Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ khi biết tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". Thật đáng thương làm sao! "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông lại giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội.Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
*phần in đậm là câu cảm thán + cụm đt
Mỗi chúng ta, ai ai cũng đều có một nơi để nhớ, một chốn để về, một chỗ để lưu giữ những kỉ niệm đẹp của mình.Đó chính là quê hương - nơi chôn rau cắt rốn, nơi con người có thể an cư, tựa nương trong cuộc đời đầy sóng gió. Mỗi người mang một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp của vùng đất để yêu, để thương, để nhớ trong mỗi chúng ta qua từng mùa. Nhưng đối với tôi, mùa thu ở quê tôi sao mà thanh bình, đẹp đẽ đến thế!
Như chúng ta đã biết, mùa thu là mùa của lá rụng, là mùa mà thời gian ban ngày ngắn dần lại và trở nên lạnh hơn. Dưới con mắt của người khác, có lẽ mùa thu là mùa của thu hoạch bởi do sự chuyển biến từ thời tiết nóng ẩm sang thời tiết lạnh. Thế nhưng người phương Tây lại nhân cách hóa mùa thu như là một người phụ nữ đẹp, khỏe mạnh, được trang điểm bằng các loại hoa quả, rau quả và ngũ cốc đã chín vào thời gian này. Cho nên, mỗi khi nhắc tới các nền văn minh cổ đại, ta đều thấy được con người phần lớn đề cao các lễ hội thu hoạch trong mùa thu, là quan trọng nhất trong các loại lịch của họ như : Lễ Tạ ơn vào cuối mùa thu ở Hoa Kỳ và Canada, lễ hội Sukkot - lễ hội trăng tròn mùa thu hoạch của "hòm thánh"- của người Do Thái hay tết Trung Thu của người Trung Quốc, Việt Nam... Nhưng tất cả đều có một tâm trạng chủ yếu trong các lễ hội mùa thu, chính là niềm vui sướng bởi một mùa thu hoạch bội thu cũng như phảng phất nỗi buồn vì thời tiết khắc nghiệt sắp đến. Không chỉ thế mà còn là để tưởng nhớ tổ tiên- một chủ đề phổ biến của các lễ hội này.
Nếu con người không tìm hiểu thêm về mọi thứ xung quanh mình thì có lẽ họ sẽ không biết được rằng hầu như mùa thu là sự khởi đầu của mọi thứ, từ ngày khai trường cho đến các bộ phim thông thường, ít vốn đầu tư nhưng lại có giá trị về mặt nghệ thuật mang tính kinh điển cho các giải thưởng lớn như giải Oscar hay giải BAFTA (BAFTA là tên viết tắt của British Academy of Flim and Television Arts). Hơn nữa, mùa thu còn gắn liền với lễ Halloween ( tên viết tắt của All Hallows' Eve).
Còn riêng tôi thì mùa thu là mùa là mùa khiến tôi cảm thấy cuộc đời của con người sao mà ngắn ngủi thế. Nhìn những chiếc lá rụng bên đường, bên ngõ tung bay cùng với tiếng gió thổi nhè nhẹ khiến tôi bụng chợt nghĩ về những người đã ra đi, đã rời xa thế gian này. Tôi không biết các bạn nghĩ phong cảnh đẹp nhất là thế nào nhưng với cảm nhận của riêng mình thì đứng nhìn khoảng trời thu bên cánh đồng lúa vẫn là đẹp nhất, đẹp tới mức khiến tôi phải rơi nước mắt bởi chính sự thanh tịnh, sự cô đơn đến tột cùng mà vùng đất nơi tôi được sinh ra và lớn lên đem lại. Những lúc mệt mỏi, chán chường, tôi lại tới cánh đồng và nhìn mọi thứ trôi đi. Nghe có vẻ là nhạt nhẽo, nhàm chán nhưng khi hiểu được bản chất của cảnh đẹp đó, các bạn sẽ hiểu được những gì mà tôi nghĩ vào lúc đó, sẽ biết mình mình thực sự cần cái gì, cần làm gì.
