Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lê Hoàng Phúc chép thì mk cũng có thể chép nhưng mà chép thì cô mk sẽ ko cho đâu bạn
Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông.
Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe chết máy về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.
Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.
Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.
Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.
Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo con và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương.
Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ.
Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bản lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học.
Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết:
Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi.
Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.
Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.
Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.
Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao.
Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình.
“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ.
Bản thân tôi cũng có lúc giận dỗi mẹ. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, tôi đã hiểu mẹ đã hy sinh cho mình nhiều đến chừng nào. Vì thế, mỗi ngày tôi luôn cố gắng học tập, phụ giúp mẹ thật nhiều. Có thể tôi không cho được mẹ sung sướng nhưng tôi chắc chắn có thể cho mẹ hạnh phúc mỗi ngày.
Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ.
Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.
Mùa xuân mùa đẹp nhất trong một năm, một năm mới khởi đầu bằng mùa xuân cũng là thời điểm con người thêm tuổi mới. Mỗi mùa xuân qua đi thì con người càng già đi, chỉ khác nhau là con người thì có tuổi còn mùa xuân thì không. Xuân đến rồi đi cứ thế vòng tuần hoàn của trời đất tiếp diễn.
Mùa xuân thời điểm bắt đầu vòng đời của đất trời, mùa xuân về người ta sửa soạn tươm tất để mình đẹp hơn, yêu đời hơn. Nhà cửa trang hoàng, làm mới, mua thêm vài lọ hoa trang trí trong nhà cho thêm sắc xuân. Trên bàn thờ mâm ngũ quả đầy đủ hi vọng một năm yên ấm và sung túc.
Thiên nhiên cũng thay hình đổi dạng, mùa hè cây cối bị cái nóng thiêu đốt đến xơ xác tiêu điều, mùa đông lạnh lẽo rét mướt đến mùa xuân đã đâm chồi nảy lộc, vươn mình trở nên xanh tươi, rực rỡ ban tặng cho những chú chim, chú ong, nàng bướm hoa thơm mât ngọt.
Mùa xuân cũng là thời gian sum vầy tụ họp, những con người đi xa quê hương học tập,làm việc nay trở về quê hương sum họp cùng gia đình, bạn bè. Những con người gặp nhau sau bao ngày xa cách, họ tặng cho nhau những cái bắt tay những lời chúc tốt đẹp,cái ôm, nụ hôn ấm áp và tình cảm. Và hơn tất cả mùa xuân như khiến con người trở nên gần gũi và xích lại gần nhau hơn !
Mùa xuân là như vậy đó, mùa của thiên nhiên phát triển, con người quây quần bên nhau quay về những giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình, dân tộc. Giờ đây trong tôi như cảm nhận được bông hoa tươi thắm đang tỏa hương khoe sắc. Cảm nhận được nụ cười tươi vui của mọi người, lời chúc tốt đẹp mà mọi người trao đến nhau và cảm nhận mâm cơm ngày tết nơi gia đình bên nhau ấm áp, gần gũi và hạnh phúc lạ kỳ.
Viết những dòng tâm sự ra giấy mà lòng rạo rực biết bao, tôi chỉ muốn quay về nhà thật nhanh bên những người thân và gia đình mình.
Bài làm:
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân, hạ, thu, đông. Trong các mùa, em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn.
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, cánh én chao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc.
Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao.
Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả như tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian.
Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cúng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người.
Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đủ sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa. Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.
" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây
Ơn thầy!
Thời gian chính là liều thuốc tốt nhất để cho ta quên đi những điều không vui trong cuộc sống. Những quá khứ đau thương rồi sẽ bị gió cuốn đi, đi xa mãi như những cánh bồ công anh phất phơ giữa dòng đời xô đẩy. Nhưng cũng có những điều theo ta đến suốt cuộc đời, như những giọt nước nhỏ nhoi nhưng bồi đắp trong ta bao tình cảm khó phai. Ngày 20-11 đã đến gần, những kỉ niệm về thầy cô bỗng dưng ùa về trong tôi khiến tôi bồi hồi khó tả...
