K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2018

Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh lao (ngày 24 tháng 03). Và thông điệp “Bệnh lao có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Chữa khỏi bệnh lao là cách phòng bệnh tốt nhất” .Trên thế giới, lao là bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong đứng thứ hai, chỉ sau HIV. Tại Việt Nam, lao là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất. Lao lây lan nhanh chóng tới mức báo động, vi khuẩn lao đã bị kháng thuốc và phát triển lây lan bệnh nhanh chóng từ người này sang người khác.

 Bệnh lao là gì ?

Lao là một bệnh lý do vi trùng gây ra. Vi trùng là vi sinh vật rất nhỏ, không nhìn được bằng mắt thường, có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi, bao gồm cả bên trong cơ thể con người. Nếu vi trùng lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể tự chống lại nó, bạn có thể sẽ mắc bệnh lao.

Bệnh lao phổi thường gặp nhất, nhưng bạn cũng có thể mắc bệnh lao ở nhiều nơi khác trên cơ thể (ví dụ như lao xương, lao hạch, hoặc lao ở não).

Triệu chứng của bệnh lao

- Sốt nhẹ vào chiều và tối

- Chán ăn, giảm sút cân

- Da xanh, thiếu máu

- Cảm thấy mệt triền miên

- Ăn không ngon miệng

- Giảm cân vô cớ

- Ho kéo dài hơn ba tuần lễ

- Sốt

- Ra mồ hôi về đêm

Lao phổi:

- Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, ho có đờm, ho ra máu.

- Tức ngực, khó thở.

Lao hạch: Xuất hiện các hạch to dính với nhau thành từng khối nổi rõ trên da, ấn vào không đau.

Lao xương khớp: đau tại vị trí bệnh.

Lao màng não: đau đầu, nôn, táo bón, nặng thì hôn mê, co giật.

24 tháng 2 2018

t yêu m giang         <3

18 tháng 11 2021

không chép mạng ?

nếu không muốn chép mạng thì bạn tự nghĩ đi nên đây hỏi xong chép vô vở khác gì là bạn chép mạng đâu 

tóm lại là  bạn không muốn chéo mạng thì tự nghĩ và viết đi nha

18 tháng 11 2021

Không chép mạng ư ? Mình nghĩ bạn có thể lên mạng THAM KHẢO và lấy 1 ít ý tưởng của ngta vào bài của mình, chứ không có thể nghĩ ra hết rồi trl cho bạn đâu ạ

7 tháng 11 2018

sao m.n hok trước tui ko zậy zời

7 tháng 11 2018

ko tui làm báo tường mà

21 tháng 1 2019

Những điều cần biết và làm để phòng tránh nhiễm giun

      Như chúng ta biết trẻ em Việt Nam tỉ lệ nhiễm giun chiếm tỉ lệ tương đối cao(80-90%) bị nhiểm giun, tức là cứ 10 em thì có 8-9 em bị nhiễm giun. Vậy cô và các em cùng tìm hiểu nguyên nhân và đường lây truyền của chúng.

1. Nguyên nhân.

Nguyên nhân chính là do giun sống trong ruột người, hàng ngày chúng đẻ ra rất nhiều trứng. Trứng theo phân ra ngoài đất phát triển rồi lại quay trở lại nhiểm bệnh cho người khác và cho chính mình.

2. Đường lây truyền và tác hại của giun.

   - Giun tóc, giun đũa: lây nhiễm chủ yếu là qua đường miệng do chúng ta ăn phải thức ăn bẩn. khi vào miệng trứng nở thành giun. Nhờ hút các chất dinh bổ ở người, chúng phát triển thành giun trưởng thành rồi lại đẻ trứng.

  + Giun sống trong ruột người gây ra rất nhiều tác hại, nhất là đối với cơ thể trẻ em. Chúng hút các chất dinh dưỡng làm cơ thể gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh. Giun còn tiết ra các chất độc làm cho cơ thể có thể bị nhiễm độc. xanh xao, vàng vọt, kém ăn. Đôi khi giun còn gây đâu bụng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, giun chui ống mật…

  - Giun móc: lây nhiễm chủ yếu là qua da do trứng giun khi ra ngoài đất nở thành ấu trùng, ấu trùng này chui qua da khi tiếp xúc trực tiếp với đất.

  + Giun móc bám vào ruột hút máu làm cơ thể các em bị thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, chậm phát triển, học kém, hay buồn ngủ trong giờ….

3. Biện pháp phòng ngừa nhiễm giun.

  - Rữa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi trên đất và trước khi đi đại tiện.

 - Luôn cắt móng tay sạch và không mút ngón tay.

 - Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất.

 - Không ăn thức ăn chưa rữa sạch.

 - Không ăn thức ăn chưa nấu chín.

 - Không uống nước khi chưa đun sôi.

 - Đại tiện đúng nơi qui định.

 - Vận động cha mẹ xây hố xí hợp vệ sinh, không dung phân tươi bón ruộng, nuôi cá.

 - Tẩy giun đều đặn năm 2 lần, vận động mọi người trong nhà cùng tham gia tẩy giun.

 - Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.

Trên đây là nguyên nhân, đường lây truyền và các cách phòng ngừa bệnh, các em cần nắm chắc để phòng tránh những bệnh do giun sán gây ra

PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN SÁN

Nhiễm giun sán là một tình trạng khá phổ biến ở các nước kém phát triển và đang phát triển, đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vệ sinh kém và Việt Nam là một trong số đó.​

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mang loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều. Riêng ở trẻ nhỏ hầu hết đều có giun​.“Phòng chống giun sán” luôn luôn là một vấn đề nóng hổi và là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Bởi nó ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới sức khoẻ của mỗi chúng ta. Đặc biệt đối với trẻ em.

 Như chúng ta đã biết trẻ em Việt Nam tỉ lệ nhiễm giun chiếm tỉ lệ tương đối cao(80-90%) bị nhiểm giun, tức là cứ 10 em thì có 8-9 em bị nhiễm giun.

 Hiện nay , với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc  trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm , nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm , tránh khỏi tình trạng nhiễm giun sán .

Nhưng để đạt được điều đó chúng ta cần biết được nguyên nhân lây nhiễm giun sán , con đường lây truyền ,tác hại, dấu hiệu và  hơn hết là cách phòng ngừa  bệnh giun sán.

Vậy vì sao chúng ta nhiễm giun sán và nhiễm theo những con đường nào? Nguyên nhân chính là do giun sống trong ruột người, hàng ngày đẻ ra rất nhiều trứng. Trứng theo phân người ra ngoài đất phát triển rồi quay lại nhiễm bệnh cho người khác và cho chính mình.Đường lây nhiễm giun đũa, giun tóc chủ yếu là qua đường miệng do chúng ta ăn phải thức ăn bẩn. Khi vào miệng trứng nở thành giun non. Nhờ hút các chất bổ ở ruột người, chúng phát triển thành giun trưởng thành rồi lại đẻ trứng.Đường lây nhiễm giun móc chủ yếu qua da do trứng giun khi ra ngoài đất nở thành ấu trùng, ấu trùng này chui qua da khi tiếp xúc trực tiếp với đất ( đi chân đất, tay nghịch đất hoặc ngồi lê la trên đất ). Đôi khi ấu trùng cũng theo rau sống hoặc tay bẩn có dính đất qua miệng vào cơ thể.

Giun sống trong ruột người gây nhiều tác hại, nhất là với cơ thể trẻ em.Giun đũa, giun tóc chiếm thức ăn ở ruột làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh . Giun còn tiết ra chất độc làm cho cơ thể bị nhiễm độc, xanh xao, vàng vọt,  kém ăn. Đôi khi giun gây đau bụng và các biến chứng nguy hiểm khác như: tắc ruột, lồng ruột do giun, giun chui ống mật, giun chui xuống ruột thừa gây viêm.Giun móc bám vào ruột, hút máu làm cơ thể các em bị thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, chậm phát triển, học kém hay buồn ngủ trong giờ học...

Vậy chúng ta cần làm gì để phòng chống bệnh giun sán ?

Chúng ta nên rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi chơi trên đất, sau khi đại tiện. Luôn cắt móng tay sạch sẽ và không mút ngón tay ,đi giầy dép và không ngồi lê trên mặt đất. Không được ăn hoa quả chưa rửa sạch , thức ăn chưa nấu chín, và uống nước chưa đun sôi. Không đại tiện ra ngoài hố xí. Trẻ em hay học sinh nên v ận động cha mẹ xây dựng hố xí hợp vệ sinh và không dùng phân tươi bón ruộng, nuôi cá.Bố mẹ cần cho trẻ đi tẩy giun đều đặn 1 năm 2 lần. Vận động mọi người trong nhà cùng tẩy giun.Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ. Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt bằng cách rửa tay bằng xà phòng.

Nói tóm lại , để bảo vệ sức khỏe , trước tiên chúng ta phải có sự hiểu biết về nó . Vì thế đối với mỗi cá nhân , chúng ta cần biết về tác hại  và cách phòng ngừa bệnh giun sán . Không chỉ ba mẹ mà ngay cả học sinh , chúng ta nên phòng ngừa bệnh giun sán ngay từ bây giờ .

