K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2023

Hiện nay nhờ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên mỗi năm vẫn tăng thêm 1 triệu người. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX , nước ta lại có hiện tượng bùng nổ dân số do nhiều nguyên nhân khác nhau : Do những tiến bộ vè khoa học -kĩ thuật, đặc biệt là y tế ; Tỉ lệ nhận thức còn hạn chế ; Tâm lí sinh mù trong chiến tranh ;... Thay vào đó những hậu quả mà con người chịu là : Dân số động tạo sức ép lớn đến tài nguyên môi trường , nâng cao kinh tế chất lượng cuộc sống. Vậy nên chúng ta nên thực hiện tốt chính sách dân số.Đề ra những biện pháp như : kế hoạch hóa gia đình, thực hiện tuyên truyền đẩy mạnh kinh tế, kĩ thuật hiện đại , kiểm dịch cơ cấu kinh tế , tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Học tốt 

10 tháng 9 2021

1. Mỗi nhà 2 con, vợ chồng hạnh phúc.

2. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mình.

21 tháng 9 2021

1.Đẻ ít cho đít đỡ đau

2.Môi trường là cuộc sống-cuộc sống là môi trường

 Vị thành niên (VTN): “giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn”
– Độ tuổi vị thành niên: từ 10 đến 19 tuổi, chiếm 20% dân số
– Sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN): “Là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi VTN, chứ không chỉ là không có bệnh  hay khuyết tật của bộ máy đó”.

  1. Thứ hai: NHỮNG THAY ĐỔI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
  2. Thay đổi về thể chất:

*NỮ
– Phát triển chiều cao.

– Phát triển cân nặng.

– Tuyến vú phát triển → Ngực to ra.

– Khung chậu phát triển → mông to ra (to hơn nam giới).

– Phát triển lông mu.

– Đùi thon.

– Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển.

– Có kinh nguyệt.

– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.
*NAM
– Phát triển chiều cao.

– Phát triển cân nặng.

– Phát triển lông mu.

– Thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.

– Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển.

– Ngực và hai vai phát triển.

– Các cơ của cơ thể rắn chắc.

– Lông trên cơ thể và mặt phát triển, xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục.

– Dương vật và tinh hoàn phát triển.

– Bắt đầu xuất tinh.

– Trái cổ do sụn giáp phát triển.

– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.

Chú ý: Thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng: bộ máy sinh dục đã trưởng thành, các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục, nam có thể làm cho nữ giới mang thai và nữ có thể có thai và sinh con.

  1. Thay đổi về tâm sinh lý:
  2. Nhân cách:

– Cố gắng làm được những điều mình mong muốn.

– Thường đặt ra những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm gì?

  1. Tâm lý: Cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa.

– Muốn được đối xử như người lớn.

– Muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình, thường xảy ra những

xung đột giữa trẻ VTN và cha mẹ.

  1. Tình cảm:

Quan tâm và có cảm giác lạ với người khác phái, yêu đương nông cạn, quan hệ tình dục không an toàn.

III. Thứ ba : TÌNH YÊU LÀ GÌ?

Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt, là biểu hiện cao nhất của tình người, tuy nhiên tình yêu nam nữ không đồng nghĩa với việc quan hệ tình dục và hấp dẫn giới tính.

Tình yêu tuổi vị thành niên có nghĩa là

– Các em yêu nhau, cuốn hút nhau một cách mãnh liệt từ những cái cảm tính bề ngoài,…

– Đó là mối tình thuần khiết và lí tưởng,…; Thường chứa nhiều niềm vui và nỗi lo âu.

– Sự lý tưởng hóa tình yêu giúp cho tình yêu ở lứa tuổi này trở nên bay bổng.

– Các em nữ bước vào tuổi dậy thì sớm hơn các em nam nên các em thường tự tin, mạnh dạn hơn.

