm nếm gia vị cho vừa phải thì cho nước phần nước cua vào. Khi nấu canh cua, cần phải để nhỏ lửa.
Bánh đa sau khi cho vào bát. Sau đó đầu bếp sẽ bắt đầu sắp xếp các món ăn kèm lên trên. Bánh đa cua còn được ăn kèm với rất nhiều món phụ khác. Nếu là một bát bánh đa cua thập cẩm sẽ có tôm (loại tôm sông, tôm bể nhỏ), thịt lợn xào mộc nhĩ, chả lá lốt, hoặc mấy cái chả cá nhỏ như đồng xu và mấy miếng chả thịt lợn. Tùy theo sở thích của từng vị khách mà bát bánh đa sẽ có từng ấy món ăn kèm. Cuối cùng là chan phần nước dùng được chế biến trước đó vào tô. Vậy là đã có một bát bánh đa cua vô cùng hấp dẫn.
Món bánh đa cua phải ăn kèm với rau sống. Gồm có rau muống lá liễu, hoặc rau cần chần tái, hành tươi và rau rút (rau nhút). Cùng với đó là các gia vị như: ớt tươi, hạt tiêu, dấm tỏi, tương ớt, chanh hoặc quất… Tất cả tùy thuộc vào khẩu vị của người ăn mà tự nêm nếm sao cho phù hợp nhất.
Một bát bánh đa cua nóng hổi, màu sắc đẹp mắt sẽ khiến thực khách không thể nào từ chối. Đối với người dân Hải Phòng, món ăn này đã trở thành đặc sản mà ai đi xa khi trở về cũng đều muốn được thưởng thức.
Đay là bánh canh nha, mình ko biết có đúng ko nữa
Tham khảo nhé:
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều
Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.
Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.
Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên.
Chúc bạn học tốt!
Gợi ý:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khẳng định thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã.
* Thưởng thức ca Huế:
- Thời gian: thưởng thức vào đêm, khi ánh trăng đã lên cao.
- Không gian:
+Trên thuyền rồng, trang trí lộng lẫy.
+Xuôi dòng sông Hương đầy thơ mộng, trữ tình.
- Cảnh vật:
+Trăng lên cao, tỏa sáng bốn phương.
+Sóng vỗ mạn thuyền rì rào không ngớt
+Thiên Mụ mờ ảo trong sương càng làm tăng thêm không khí cho buổi thưởng thức âm nhạc.
+Tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng
=> Đây là bức phông nền hoàn hảo cho ca Huế cất lên.
- Con người
+Ca công: trẻ, trang trọng, duyên dáng
+Nhạc công: điêu luyện, trau chuốt, lay động chốn này
+Trút bỏ mệt mỏi, lo toan, hòa mình vào không gian nghệ thuật.
+ Người nghe vừa thưởng thức âm nhạc vừa ngắm cảnh về đêm.
=> Cảm nhận cả chiều sâu nội tâm của con người Huế.
=> Thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã, không chỉ giúp ta thư thái tâm hồn mà còn giúp mỗi người nghe hiểu hơn về con người và cuộc sống của đất Huế mộng mơ.
Tham khảo:
Từ xa xưa, nhân dân ta đã ca ngợi loài hoa này:
” Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn “
Đúng vậy, không biết từ bao giờ hoa sen đã trở thành biểu tượng cho sự thanh cao và thuần khiết. Hoa sen có mặt từ rất lâu, ở khắp mọi miền trên đất nước chứ S của ta. Hoa sen không đẹp rực rõ như những loài hoa khác mà hoa sen đẹp một cách giản dị, cao sang.
Nhìn từ xa, hồ sen như một tấm thảm màu xanh mát, điểm thêm một vài bông sen đỏ, hồng, trắng. Những chiếc lá sen to tròn, uốn cong nổi dập dềnh trên
mặt nước trong xanh. Có những lá sen nhỏ nổi trên cách mặt nước khoảng mười xăng-ti-mét. Thấp thoáng giữa màu xanh của lá là hững bông hoa đủ màu: đỏ, hồng, trắng,.... Có một vài bông lâu ngày đã ẩn mình trong lớp lá xanh thì nay đã nở xòe, những cánh sen xếp từng lớp vào nhau tạo nên những đóa hoa rất đẹp. Có những bé hoa còn đang e thẹn từ từ chúm chím khé nở như những em học sinh rón rén bước vào một ngôi trường mới.