                                                      Vì sức khỏe của chúng ta cũng như của con em chúng ta .

~ học tốt ~

 

25 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

Mở bài: Với em, người tốt là những người không ngại công việc vất vả vẫn cố gắng đóng góp cho mọi người. Cô lau công của trường em là người như vậy.  Em đã gắn bó với ngôi trường tiểu học 5 năm cũng là ngần ấy thời gian em được nhìn thấy cô làm việc. Hình ảnh ấy luôn hiện hữu trong đầu em thật gần gũi dù em đã lên cấp hai và rời xa ngôi trường ngày ấy.

Thân bài:

Cô lau công của trường em tên Vui, cái tên nói lên tính cách của cô nhưng cuộc đời cô thì không được vui vẻ, hạnh phúc như vậy. Năm nay có lẽ cô chừng 50 tuổi, mái tóc cô đã điểm hoa râm. Mặc dù cô thường đội chiếc nón rộng vành che kín cả nửa khuôn mặt và mái tóc nhưng mỗi lần cô nghiêng mình quét sân em vẫn thấy được mớ tóc trắng đen xen lẫn nhau như một áng mây trắng bồng bềnh giữa trời bị một vầng mây đen phủ lấy. Lúc trời mát mẻ, cô bỏ chiếc nón xuống và bới mớ tóc lên cao gọn gàng. Gương mặt cô không có gì đặc biệt, nếu không để tâm bạn có thể nhầm lẫn với gương mặt của các chị, các dì bán bánh, bán rau ở chợ. Một gương mặt xạm màu sương gió và những nếp nhăn của thời gian. Mặt cô tròn tròn, vầng trán nhô cao lúc nào cũng phất phơ những sợi tóc may bết lại bởi mồ hôi lấm tấm. Đôi mắt cô bé tí được che kín bởi hàng lông mi khá dài. Mỗi lần cười với chúng em, đôi mắt híp lại chỉ còn thấy hai vệt ngắn chạy trên gương mặt. Vậy mà em lại thích ngắm nhìn mắt cô bởi nó chứa đựng điều gì bí ẩn, vừa vui lại vừa buồn. Đôi lông mày khá dày và dài uốn cong như một chiếc cầu nhỏ bắc trong vườn, chỉ có điều chiếc cầu này đã qua bao nhiêu năm không được tô điểm nên nó đã già đi rất nhiều. Cô Vui có một khuôn miệng rộng và nụ cười rất tươi. Ở cái tuổi xế chiều nhưng cô vẫn thích đùa giỡn cùng lũ trẻ chúng em. Mỗi lần nhìn chúng em tập hát trong lớp, cô lại hát theo giai điệu, nhìn miệng cô ngân nga em nghĩ cô còn rất trẻ, trẻ như cô giáo dạy nhạc của chúng em.

Có thể vì lớn tuổi nên dáng cô cũng mập mạp như dáng của các bác ở gần nhà em. Mặc dù vậy cô vẫn nhanh nhẹn với những bước chân chắc chắn. Đôi chân chẳng ngại sân trường nóng bức vào những trưa nắng hay lúc sân trường ngập nước mưa thì cô vẫn thoăn thoắt lau chùi, quét dọn. Cô hay mặc bộ quần áo công nhân quét dọn, thỉnh thoảng lại thay bằng bộ quần bà ba đã sờn cũ. Mỗi lần nhìn cô Vui mặc bà ba màu cà, em lại nhớ đến bà em ở quê, bà vẫn thích nhất mặc bà ba màu tím. Bàn tay cô to bè, các ngón tay dài và chai sạn vì lúc nào cũng lao động. Em nghe các cô giáo bảo ban đêm về nhà cô còn phụ rửa chén cho một quán cơm gần nhà. Cô phải làm việc vất vả để nuôi một người mẹ già bệnh tật và đứa cháu mồ côi đang tuổi đi học. Cô không có chồng, không có con nên cô thường nói nhìn chúng em vui chơi, học bài cô cảm thấy vui như đang ngắm con cháu mình chăm chỉ vậy. Em nhớ mấy lần trời mưa lớn lắm, ngập cả sân trường, bọn học trò ướt lướt thướt đang đứng đợi mẹ đến đón. Lúc ấy em chỉ là cô học trò lớp Một còn xa trường lại lớp nên rất lo sợ. Em đứng khóc vì không thể ra ngoài đón mẹ. Cô Vui lại gần em và nói “Lại đây con gái, mẹ đang đợi ở cổng, lại đây, lên lưng cô cho quá dang”. Cô mỉm cười vẫy em lại. Cô khom người xuống và giúp em trèo lên lưng cô, cô cõng em lội qua sân ngập quá gối, mưa vẫn rơi sao lòng em thấy ấm. Cũng vì lần ấy em cảm thấy cô thật gần gũi, hiền lành như bà như dì em vậy.