Tôi còn nhớ như in cái buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng tong lành và mát mẻ. Hai tay chống cằm tôi phóng tầm mắt ra ngoài ô cửa sổ nơi dãy hành lang. Những tia nắng nhảy nhót trên những tán phượng, len lỏi qua từng kẽ lá chiếu xuống mặt sân. Không biết giờ này mẹ đang làm gì nhỉ? Có phải mẹ đang dũng bữa sáng, hay mẹ vẫn còn đang say giấc? Suy nghĩ mông lung,chợt tiếng gọi của cô làm tôi bừng tỉnh:
-Huyền! mang vở bài tập lên cho cô!
Đứa bạn ngồi bên nhéo tôi một cái đến phát điếng;
-Huyền cô gọi kìa!
Tôi ngoảnh lại, vội vã cầm quyển vở với hàng chữ nguệch ngoạclên bàn cô giáo.
Cô Thích-cô giáo chủ nhiệm lớp 2 của tôi. Có lẽ cô là người lớn tuổi nhất trong các giáo viên ở trường. Hình như lúc áy cô ngoài 50,51 gì đó. Tôi không còn nhớ rõ. Chỉ nhớ mái tốc cô bấy giờ đã điểm vài sọi bạc, đôi mắt mờ mờ nhưng ấm áp tình thương. Cô đưa cặp kính xuống, chau mày vẻ khó chịu. Cô gọi tôi đứng dậy, nghiêm khác nói:
-Huyền, con là một học sinh khá giỏi của lớp, tại sao dạo này kết quả học tập của con lại đi xuống như thế? Bài tập con làm sai hết. Cô yêu cầu con về làm lại. Con phải cố gắng hơn, nếu không cô sẽ báo cho gia đình con. Con ngồi xuống đi!
Tôi im lặng, ngồi xuống, ái ngại trước bao ánh nhìn vẻ giễu cợt của đám bạn. Buổi học hôm đó cuối cùng ũng kết thúc. Tôi ra về trong nỗi buồn nặng nề. Tôi sải bước trên con đường đày sỏi đá, hai bên đường cay xòe bống mát. Tiếng chim ríu rít trên ngọn cây, tưởng như vui nhưng không sao tôi vui lên được. Lại một ngày nữa, một ngày nữa trôi qua, mội ngày trôi qua sao dài như hàng thé kỉ. Kết quả học tập của tôi ngày càng sa sút, sa sút đến nỗi khiến cô giáo phải bàng hoàng. Buổi học hôm đó, cô đã liên lạc với bố tôi bàn về chuyện này.
Tôi ngồi đó, bên ngoài căn phòng hội đồng, lòng tôi như muốn nghẹn thở.''Ánh nắng hôm nay sao mà oi ả thé?''-tôi tự hỏi.Tôi biết, tôi biết lý do tại sao tôi trở nên như vậy. Cô giáo cũng biết, qua lời kể của bố tôi:
-Cô giáo ạ!mẹ cháu bị ốm đã hơn một tuần nay. Tôi phải thường xuyên ra bệnh viện chăm sóc cho cô ấy vì không có ai chăm nom giúp. Khi mẹ cháu ở nhà thường hay dạy cháu học. Nay chỉ còn ông bà nội ở nhà nên không dạy bảo cháu được.
Nghe đến đay hình như tôi thấy cô giáo nghẹn ngào. Cô hiểu ra tất cả, điều đó khiến tôi vui. Cô rất thương người, yêu thương đám học trò nhỏ trong lớp. Cô là người từng trải nên hiểu được tâm lí trẻ thơ như tôi. Cuối buổi hôm ấy, cô gọi tôi, nhẹ nhàng:
-Cô hiểu được hoàn cảnh của con. Từ nay cô sẽ thay mẹ con đến dạy con học bài vào buổi tối cho đến khi mẹ khỏi bệnh. Con có đồng ý không?
-Vâng ạ!Con cảm ơn cô!