Thế nhưng, đôi khi tôi lại thích ngồi bên hồ sen, ngắm nhìn những hàng cây theo thời gian mà dần dần chuyển sang màu vàng, xa hơn là màu vàng hơi cam. Có những loại cây thì lại mang trên mình màu đỏ và đến cuối thu lại đổi sang thành đỏ hơi tim tím. Hãy cứ tưởng tượng như khi ta pha màu để vẽ vậy. Khi đã có màu vàng, mỗi ngày cứ cho thêm chút màu đỏ thì sẽ được nhưng màu cam đậm và đậm hơn. Đến khi màu đỏ được cho vào thật nhiều thì màu cam kia sẽ biến hoàn toàn thành màu đỏ tươi thẫm. Cho chút ít màu xanh dương vào màu đỏ đó thì ta sẽ có được màu đỏ hơi tim tím ở cuối thu. Sự chuyển đổi màu sắc không ngừng của mỗi ngày khiến cho sắc màu trên cây thật sống động. Nếu để ý kĩ đến những hàng cây, chắc chắn các bạn sẽ thấy được những tia sáng óng ánh của mặt trời chiếu xuống và xuyên qua từng từng cành cây, chiếc lá. Sương mù trong những đêm thu thì trắng đục và mờ ảo, còn quê tôi thì cái ánh sáng kia đã làm cho tôi nghĩ nó như một lớp sương mù bằng vàng và trong suốt. Khi một cơn gió nhẹ nhàng thổi qua, một vài cành cây như hiện lên rõ rệt những chiếc lá dang đu đưa, trên chúng là những chiếc lá bằng vàng đang lay động. Mặt trời di chuyển đến đâu thì cái óng ánh của những chiếc lá bằng vàng đó cũng được di chuyển và lấp lánh theo, làm cho bức họa với nhiều màu sắc như luôn chuyển động. Tuy cây cối chỉ biến đổi màu sắc thôi nhưng cũng đủ làm tôi phải xao xuyến bởi sự dễ chịu mà chúng đem lại cho muôn loài và chẳng bao giờ làm phiền lòng ai - điều mà ít ai làm được: giữ được cái bản chất nguyên thủy trong cái cuộc sống điêu tàn.
Khi thu sắp ra đi, những hàng cây sẽ tàn phai dần, nhựa sống trong nó như bị đóng băng, đông đặc lại và không còn tuôn chảy nữa. Từng chiếc lá bắt đầu khô dần và thi nhau rụng rơi khỏi cành. Gió càng mạnh và thời tiết càng lạnh thì lá càng rơi rụng nhanh. Những chiếc lá trên cây giờ chỉ thấy nằm la liệt phía dưới đất, lìa khỏi cành rồi chúng càng khô héo nhanh hơn và sẽ mất đi hoàn toàn sức sống. Những bước đi xào xạc của tôi lẫn trong những chiếc lá khô nghe như chúng đang bị vỡ ra tưng mảnh nhỏ. Hình tượng này làm tôi liên tưởng đến con người khi đang đau khổ thì chẳng còn sức sống nữa. Nhưng qua hình ảnh đó, tôi lại nghĩ rằng những chiếc lá héo hon,tàn khô đang rụng rơi khỏi cành cây chẳng khác gì những nỗi buồn khổ được lìa khỏi thân thể của chúng ta.
Quê tôi vào mùa thu là thế đó, chỉ giản dị, thanh tịnh thôi mà cũng khiến tôi phải quyến luyến, rung động, có những suy nghĩ chín chắn đến lạ thường. Đôi khi từ những cái giản dị, đơn sơ mà ta có thể thấy được những tác phẩm hay qua dòng duy tư chứa đầy nỗi niềm. Hay đơn giản chỉ là khiến lòng mình thanh thản hơn sau những giờ joc tập và làm việc đến mệt mỏi.Và qua phong cảnh mùa thu ở vùng đất tôi lớn lên, tôi đã rút ra cho mình một bài học: Cây cỏ có thể biết thế nào là vui, thế nào là buồn, thế nào là đắng cay, thế nào là hạnh phúc nhưng có một thứ mà cây cỏ sẽ không bao giờ có được , đó chính là một trái tim để yêu thương như con người. Và tình thương đó sẽ còn tiếp tục theo con người đến ngàn đời sau.
A. Mở bài
- Diễn tả cảm xúc về mùa thu một mùa đẹp trong vòng tuần hoàn của thời gian trôi chảy. Mùa thu là mùa của vẻ đẹp thiên nhiên gợi hình, gợi cảm, để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng người.