Lấp ló trên đầu nụ là những sắc đỏ, hồng hoặc trắng. Lâu lâu lại có những bông đã lụi dần các cánh hoa, chỉ còn một mình lại đài hoa, to gần bằng cãi phễu, chứa bên trong rất nhiều hạt sen trắng muốt như những hạt gạo. Lại gần hồ, chúng ta có thể thấy những ngó sen ngập trong nước,trắng ngần cắm mình xuống bùn. Hoa sen không thơm ngàn ngạt nhưu những loài khác mà thơm một cách dịu dàng thoang thoảng, mát mẻ, tươi mới. Mỗi khi có một cơn gió thoảng qua hương hoa lại hòa vào trong gió lan tỏa khắp một vùng rộng lớn. Hương sen mang đến cho mọi người sự khoan khái, dễ chiu.Hoa sen mọc trong đầm lầy. Hoa sen mọc trong đầm lầy mà vẫn toát lên vẻ thanh cao, tinh khiết. Chính vì vẻ đẹp này có nhà thơ đã khẳng định hoa sen còn tựa như một vùng đất:
“Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Nhắc đến hoa
sen người ta còn nghĩ ngay đến vẻ đẹp
của người phụ nữ Việt Nam cao sang. Đồng thời hoa sen
cũng thể hiện
vẻ đẹp cao quý của riêng những người
phụ nữ Việt. Vẻ đẹp tâm hồn lẫn thể chất của người phụ
nữ Việt Nam cũng được ví như loài hoa mang tình chất
lam lũ, nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh sống mà
vẫn giữ được phẩm giá, đức hạnh. Tất cả bộ phận của
sen đều có lợi ích. Phục vụ cho con người cả về thể chất,
về sức khỏe. Món củ sen hầm với xương bò là món tủcủa
em, mẹ em hay tẩm bổ cho cả nhà. Ngũ sen dùng
làm gỏi với tôm, tai heo,... là ngon nhất. Đặc biệt, cuống
sen phơi khô còn có thể làm thuốc trị viêm mũi, viêm xoang. Trong các quán xôi để giữ nguyên hương vị của xôi. Lá sen khô dùng để sắc với nước có thể giảm mỡ trong máu. Hoa sen dùng để trang trí. Chùa Một Cột cũng dựa trên hình ảnh hoa sen được thiết kế, xây dựng. Truyền thuyết kể rằng chùa Mọt Cột được xây dựng lên nhờ giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Ngoài ra, vào ngày Tết,
mẹ em còn dâng lên bàn thờ tổ tiên cũng những bông hoa to và đẹp nhất. Hoa sen có những phẩm chất tốt đẹp của con người. Không những vậy còn rất giúp ích cho cuộc sống thêm đẹp hơn. Thật xứng đáng làm quốc hoa của Việt Nam.
Thời gian trôi đi, vạn vật đổi thay song hoa sen vẫn mang trong
mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh cao và truyền thống. Đẹp giản dị
mà mê đắm lòng người, hoa sen đã song hành bao đời cùng dân
tộc ta, trở thành quốc hồn, quốc túy của cả một dân tộc. ta không
chỉ yêu quý mà còn nâng niu những bông sen nhỏ bé mà ý
nghĩa.
Thế giới quanh ta là thiên nhiên diệu kì. Đặc biệt, thiên nhiên với muôn ngàn loài cây luôn làm ta ấn tượng, yêu quý. Còn với riêng em, em yêu quý nhất cây đào.
Cây đào là loài cây quen thuộc với ngày Tết của dân tộc ta. Nó là loài cây đặc trưng cho miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về. Những cành cây vươn ra rộng rãi. Cành lá của nó làm em liên tưởng đến non xanh, xuân nồng nàn thi vị. Những bông hoa nhỏ hồng mơn mởn điểm tô cho vẻ đẹp bình dị của nó. Đào không nở quanh năm mà chỉ đến vào dịp Tết nên luôn luôn đặc biệt, ấn tượng với mỗi người. Những nụ hoa chúm chím làm em nghĩ nhiều về vẻ e ấp, dịu dàng.
Em yêu quý đào vì nó là loài cây đặc trưng của miền Bắc vào Tết đến xuân sang. Đào bình dị nhưng gắn liền với tuổi thơ em nồng nàn. Tuổi thơ đã từng khao khát nhà có một cây đào mộc mạc để háo hức vui tươi trong ngày Tết. Cây đào thơm với vẻ bình dị, mơ màng. Đào mang đến cho em muôn ngàn niềm vui, niềm hạnh phúc. Đào gửi trao cho em những ấn tượng về một loài cây mảnh dẻ nhưng kiên cường, mơ màng.
Kỉ niệm đặc biệt của em với cây đào gắn với bao niềm vui thú. Ngày bé khi gia đình không có tiền mua đào, đi đến đâu em cũng thèm muốn. Thèm muốn có một cây đào xinh tươi, nó là khao khát của tuổi thơ nghèo khó. Và ngày bố mẹ mua cây đào vào dịp Tết năm ấy, niềm vui nhân lên vô hạn. Em biết ơn bố mẹ và háo hức vô cùng. Chăm chút từng chút cho đào, lòng em thấy vui sướng và mênh mông vô hạn. Ngày nào em cũng chăm chút, ngắm nghía đào đến vô cùng. Theo lời bố mẹ nói, ngắm nhiều quá có khi đào không ra hoa. Em hiểu đó chính là vì sự háo hức, vui sướng của em ngày có cho mình một cây đào xinh tươi.
Đào là loài cây đặc trưng cho Tết. Vẻ đẹp của đào là vẻ đẹp của tự nhiên bình dị nhưng rất đỗi đẹp xinh. Sự xinh đẹp của đào làm em thấy yên lòng, nhẹ nhàng, mơ màng vô cùng. MOng rằng mỗi người đều có cho mình một nàng đào xinh đẹp, một loài cây để nhớ thương và gắn bó.
Viết bài văn nêu cảm nhận về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch
Giúp với, đang cần gấp
Bước Tới Đèo Ngang , bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Đó là bài thơ mang tiêu đề "Qua Đèo Ngang" do Bà Huyện Thanh Quan làm trong lần đi vô Huế để đảm nhiệm chức vụ Cung Trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ ). Trước quang cảnh hoang vu , nỗi cô đơn "nhớ nước, thương nhà" của tác giả lại càng tăng thêm. Chính vì đó tác giả đã làm 1 bài thơ hay như vậy. "Qua Đèo Ngang" là 1 tác phaamr trữ tình hay. Bài thơ giúp ta phần nào hiểu được về quang cảnh ở Đèo Ngang mà còn hiểu được tâm trạng của tác giả. Nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả đươc nói rõ trong những câu thơ. Đọc bài thơ ta càng thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.
~The end~