Như thế:.Tác động tích cực của tình yêu tuổi vị thành niên là:

– Kỉ niệm, kí ức đẹp.; Thúc đẩy học tập, Vui vẻ, hoạt bát hơn

– Biết chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống có trách nhiệm hơn.; Sống có mục đích, lí tưởng, định hướng tương lai.

Tác động tiêu cực của tình yêu tuổi vị thành niên

– Chểnh mảng học tập ( khi cãi nhau), tốn thời gian nghĩ ngợi vẩn vơ. Tốn tiền nhắn tin, đi chơi, ăn quà,…

– Học đòi, chứng tỏ cái tôi bản thân, Bị ảnh hưởng bởi cái xấu của bạn bè.

– Luôn lo lắng những chuyện không đâu, hay buồn hơn.

  1. Thứ tư: CÁC NGUY CƠ HAY GẶP Ở TUỔI VTN

Do những thay đổi trên mà VTN dễ bị: dụ dỗ, mua chuộc, lường gạt, xâm hại và dễ bắt chước.

  1. Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn , hậu quả:

1.1. Mang thai sớm ngoài ý muốn:

– Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ.
– Do khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi sanh dễ phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.

– Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu.

– Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành.

– Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.

– Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm, dễ chán nản, cảm thấy cách biệt với gia đình và bạn bè.

– Bị người kia bỏ rơi hoặc phải cưới gấp với người mà bạn không muốn có cam kết cuộc sống với người đó.

– Bản thân và gia đình phải gánh chịu những định kiến của xã hội.

– Gánh nặng về kinh tế khi nuôi con.

– Góp phần làm tăng chi phí xã hội, tăng dân số.

– Phá thai có thể đưa đến các tai biến: choáng, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh …

1.2. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLQĐTD) và HIV/AIDS.
2. Dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá, ma túy.

  1. Thứ năm: VTN CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH NHỮNG TÁC HẠI?
  2. Rèn luyện về kỹ năng sống:

– Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.

– Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và có trách niệm.

– Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao cho phù hợp và điều độ.

– Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

  1. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục:
    a. Nữ:

* Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt (thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời gian hành kinh).

* Đến 15-16 tuổi mà không có kinh nguyệt thì phải đi khám.

* Uống viên sắt: kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, mỗi tuần uống 01 viên, liên tục 16 tuần trong 01 năm (16 viên/năm) để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.
b. Nam:

* Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để đi khám bệnh kịp thời như: hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, vị trí bất thường của lỗ tiểu.

* Không mặc quần lót quá bó sát, chật hẹp

  1. Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy; tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy.
  2. Không nên quan hệ tình dục (QHTD) trước tuổi trưởng thành
  3. Biết các kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục

– Không đi một mình ở nơi tối tăm.

– Không ở trong phòng kín một mình với người lạ

– Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do.

– Không đi nhờ xe người lạ.

– Không để người lạ vào nhà nhất là khi ở nhà một mình.

– Biết cách ứng phó với nguy cơ bị xâm hại như:

 + Đẩy kẻ xấu ra, không để cho họ động vào bản thân,..

 + Đứng ngay dậy, chạy thật nhanh tới chỗ có nhiều người và la hét để nhiều người biết và giúp đỡ;

 + Kêu cứu, hô hoán để nhận sự giúp đỡ;

 + Phải nói ngay với người lớn, người thân trong gia đình để có biện pháp giải quyết kịp th

28 tháng 9 2021

1. Kiến thức

 - Biết số dân số ở nước ta là 90,7 triệu người (năm 2014)

 - Biết số dân số , mật độ dân số, thành phần dân tộc. ở địa phương.

 - Xây dựng được bài tuyên truyền về vấn đề dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên theo các chủ đề:

+ các biện pháp phòng tránh thai.

+ Phòng chống lây nhiễm HIV/ AIDS.

+ Tình trạng mang thai, phá thai ở độ tuổi vị thành niên.

+ Tình trạng buôn bán trẻ em giá ở Việt Nam.