B. Thân bài
1. Vẻ đẹp quyến rũ của mùa thu trong ấn tượng của “tôi”.
- Vòm trời cao xanh vời vợi, mây trắng lững lờ trôi.
- Nắng thu dịu dàng mỏng mảnh như tơ trời vàng óng phủ khắp mọi nơi, vạn vật được đắm mình trong cái nắng dịu, tươi sáng, trong trẻo.
- Biểu tượng của mùa thu: hoa cúc - gắn liền với câu chuyện “Vì sao hoa cúc có nhiều cánh”, loài hoa gắn liền với tình mẫu tử cao đẹp của con người.
- Đêm thu thăm thẳm, trăng dịu dàng như nàng tiên nữ nô đùa cùng ngàn sao lấp lánh, không khí tĩnh lặng yên bình.
- Trạng thái xúc cảm đặc biệt khi ngắm hoa quỳnh nở dưới trăng, từng cánh hoa e ấp, dịu dàng, từ từ cựa mình rồi bung ra, tắm mình dưới trăng ngân khiến lòng người bâng khuâng, man mác.
- Những buổi chiều thu thanh thản thả mình giữa những cơn mưa lá, hít thở hương vị thiên nhiên hương đồng gió nội, lòng bâng khuâng khi bỗng nghe những câu hát ru mùa thu.
2. Xúc cảm đầy chất nhân văn gắn liền với mùa thu:
- Mùa thu là mùa “tôi” cất tiếng khóc chào đời, trong vẻ hán hoan bao bọc của mọi người, “tôi" đồng thời được đón nhận khoảng trời thu, ánh nắng thu, làn gió thu.
- Niềm vui đón nhận ba ngày vui trong mùa thu: ngày sinh nhật, ngày tết trung thu, ngày tựu trường.
C. Kết bài.
- Mùa thu mang vẻ đẹp huyền ảo trong ấn tượng của bao người, bức tránh thu trong tâm hồn tôi mãi đẹp hơn bất kì bức tranh nào khác.
- Cảm ơn mùa thu đã cho “tôi” biết bao xúc cảm, niềm hạnh phúc lớn lao và trên tất cả là đã dang rộng vòng tay đón “tôi” chào đời.
Tham khảo:
Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
tham khảo nha bạn:
nhân vật vũ nương trong văn bản "chuyên người con gái nam xương" của nguyễn dữ hiện lên là một người con gái có tính tình thùy mị , nế na lại thêm tư dung tốt đẹp\(^1\). Vũ nương được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, được gả vào một nhà giàu là Trương Sinh\(^2\).Sau khi về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên nàng cũng rất giữ gì khuân phép\(^3\).Cuộc sum học chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà một mình hết sức chăm sóc cho mẹ và con\(^4\). Mọt thời gia sau mẹ chồng mất nàng, nàng hết lời thương xót ,lo việc tế lễ như đối với cha mẹ đẻ\(^5\).Sau một năm Trương Sinh chở về, trên đường đi ra thăm mộ mẹ chàng đã vôi tình nghe bé đảng kể lại chuyện cái bóng khi mình vắng nhà và nghi cho vợ mình hư\(^6\).Về nhà chàng la um lên trách móc vợ mặc nàng hế sức giải thích và hàng xóm bênh vực vẵn mắng nhiếc , đánh đuổi nàng đi\(^7\). Sau khi giải thích chồng không nghe nàng về tắm giử song nàng ra bến Hoàng Giang thề nguyền rồi gieo mình xuống dòng nước\(^8\). Các nàng tiên thấy thế thương tình đã cứu nàng\(^9\). Su khi nàng chết Trương Sinh tối đó ngồi trước đèn nghe bé Đán vừa nói vừa chỉ tay vào cái bóng mình mới biết mình vu oan cho vợ nhưng đã muộn \(^{10}\). My sao có một người tên là Phan Lang được mời xuống thủy cung chơi và Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương một chiếc hoa cài vàng và bảo với tràng nếu còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan cho nàng\(^{11}\).Sau khi Trương Sinh biết thì liền lập đàn giải oan chho nàng , nàng hiện vế lộng lẫy rồi từ từ liến mất\(^{12}\).Từ đó cho thấy rõ hơn tấm lòng chung thủy, vị tha của nàng\(^{13}\). Mặc dù bị trồng rẫy bỏ nhưng nàng vẫn rất yêu thương chồng \(^{14}\). Qua điều đó cho thấy sự bất công của chế độ nam quyền thời xưa, đồng thơi tôn vinh vể đẹp của người con gái Việt \(^{15}\)
Tham khảo:
Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.
Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.
Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.
Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.
Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.
Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.
Mặc dù việc lựa chọn phong cách ăn mặc, trang phục, quần áo, tóc tai như thế nào là quyền riêng của mỗi cá nhân nhưng đừng cố ngược dòng khác biệt để thể hiện bản thân. Chỉ những bộ trang phục đúng đắn, phù hợp mới thể hiện rõ nhất bạn là ai - một học sinh đáng mến hay một kẻ đua đòi.
Tham khảo:
1. Mở đoạn:
• Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.
• Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.
2. Thân đoạn:
a) Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết
• Có tư tưởng tốt đẹp.
• Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.
• Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.
b) Nỗi đau, oan khuất của nàng:
• Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.
• Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.
• Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.
c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.
• Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.
• Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.
• Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.
3. Kết luận:
• Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.
• Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.
1. Vũ Nương là một người con gái đẹp đúng chuẩn của phụ nữ ngày xưa. Nàng không những đẹp về nhan sắc mà còn đẹp về phẩm chất. Nhưng ai ơi, người xưa đã có câu "Hồng nhan bạc mệnh". Nàng vốn là con kẻ khó, nhưng được chàng Trương Sinh con nhà hào phú mê đắm về tư dung. Nhưng chàng Trương Sinh lại là một con người ít học thô lỗ, với tính cách thùy mị, nết na cùng trí thông minh của mình, nàng luôn giữ gìn bền chặt hạnh phúc gia đình, không để vợ chồng xảy ra thất hòa. Khi chồng đi lính, nàng một mình hết lòng chăm sóc mẹ chồng già yếu, đứa con thơ chưa biết mặt cha. Thật đúng là một người phụ nữ "tam tòng, tứ đức". Khi mẹ chồng ra đi, nàng lo ma chay, tế lễ cho mẹ chồng như bố mẹ đẻ thể hiện tấm lòng hiếu thảo, đảm đang, tháo vát, đậm tình nghĩa. Suốt những năm tháng xa chồng, Vũ Nương đã nói với con rằng cái bóng chính là cha. Nhưng chỉ vì lòng thương nhớ chồng ấy mà dẫn đến cái chết oan nghiệt của nàng. Khi chồng về nhà cùng với nỗi đau mất mẹ và tính đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức nghe thấy đứa con bảo hàng đêm vẫn có một người cha đến thăm nó, Trương Sinh đã không tìm hiểu ngọn ngành mà đổ oan cho Vũ Nương. Một người phụ nữ đẹp, luôn tuân theo "tam tòng tứ đức" mà nay lại bị nghi ngờ không đoan chính, bị chồng con ruồng bỏ, chắc chắn sẽ nghĩ đến cách tự vẫn giải oan. Người phụ nữ ấy luôn hết mực yêu thương chồng con nhưng phải chịu cái chết oan ức, thật là đáng thương!
Tôi vẫn nhớ cái lần đầu tiên đọc quyển “ Đắc Nhân Tâm “ là hồi tôi học lớp 7. Không có chân trời nào được mở ra như người ta giới thiệu. Cái điều duy nhất khiến tôi ráng đọc hết là vì đó là “ quyển sách hay nhất của mọi thời đại “. Có thể lúc đó tôi còn quá nhỏ để đủ hiểu được những lời dạy của Dale Carnegie chăng ?
Và giờ đây, tôi lại cầm quyển “ Đắc Nhân Tâm “ trên tay, đọc một cách cẩn thận, suy ngẫm và ghi chú lại tỉ mỉ. Có gì đó khác với ngày xưa rất nhiều, tôi thấy hình ảnh mình trong từng mẩu truyện, từng ví dụ của “ Đắc Nhân Tâm “. Tôi cảm nhận thấy từng lỗi lầm tôi đã phạm phải, chợt xấu hổ và chợt thấy may mắn…Một cậu thanh niên đang sống xa gia đình đang cần một sự thay đổi lớn trong cách ứng xử với mọi người. Hơn bao giờ hết, “ Đắc Nhân Tâm “ là quyển sách có thể giúp bạn một cách tuyệt vời nhất.