Và rồi từ ngày hôm ấy, đêm nào cô cũng giành một khỏng thời gian đến dạy tôi học bài. Vì nhà cô cũng ở cùng làng nên tiện cho việc đi lại. Những hôm trời mưa tầm tã, cô không ngại khó đạp chiếc xe đạp cũ vào nhà tôi. Người cô lạnh cóng, đôi bàn tay cô run run ướt sũng. Khẽ cầm đôi bàn tay, tôi đưa nhẹ lên má,với một suynghĩ trẻ con rằng sẽ làm cô cảm thấy đỡ rét. Rồi cả những hôm trời mất điện, hai cô trò cùng nhau bên ánh đèn dầu lập lòe trong gió. Cô dạy tôi cách làm toán, dạy tôi đọc bài nhuần nhuỹen, bắt tay tôi nắn nót từng con chữ. Cái cảm giác ấy thật thân quen, ngỡ như bàn tay của mẹ. Lúc ở nhà mẹ cũng hay làm như vậy. Tôi nhớ đến mẹ, nhớ mẹ nhièu lắm!
Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, bố dẫn tôi vào bệnh viện thăm mẹ. Lòng tôi như ấm hẳn lên khi tháy mẹ đang dần khỏi bệnh. Tôi kể cho mẹ nghe về cô, mẹ vui lắm. Nhưng tôi cũng phải về khi trời đã về chièu.
Những ngày sau đó, tôi hăng hái học tập hẳn lên,thành tích mà tôi đạt được ngày càng tốt. Cô giáo quyết định cho tôi đi dự cuộc thi học sinh giỏi của trường. Điều đó làm tôi vui sướng. Tôi tự nhủ phải hoàn thành tốt để làm món qua tặng cô và mẹ. Trước ngày đi thi, cô tặng cho tôi một cây bút, cây bút hồng hà mà đối với tôi nó thật ý nghĩa. Đó là niềm ao ước của tôi khi nhìn thấy đứa bạn ngồi bên được mẹ mua cho hồi đầu năm học. Kèm theo là lời nhắn:'' Con phải cố gắng lên nhé!Nhớ tập trung,làm hết khả năng của mình,con nhớ chưa?''. Đó không chỉ là lời nhắn bình thường mà nó còn là nguồn động viên lớn lao đối với tôi, là niềm tin cho tôi chiến thắng. Ngày thi ấy, tôi đa làm rất tốt. Thật bất ngờ, không lâu sau đó chiếc bằng khen được trao đến tay tôi với niềm vui bao trùm lên tất cả. Tiếng gió khua lao xao ngoại thềm vắng, giao động ká cành. Niềm vui như được nhân đôi khi lúc dó là lúc mẹ tôi xuất viện, trở về bên tôi. Tôi ôm trầm lấy cô và mẹ, khóc thút thít như đứa con nít (vì lúc đó tôi thấy mình đã lớn). Qua đôi mắt của họ, tôi nhận thấy được niềm vui, sự hãnh diện tự hào. Mẹ hãnh diện vì đứa con ngoan, còn cô tự hào vì những thành quả mà tôi đạt được không phụ long mong mỏi của mình. Tôi thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi được sống, ban cho tôi hai người mẹ đáng kính như vậy.
''Thời gian trôi qua nhanh lắm,nếu ta không biết nắm bát và tận dụng mà cứ để nó lướt qua thỳ thật lãng phí.Muốn làm bất cứ việc gì phải kiên trì nhẫn nại cố gáng hết mình thì mới có thể đạt được kết quả cao.''. Đó là những điều tôi học được từ cô. Cho đến bay giờ, tôi đã là một cô bé 15 tuổi, biết suy nghĩ hơn về cuộc sống. Chính vì vậy tôi mới càng hiểu sâu sắc hơn những điều cô gửi gắm. Lời dạy của cô, kỉ niệm về cô, nó luông chiếm một vị trí quan trong trong trái tim tôi, khó mà quên được. Thầy cô-âm thầm, lặng lẽ như vậy đó, vậy nên, mọi người hãy quý trọng mọi thứ, dù chỉ là những điều đơn giản nhất, hãy nâng niu từng khoảnh khắc trong đời.
ko chép mạng để bn chép bài của mk ah
bn tự túc đi nhé
“Hạ tạ từ khi tháng chín vừa sang
Thu bẽn lẽn như một nàng thiếu nữ
Mùa lại hẹn trở về trên lối cũ…”
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ
ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui,
niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng
trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…
Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn
tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời
xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương.
Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi
của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương
mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh.
Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật
khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những
chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng
ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ
hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa
hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm
làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc
mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên
Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái
ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những
con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và
nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn
vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ
vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường
của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu
chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những
cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng
ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ
có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy
nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng
vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu
vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu.
Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về
nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt
hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân,
không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái
đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc
giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui
chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè
nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh
tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người
mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi
khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo
nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ
lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày
đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một
người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng
bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế,
đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo
mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ
bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ
mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến
trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong
khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được
đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm
hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy
mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm,
cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha
tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay
mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự
vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ
công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!
Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa sang thu thật
nhẹ nhàng, nó giống như một cơn gió lướt qua tâm hồn mang theo lá vàng rơi đầy
hiên và rơi đầy trên những con đường tới lớp, mang theo bầu trời thu trong veo
như cao hơn, nước thu trong veo như sâu hơn, mang theo ngày khai trường lấp
lánh niềm vui. Trong cuộc sống hối hả từng ngày, một chút cảm nhận về khoảnh
khắc giao mùa cũng khiến tôi và bạn thấy cuộc sống thật tuyệt vời.
“Cuối con đường ta gõ cửa mùa thu
Xin mượn khúc dịu dàng ru kí ức
Để ngày mai sống với gì là thực
Để thấy yêu hơn mỗi khúc giao mùa…”
Bài tham khảo 5
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ
ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui,
niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng
trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…
Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn
tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời
xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương.
Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi
của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương
mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh.
Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật
khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những
chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng
ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ
hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa
hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm
làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc
mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên
Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái
ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những
con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và
nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn
vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ
vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường
của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu
chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những
cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng
ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ
có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy
nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng
vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu
vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu.
Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về
nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt
hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân,
không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái
đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc
giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui
chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè
nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh
tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người
mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi
khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo
nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ
lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày
đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một
người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng
bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế,
đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo
mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ
bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ
mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến
trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong
khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được
đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm
hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy
mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm,
cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha
tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay
mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự
vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ
công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!
Đã từng có một Hữu Thỉnh "giật mình" trước khoảnh khắc thu về, một Xuân Diệu đắm say lúc xuân sang. Phải chăng, chính thời khắc giao mùa ấy mới là lúc con người ta rung động nhất? Và với riêng tôi, điều kì diệu nhất chính là lúc nàng xuân đưa bước chân đến với trần gian khi mùa đông vẫn còn ngậm ngùi chia tay hạ giới. Thiên nhiên và con người trong khoảnh khắc ấy thật đặc biệt.
Đó là một buổi sáng cuối năm, người ta đã treo ngoài đường đầy những câu đối đỏ, những hoa đào hoa mai. Tôi vẫn còn cuộn tròn trong chiếc chăn bông, bởi đêm qua, gió vẫn rít qua khung cửa sổ, cái lạnh vẫn còn khiến người ta phải run lên từng hồi. Mẹ gọi tôi dậy để giúp mẹ đi mua sắm chuẩn bị cho dịp tết. Ngay từ khoảnh khắc bước chân ra ngoài sân, tôi đã thấy một điều gì thật lạ. Hình như, xuân đã về thật rồi!