+ Có kiến thức, kĩ năng để xử lí các tình huống thực tế về dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

- Tuổi vị thành niên; Tình bạn khác giới và tình yêu; Sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn; Mang thai ở tuổi vị thành niên và biện pháp phòng chống; Sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên.

2. Kĩ năng

- Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số.

- Tìm hiểu thực tế để nhận biết và trình bày trước lớp.

+ Có kĩ năng để xử lí các tình huống thực tế về dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

 3. Thái độ

- Tham gia tuyên truyền và vận động người thân, bạn bè, cộng đồng thực hiện tốt Luật dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

4. Định hướng hình thành các năng lực

Năng lực tư duy tổng hợp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng bản đồ và sử dụng số liệu thống kê; tìm kiếm và xử lí thông tin.

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

 

BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM QUÝ I NĂM 2021

Năm 2021, dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế ILO, Tổng cục Thống kê đã tổ chức thu thập và tính toán các chỉ tiêu thống kê lao động việc làm áp dụng Khung khái niệm mới đã được các quốc gia thống nhất sử dụng tại Hội nghị quốc tế về thống kê lao động việc làm lần thứ 19 tổ chức vào tháng 10 năm 2013 tại Geneva, Thụy Sĩ. Khung khái niệm này có tên gọi chung là tiêu chuẩn ICLS 19 được ban hành để thay thế tiêu chuẩn ICLS 13, năm 1982. Tiêu chuẩn ICLS 19 ra đời thay thế tiêu chuẩn ICLS 13 trong bối cảnh tốc độ khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới đã chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường hiện đại với tình trạng phụ thuộc vào các sản phẩm tự cung tự cấp hầu như không đáng kể. Theo tiêu chuẩn mới ICLS 19, những người làm việc với mục đích sản xuất sản phẩm tự cung tự cấp trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ không được xác định là những người có việc làm như quy định trước đây của tiêu chuẩn ICLS 13. Tiêu chuẩn ICLS 19 được khuyến nghị sử dụng chung trên toàn thế giới với mục tiêu đảm bảo tính so sánh giữa các nền kinh tế thị trường có trình độ phát triển khác nhau của tất cả các quốc gia.

Từ quý I năm 2021, Tổng cục Thống kê sẽ chính thức công bố các chỉ tiêu thống kê về lao động việc làm dựa theo tiêu chuẩn ICLS 19. Hơn nữa, để đánh giá đầy đủ sự biến động của thị trường lao động qua thời gian, Tổng cục Thống kê sẽ đồng thời tính toán và công bố lại các chỉ tiêu thống kê lao động việc làm theo tiêu chuẩn ICLS 19 của các quý từ năm 2019 đến nay làm căn cứ so sánh. Các thông tin về người lao động làm công việc tự sản tự tiêu trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng được ghi nhận và công bố trong báo cáo này.

1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước

Bức tranh về nền kinh tế toàn cầu đã trải qua một năm đầy biến động với “gam màu tối” là chủ đạo do ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch Covid-19. Tháng 12 năm 2020, vắc – xin ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ra đời giúp kiểm soát đại dịch và khôi phục hoạt động kinh tế. Kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kể.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt mức 4% và tăng trưởng của Việt Nam, một trong số ít quốc gia có tăng trưởng dương năm 2020, dự kiến đạt 6,8%.

Trong lĩnh vực lao động việc làm, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định thị trường lao động việc làm đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu phục hồi sau những gián đoạn chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra trong năm 2020. Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của đại dịch vẫn còn đang tiếp diễn. Báo cáo tác động Covid-19 của tổ chức này đưa ra số liệu mới nhất cho thấy số giờ làm việc toàn cầu năm 2020 đã sụt giảm 8,8% so với quý 4 năm 2019. Mức độ sụt giảm này bao gồm cả số giờ làm việc bị giảm của những người vẫn có việc làm và những người bị mất việc. Đáng lưu ý, khoảng 71% số người bị mất việc (tương đương 81 triệu người) quyết định rời bỏ thị trường lao động thay vì đi tìm công việc khác và trở thành người thất nghiệp. Những thiệt hại vô cùng lớn này khiến thu nhập từ lao động trên toàn cầu giảm 8,3%, tương đương với 3,7 nghìn tỷ đô la Mỹ hay 4,4% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Ở trong nước, dịch Covid-19 bùng phát ở một số địa phương vào những ngày giáp Tết Nguyên đán năm nay đã tác động đến tình hình lao động, việc làm của cả nước và ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm và cải thiện thu nhập của người lao động trong quý I. Kết quả điều tra lao động việc làm quý I năm 2021 ghi nhận số người tham gia thị trường lao động giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức và lao động thiếu việc làm đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Thu nhập của người lao động tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ trước khi có dịch.

2. Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động việc làm

Hiện nay, cả nước vẫn còn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19

Mặc dù những nỗ lực khôi phục kinh tế đi đôi với phòng chống dịch đã phần nào cải thiện các gam màu xám của tình hình lao động việc làm trong nước, nhưng trong quý I năm 2021, cả nước vẫn còn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 trong đó nam giới chiếm 51,0% và số người trong độ tuổi từ 25 đến 54 chiếm gần hai phần ba.

Trong tổng số 9,1 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, có 540 nghìn người bị mất việc, 2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động báo cáo họ bị giảm thu nhập.

Lao động khu vực thành thị chịu tác động nhiều hơn khu vực nông thôn với 15,6% lao động khu vực thành thị còn bị ảnh hưởng, trong khi đó con số này ở nông thôn là 10,4%.

Nhóm lao động thất nghiệp chịu tác động mạnh mẽ nhất khi 36,3% trong số họ vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực, tiếp đó là lao động có việc làm (15,5%), chỉ có 4,3% lao động không hoạt động kinh tế còn chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch này.

Xét theo 3 khu vực, khu vực ít chịu tác động nhất của đại dịch là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 7,5% lao động cho biết chịu tác động tiêu cực của đại dịch. Đứng thứ hai là khu vực công nghiệp và xây dựng với 16,5% lao động bị ảnh hưởng. Lao động trong khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm tỷ lệ 20,4%.

Lực lượng lao động quý I năm 2021 giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Xu thế tăng về số lượng lao động của năm sau so với cùng kỳ các năm trước đã không còn là điều hiển nhiên

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2021 là 51,0 triệu người, giảm 1,1 triệu người so với quý trước và giảm 180,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. So sánh với quý trước, sự sụt giảm của lực lượng lao động là xu thế thường quan sát được trong nhiều năm kể cả những năm trước khi xảy ra đại dịch do tâm lý “tháng giêng là tháng ăn chơi” của nhiều lao động sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 ngay trước dịp Tết Nguyên đán đã làm thay đổi xu thế tăng thường thấy so với cùng kỳ các năm trước. Thông thường, theo đà tăng dân số, lực lượng lao động năm sau luôn tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lực lượng lao động quý I năm 2021 xuống thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 200 nghìn người và thấp hơn cùng kỳ khi chưa có dịch (năm 2019) khoảng 600 nghìn người.

Sự bùng phát lần thứ 3 của đại dịch Covid-19 làm suy giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trong 2 quý cuối năm 2020 đồng thời khiến nhiều người lao động, đặc biệt phụ nữ trở thành lao động có việc làm phi chính thức

Trong quý I năm 2021, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 49,9 triệu người, giảm 959,6 nghìn người so với quý trước và giảm 177,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và ở nam giới (tương ứng là giảm 491,5 nghìn người và 713,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước).