Đang xem: Cảm nhận về cuốn sách đắc nhân tâm
Tôi từng là một thằng nhóc cáu kỉnh, ích kỉ. Chỉ biết nghĩ đến bản thân mà chưa từng quan tâm đến suy nghĩ của người khác. Chỉ biết nhận mà không biết cho. Điều đó khiến tôi thất bại nhiều, tôi như kẻ say ngốc nghếch đứng lên và đi tiếp nhưng không tài nào chạm tay được đến thành công. Nhưng tôi không bỏ cuộc, có lẽ cần một sự thay đổi, đúng lúc ấy một người anh đã bảo tôi rằng hãy đọc “ Đắc Nhân Tâm “ đi. Lúc đó trong đầu tôi chỉ hiện lên một suy nghĩ “ có lẽ nên đọc thử qua những mưu mẹo trong ứng xử này vậy, chắc có ích đấy! “
“ Đắc Nhân Tâm của thời đại mới đòi hỏi sự hiện diện của cái Tâm, cái Tầm và cái Tài trong mỗi con người chúng ta “
Nhưng bạn ơi! Quyển sách này không chỉ bạn những mánh khoé đâu nhé, đừng hiểu nhầm ý của tôi như tôi đã từng hiểu nhầm. Vì sự chân thành, tình thương chỉ xuất phát từ trái tim. Bạn sẽ không thể nào luyện được những bí kíp này nếu bạn không nhận ra được ý nghĩa của chữ TÂM. Bạn hãy hiểu ý nghĩa của tiếng cười, của lời khen ngợi, của tất cả những thói quen tốt… “ Gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận “, bởi chỉ có thấm nhuần những ý nghĩa đó, bạn mới có thể hình thành được những dòng suy nghĩ liên tục về nó. Như vậy, ở mọi nơi trong đầu bạn sẽ luôn tự nhắc nhở bản thân làm theo những thói quen tốt đó. Hãy rèn luyện cái TÂM trước khi muốn học một kỹ năng nào bạn nhé!
Tôi đọc phần đầu của quyển sách là “ nghệ thuật ứng xử căn bản “. Trong đó có bài viết “ cha đã quên “ kể về một người cha nhìn con mình bằng đôi mắt già cỗi và muộn phiền đầy thành kiến, người cha chẳng thèm biết đến những cái tốt, điều hay và sự chân thành, hồn nhiên trong tư chất của con mình. Tôi đã giật mình khi đọc bài viết này, đã bao lần tôi cũng giận dữ vô cớ với những người xung quanh. Cảm giác xấu hổ và hối lỗi tràn ngập, lẽ ra tôi có thể làm tốt hơn nhiều. Lẽ ra tôi nên biết thông cảm thay vì oán trách họ. Lẽ ra tôi nên khen ngợi họ thay vì vạch lá tìm sâu những sai lầm của họ. Lẽ ra tôi nên đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu cảm xúc, mong muốn của họ. Lẽ ra tôi đã có nhiều bạn hơn, thành công hơn…Và có khi nào đọc quyển sách này, bạn cũng phải thốt ra “ lẽ ra…” như tôi không. Chưa có gì là quá trễ đâu, bạn à!
Bạn biết không, nụ cười là cách dễ dàng nhất để kết nối mọi người với nhau. Đó là cách tôi thích nhất trong “những cách tạo thiện cảm với người khác”. Và chỉ khỉ quan tâm đến người khác bạn mới có thể khiến họ quan tâm tới mình. Bằng cách lắng nghe những cảm xúc, vấn đề của họ, bạn đã ghi một dấu ấn trong trái tim họ rồi đó. Và bạn biết đấy, cái tên của bạn chính là âm thanh êm đềm nhất mà bạn luôn muốn nghe và tôi cũng vậy, hãy để tôi cất nó lên bằng tất cả sự thân thiện và quý trọng nhất. Bạn sẽ thấy rằng bạn quan trọng như thế nào trong trái tim tôi, điều bạn mong muốn cũng là điều tôi muốn thấu hiểu nhất ở bạn. Hãy mở rộng tấm lòng bạn với với người khác cũng như cách tôi lắng nghe nhịp đập chân thành của con tim bạn vậy.