Tôi hít thật sâu, cảm nhận trọn vẹn bầu không khí trong lành ấy. Trời vẫn lạnh, nhưng nó không còn cắt da cắt thịt như trước nữa. Dường như vị nắng đã lan tỏa đâu đây. Nắng đậu trên nhành cây, trên mái hiên hay trên bàn tay tôi đang mở rộng. Ồ, thì ra xuân đưa nắng đến thật rồi. Nắng như nàng thiếu nữ còn ngại ngùng ngó qua làn mây. Chút nắng ấy nhẹ lắm, dường như phải nhìn thật kĩ mới có thể cảm nhận. Nắng mới ấy còn chưa kịp tỏa rộng khắp không gian, tôi lại cảm nhận được làn da mình hơi ươn ướt, lòng chợt phơi phới vì hạt mưa xuân đầu tiên. Mưa không đủ mạnh để làm ướt con đường làng, nhưng đủ để ta thấy được, xuân đã về thật rồi. Là mùa đầu tiên, là mùa của hạnh phúc bắt đầu với nắng và mưa thật dịu nhẹ.
Lúc này, tôi mới chợt nhận ra khu vườn của mình đã bắt đầu thay đổi. Cây cối không còn khẳng khiu như ngày hôm qua nữa, xuân đến mang cho nó một sức sống mới. Những chồi non mới nhú lên được một chút, như ngại ngùng với thế giới xung quanh. Màu xanh đã bắt đầu điểm khắp khu vườn, báo hiệu cho những điều mới mẻ. Và nhìn kìa, những chú chim non đang rúc đầu trong lòng mẹ một cách ngon lành. Những chú chim đi tránh rét đã bắt đầu quay về với bầu trời xanh. Cả không gian nhộn nhịp với màu xanh của chồi non, màu vàng nhạt của nắng và tiếng chim hát khúc ca mùa xuân. Mọi thứ dường như đã sẵn sàng để đón chào một mùa xuân mới.
Trên đường đi chợ, tôi mới thực sự cảm nhận được bước đi của mùa xuân. Xuân về trên con đường làng xanh màu cỏ, đậu trên những mái nhà ngói đỏ, hay rạng rõ trên khuôn mặt con người. Làng quê nhỏ hôm nay không còn vắng vẻ như những ngày lạnh nữa. Người ta mang chổi ra để dọn dẹp khoảng sân trước nhà, có nhà lại gọi con cháu ra để tỉa cây, để trang trí cây đào cây quất. Xuân mang đến một sinh khí mới cho cả quê hương. Và đặc sản của mùa xuân cũng đã về đến từng nhà. Những người lớn ngồi bên hiên nhà gói bánh chưng, trẻ con ríu rít xung quanh để giúp đỡ, để cười đùa. Tiếng cười cứ thế vang lên mãi làm mùa xuân cũng náo nức về nhanh hơn.
Nhưng mùa xuân đến, tôi cũng chợt giật mình vì điều gì đó. Có phải xuân làm cho khuôn mặt của những kiếp lang thang cơ nhỡ, những người không thể đoàn tụ với gia đình thêm trùng xuống? Xuân mang đến thêm khó khăn cho những gia đình nghèo, khi phải lo cho con tấm áo mới, phải có mâm cơm tươm tất cúng tổ tiên. Và cũng khi mùa xuân, ta giật mình nhận ra cha mẹ già thêm một tuổi, và ngày ta xa họ càng gần. Xuân là thế, không chỉ có nắng mà vẫn còn mưa, không chỉ có hạnh phúc mà còn mang cả nỗi buồn.
Với riêng tôi, khoảnh khắc chuyển từ đông sang xuân thực sự là kì diệu. Cảm nhận được rằng, những kỉ niệm của năm cũ vẫn còn vấn vương, những niềm vui nỗi buồn cũ vẫn thấp thoáng đâu đây. Nhưng cũng tự lòng mình phải biết rằng, cần hướng đến những điều mới mẻ, cần nỗ lực, cần cố gắng nhiều hơn. Hay nói đúng hơn, đó là khoảnh khắc của trưởng thành!
Bạn biết không, cuộc đời của chúng ta là hữu hạn, chẳng biết sẽ còn mấy lần được sống trong khoảnh khắc ấy nữa. Hãy cứ yêu lấy những lúc giao mùa, để biết rằng xung quanh mình có thiên nhiên, cuộc sống, có những hạnh phúc giản đơn mà chân quý như vậy.