Trong năm 2020, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã làm thị trường lao động suy giảm mạnh trong quý II, số lao động có việc làm giảm từ 50,1 triệu người trong quý I xuống còn 48,1 triệu người, giảm gần 2 triệu người. Cũng trong năm này ở hai quý tiếp theo, do sự kiểm soát dịch tốt cùng việc thực hiện nới lỏng cách ly xã hội và những chính sách hỗ trợ ảnh hưởng của Chính phủ, thị trường lao động có có sự phục hồi trở lại, lao động có việc làm tăng lên đạt mức 50,9 triệu người, gần đạt được mức trước khi xảy ra dịch Covid-19 là 51,0 triệu người. Tuy nhiên, đến quý I năm 2021, sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid với những diễn biến phức tạp ngay trong dịp Tết nguyên đán, đã làm giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trước đó. Lao động có việc làm giảm còn 49,9 triệu người, giảm 1,8% so với quý trước và giảm 0,36% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 2: Số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm các quý, giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Triệu người

Sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng đã khiến 19,9% lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và 19,0% lao động trong các doanh nghiệp/Hợp tác xã còn bị ảnh hưởng, chủ yếu là giảm thu nhập hoặc giảm giờ làm.

Tuy nhiên, dịch Covid 19 cũng góp phần thay đổi thói quen làm việc, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin của người lao động nhằm thích nghi với các diễn biến khó lường của đại dịch. Kết quả điều tra cho thấy, trong quý I năm 2021, có hơn 78 nghìn lao động cho biết do đại dịch Covid-19 nên họ đã chuyển đổi từ việc không ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sang có ứng dụng CNTT trong công việc của mình.

Trong quý I năm 2021, số người có việc làm phi chính thức là 20,7 triệu, giảm 251,7 nghìn người so với quý trước và tăng 525,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý I năm 2021 là 57,1%, tăng 1,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này tăng cao ở khu vực nông thôn (tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước tương ứng là 2,1 và 2,6 điểm phần trăm) và ở nữ giới (tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước tương ứng 1,8 và 2,5 điểm phần trăm).

Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng, mặc dù số người có việc làm giảm nhưng số phụ nữ có việc làm lại tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức tăng này ở phụ nữ chủ yếu là do tăng về số người có việc làm phi chính thức khiến tỷ lệ lao động phi chính thức của nữ giới tăng mạnh hơn so với nam giới (2,5 điểm phần trăm so với 1,2 điểm phần trăm). Đây có thể là do tác động của yếu tố giới khi tham gia thị trường lao động dưới tác động của đại dịch Covid-19: nữ giới dễ thỏa hiệp và không có nhiều cơ hội lựa chọn các công việc khi tham gia thị trường lao động so với nam giới, họ bắt buộc phải chấp nhận làm các công việc kém ổn định hơn miễn là có thể đảm bảo thu nhập cho bản thân và gia đình.

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ ba ngay trước và trong dịp Tết nguyên đán làm tăng đáng kể số lao động thiếu việc làm so với quý trước và cùng kỳ năm trước

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 971,4 nghìn người; tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 là 2,20%; tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Hình 3: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3,88%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 1,51%; khu vực dịch vụ là 1,76%. Mặc dù khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn có tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động cao nhất nhưng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thiếu việc làm trong khu vực này đã giảm đi 0,8 điểm phần trăm, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,86 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 0,31 điểm phần trăm. Rõ ràng, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc làm lan rộng sang cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Hình 4: Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong độ tuổi theo khu vực kinh tế quý I, giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: %

Thu nhập bình quân tháng của người lao động đạt 6,3 triệu đồng, tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước

Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2021 đạt 6,3 triệu đồng, tăng 339 nghìn đồng so với quý trước và tăng 106 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn 1,4 lần của lao động nữ (tương ứng 7,3 triệu đồng so với 5,2 triệu đồng); thu nhập bình quân lao động khu vực thành thị cao hơn 1,5 lần lao động khu vực nông thôn (tương ứng 7,9 triệu đồng so với 5,4 triệu đồng).

Bất chấp sự bùng phát của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân của người lao động quý I năm 2021 vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước và tăng ở cả ba khu vực kinh tế. Thu nhập bình quân tháng người lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3,6 triệu đồng, tăng 181 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng có thu nhập bình quân là 7,2 triệu đồng, tăng 112 nghìn đồng và thu nhập bình quân của lao động trong khu vực dịch vụ là 7,5 triệu đồng, tăng 55 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân cao nhất, tăng 5,2%; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng là 1,5% và khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng thu nhập bình quân thấp nhất, tăng 0,8%.