Phần tiếp theo của quyển sách là “ 12 cách hướng suy nghĩ của người khác theo bạn “. Nghe thật thực dụng phải không, nhưng hãy thử nghĩ đi, đã bao lần bạn nói mà người khác mà họ không tiếp thu? Và sau những tiếng “ vâng, dạ “ của người khác luôn là một thái độ chống đối. Nếu thực sự như vậy thì tôi nghĩ phần này thực sự đáng để đọc đấy bạn à! Vì tranh cãi có thể bạn sẽ thắng nhưng sẽ chẳng bao giờ giúp bạn lấy được lòng tin của người khác. Bản chất con người luôn có lòng tự trọng, đừng chỉ thẳng cái sai của họ, vì sau đó chỉ là một sự ức chế không cần thiết thôi. Cái bạn cần là một chút tĩnh lặng, cho sự suy nghĩ trước cái lợi, cái hại của vấn đề. Đôi khi phải biết dằn mình lại, nhận sai nếu có lỗi. Sự đồng cảm luôn là kim chỉ nam cho mọi thành công trong giao tiếp, hãy trao quyền làm chủ cuộc nói chuyện và đề xuất ý tưởng cho họ. Bằng cách đó, họ có thể thoải mái bộc lộ hết suy nghĩ cũng như khơi gợi nguồn cảm hứng, sáng tạo. Tôi rất thích câu “ khen ngợi trước, yêu cầu sau “, chẳng có cách nào hay hơn nếu bạn muốn người khác nghe theo bạn đâu nhỉ! Ngoài ra bạn cũng có thể khơi gợi sự cao thượng và tinh thần thử thách để khuyến khích mọi người. Bằng những cách như vậy, thật đơn giản để khiến người khác nghe theo bạn. Ngày mai, bạn hãy thử bắt đầu một ngày mới như vậy nhé, bạn sẽ thấy niềm hứng khởi của người khác cũng sẽ là niềm hứng khởi của bạn đấy.
Xem thêm:
Bạn biết đấy, thay đổi một người thật khó mà phải không, “ giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời “ mà. Vì vậy hãy quên việc thay đổi người khác đi, bằng cách đơn giản hơn cho họ nhìn nhận vấn đề bằng chính con mắt của họ. Phần 4 “ chuyển hoá người khác mà không gây ra sự chống đối hay oán giận “ sẽ giúp bạn làm điều đó. Đầu tiên, hãy “ ngừng “ phê bình người khác. Chỉ “ ngừng “ thôi nhé, vì tôi biết có rất nhiều điều bạn muốn xổ ra mọi thứ vì chẳng ai chịu hiểu bạn cả. Nhưng hãy chọn cách ít gây hiểu lầm hơn, một chút khen ngợi hay tự nhận sai lầm, có khi là một lời phê bình gián tiếp sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Ngoài ra khuyến khích, gợi ý cũng như khơi gợi niềm tự hào nơi họ cũng là những cách rất hay để thay đổi suy nghĩ của họ. Sẽ thật tuyệt nếu bạn là người đầu tiên cho “ Marie rửa bát “ thấy được nét đáng yêu của cô ấy, chỉ sau một năm cô ấy đã thay đổi hoàn toàn vẻ ngoài của mình.
Xem thêm: Cách Đăng Nhập Office 365 Bản Quyền Trên Mọi, Thiết Lập Office Hoặc Microsoft 365
Gấp quyển sách lại, bạn hãy dành một phút để suy nghĩ, thầm tưởng tượng ra những sai lầm mình mắc phải. Tuy hơi xấu hổ đấy nhưng sau đó hãy thử biến nó thành một trò hề. Rồi thử nghĩ đến những điều tốt đẹp hơn mà bạn có thể làm được và hình dung những thứ bạn sẽ nhận được. Thật tuyệt phải không nào! Cũng giống như tôi từ ngày đọc quyển sách này, tôi đã cố gắng rèn luyện để thay đổi bản thân và thật sự đã làm được nhiều điều có ích cho mọi người. Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều, tôi có thể mỉm cười mọi lúc mọi nơi. Xin cảm ơn Dale Carnegie đã tặng cho tôi và các bạn một món quà vô giá như vậy.