Hình 5: Thu nhập bình quân tháng người lao động theo khu vực kinh tế, quý I năm 2020 và 2021

Đơn vị: Triệu đồng

Mặc dù thu nhập bình quân chung tăng nhưng mức tăng này không đều giữa các ngành. Một số ngành vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và thu nhập của lao động trong ngành đó bị sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Đó là các ngành: nghệ thuật, vui chơi giải trí, giảm 5,2% (giảm 359 nghìn đồng); vận tải kho bãi giảm 2,7% (giảm 234 nghìn đồng).

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương quý I năm 2021 đạt 7,2 triệu đồng, tăng 556 nghìn đồng so với quý trước và tăng 132 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Lao động nam có thu nhập bình quân cao gấp 1,2 lần lao động nữ (7,6 triệu đồng so với 6,6 triệu đồng).

Số người thất nghiệp giảm so với quý trước nhưng tăng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo tăng lên so với cùng kỳ năm trước

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là gần 1,1 triệu người, giảm 137,0 nghìn người so với quý trước và tăng 12,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 2,42%, giảm 0,21 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo (viết gọn là tỷ lệ NEET, từ tiếng Anh là Youth not in employment, education or training) trong quý I năm 2021 là 16,3%, tương đương với gần 2 triệu thanh niên; tăng 0,9 điểm phần trăm tương đương với 51,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ NEET ở khu vực thành thị, nông thôn, nam, nữ đều tăng so với cùng kỳ năm trước, tương ứng là 1,0 điểm phần trăm; 0,7 điểm phần trăm; 1,1 điểm phần trăm và 0,6 điểm phần trăm. Như vậy, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm cũng như học tập của thanh niên, làm tỷ lệ NEET tăng lên.

Hình 6: Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo quý I năm 2020 và 2021

Đơn vị: %

Hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ; việc tận dụng nhóm lao động này trở nên hạn chế hơn trong bối cảnh dịch Covid-19

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường, phản ánh tình trạng dư cung về lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại. Tỷ lệ này thường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về kinh tế – xã hội.

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam trước khi dịch Covid-19 xuất hiện ở các quý năm 2019 chỉ ở mức 4%. Tuy nhiên tỷ lệ này bắt đầu tăng lên khi dịch Covid-19 xuất hiện tại nước ta, chiếm 4,8% vào quý I năm 2020 và tăng lên mức cao nhất là 6,2% vào quý II năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát. Khi các hoạt động kinh tế – xã hội dần được khôi phục vào cuối năm 2020, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng giảm xuống còn 4,4% vào quý IV năm 2020 và tăng lên 4,9% vào quý I năm 2021 khi dịch Covid-19 quay trở lại.

Hình 7: Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng các quý, giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: %

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng Quý I năm 2021 của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (5,0% so với 4,9%), của lao động nam cao hơn lao động nữ (5,2% so với 4,6%). Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người dưới 35 tuổi (53,2%), trong khi đó lực lượng lao động dưới 35 tuổi chỉ chiếm 36%. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ và trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất hiện, việc nghiên cứu các chính sách để tận dụng nhóm lao động này càng trở nên cần thiết.

Hình 8: Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động và lao động không sử dụng hết tiềm năng, quý I năm 2021

Đơn vị: %

Trong toàn nền kinh tế, vẫn còn 3,5 triệu người lao động làm công việc tự sản tự tiêu trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nữ giới chiếm gần hai phần ba lực lượng này

Lao động tự sản tự tiêu là lao động sản xuất ra sản phẩm với mục đích chủ yếu để cá nhân, gia đình sử dụng. Quyết định về sản xuất của lao động tự sản tự tiêu chủ yếu hướng về bản thân và gia đình nên thường đặc trưng bởi tính khép kín, tính phi lợi nhuận đi kèm với hiệu quả thấp và năng suất không cao. Chính vì vậy, khi kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ phát triển, hình thức sản xuất này ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, với một nước đang phát triển như Việt Nam, số người làm các công việc này trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng vẫn còn khá cao.

Theo ước tính, số lao động sản xuất tự sản tự tiêu quý I năm 2021 là 3,5 triệu người, chiếm khoảng 4,7 phần trăm số người từ 15 tuổi trở lên, tăng 113 nghìn người so với quý trước và tăng 84,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Số lao động này hầu hết nằm ở khu vực nông thôn và có gần 2/3 số người tự sản tự tiêu quý I năm 2021 là nữ giới. Lao động tự sản tự tiêu chủ yếu thuộc độ tuổi từ 50 trở lên (chiếm 59,4%). Tỷ lệ lao động tự sản tự tiêu trên dân số cao nhất thuộc về nhóm 60-64 tuổi (9,9%). Số liệu cho thấy, trong số 3,5 triệu lao động tự sản tự tiêu, có hơn 200 nghìn lao động tự sản tự tiêu hiện tại vẫn còn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (chiếm 5,8%).

Hình 9: Tỷ lệ lao động tự sản tự tiêu trên dân số theo nhóm tuổi, quý I năm 2021

                                                                                                                 Đơn vị: %

Số giờ làm việc nhà bình quân của lao động tự sản tự tiêu là 16,4 giờ (tương đương khoảng 2,3 giờ/ngày). Lao động nữ giới tự sản tự tiêu không chỉ tham gia làm việc nhà nhiều hơn nam giới mà số giờ làm việc bình quân của họ cũng cao hơn rất nhiều so với nam giới. Bình quân, mỗi tuần, lao động nữ giới tự sản tự tiêu phải dành 19,3 giờ cho các công việc không được trả công trả lương trong gia đình trong khi con số này ở nam giới là 11,3 giờ.

Hầu hết tất cả lao động sản xuất tự sản tự tiêu đều không có bằng cấp, chứng chỉ (chiếm 93,5%). Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng đòi hỏi, yêu cầu cao về tay nghề, kỹ năng cũng như dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới tình hình lao động việc làm, cơ hội để nhóm lao động này có một công việc trên thị trường lao động sẽ trở nên khó khăn hơn.

3. Kết luận và khuyến nghị

Nhìn chung, những con số thống kê về tình hình lao động việc làm quý I năm 2021 đã phản ánh những khó khăn và biến động của nền kinh tế nói chung và thị trường lao động Việt Nam nói riêng trong thời gian qua. Những khó khăn này là thách thức rất lớn đối với các nỗ lực của Chính phủ trước chủ trương hoàn thành tốt mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế vừa chiến thắng đại dịch. Trước tình hình đó, Tổng cục Thống kê đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch vẫn còn diễn biến khó lường. Cụ thể như sau:

– Tích cực nghiên cứu triển khai ngay việc cấp hộ chiếu vaccine, xây dựng các tiêu chí cần thiết để mở cửa thị trường du lịch quốc tế để giúp ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng không bỏ lỡ cơ hội để phục hồi và phát triển. Các ngành này phát triển sẽ thu hút lượng lớn lao động tham gia, góp phần tận dụng tốt hơn tiềm năng sẵn có của lao động.

– Hiện nước ta vẫn còn 3,5 triệu lao động sản xuất sản phẩm nông nghiệp với mục đích chủ yếu để bản thân và gia đình sử dụng. Khoảng 93,5% lao động tự sản tự tiêu không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và hơn một nửa trong số họ đang trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn tiềm năng vô cùng phong phú có thể tận dụng để phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần triển khai những chính sách dành riêng để thu hút đối tượng này tham gia thị trường lao động, một mặt góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội nói chung và một mặt giúp cải thiện đời sống của người lao động.