Xem thêm:  Bài số 22: Kể sáng tạo truyện Con hổ có nghĩa ( bằng lời kể của hổ mẹ) 

Kết bài: Đã lâu rồi em không có dịp về trường thăm mái trường, thăm thầy cô và thăm lại cô Vui. Chắc cô vẫn còn ở đấy, ngày ngày tiếng chổi tre xào xạc qua cửa lớp, vẫn nở nụ cười động viên những đứa học sinh nhút nhát và cũng sẽ dang đôi tay dắt chúng em đến với mẹ. Em mong sao cho cô luôn khỏe mạnh để vui cùng mỗi thế hệ học sinh.

8 tháng 4 2020

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

8 tháng 4 2020

Bài làm:
Vượt thác trích từ chương XI trong truyện Quê nội, một trong những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước), tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác giả miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ trong một cuộc vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng. Qua đó làm nổi bật sự hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
 
Nghệ thuật tả cảnh, tả người xuất phát từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác nên rất tự nhiên, sinh động. Cuộc hành trình được kể lại theo trình tự thời gian. Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, ngược dòng sông từ bến làng Hoà Phước, qua đoạn sông êm ả ở vùng đồng bằng, rồi vượt đoạn sông có nhiều thác ghềnh ở vùng núi, sau cùng lên tới khúc sông khá phẳng lặng không còn thác dữ.
 
Đứng trên con thuyền, tác giả ngắm bầu trời và dòng sông, trong lòng trào lên một cảm xúc mãnh liệt. Hơi văn cuồn cuộn như con thuyền lướt sóng: Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp. Đoạn sông ở vùng đồng bằng thật êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Hai bên bờ là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Là miền quê trù phú: Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Đến đoạn nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt. Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả đặc tả hình ảnh dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dòng chảy dữ dội đã được tác giả miêu tả thật ấn tượng. Giữa khung cảnh hoang dã và dữ dội ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp, thật khoẻ. Sự hiểm trở hiện lên qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác: Dượng Hương Thư đánh trận đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.
 
Điều đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ở đoạn này là sự phối hợp miêu tả cảnh vật thiên nhiên với hoạt động của con người đưa thuyền ngược dòng, vượt thác. Cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ và phong phú. Trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người mà nổi bật là vẻ rắn rỏi, dũng mãnh của dượng Hương Thư: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm banh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
 
Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Tác giả tập trung miêu tả các động tác, tư thế và ngoại hình nhân vật với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm. So sánh như một pho tượng đồng đúc thể hiện ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật. Còn so sánh giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so sánh hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà để càng làm nổi bật vẻ đẹp khoẻ khoắn, kiên cường của nhân vật. Nghệ thuật so sánh làm nổi bật sự tương phản trong nét đẹp của thiên nhiên và biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn của con người vừa vượt qua được những thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
 
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền ở những vùng địa hình khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất vào cảnh vượt thác. Qua đó tác giả đã làm nổi bật được hình ảnh của con người lao động và vẻ đẹp của thiên nhiên, kín đáo thể hiện tình yêu quê hương đất nước, dân tộc mình.

18 tháng 8 2018

chúc bạn học tMỗi người chúng ta sinh ra trên đời này đều có mẹ. Mẹ là người đã mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta lớn lên, thoi dõi từng bước đi của con từ lúc lọt long đến lúc trưởng thành. Mẹ là một người đặc biệt trong cuộc đời. Có lẽ ai cũng yêu thương mẹ nhất trên đời. Em cũng vậy.

Mẹ em năm nay bước qua tuổi 50, dáng bé cao cao, thanh thanh với làn da đã sạm đi vì thời gian và sự tần tảo sớm hôm. Mẹ là cô giáo đầu tiên trong cuộc đời em, dạy cho em những bài học đầu tiên, từ bài học làm người, làm con ngoan đến bài học về thế giới xung quanh. Mỗi lần có mẹ bên cạnh, em lại thấy rất yên tâm.

Mẹ em là nông dân nên quanh năm vất vả bám đồng, bám ruộng nuôi chúng em khôn lớn. Những công việc mẹ làm hằng ngày cũng là vì con, vìgia đình. Bà nội vẫn thường bảo rằng mẹ chính là linh hồn giữ gìn hạnh phúc của gia đình này.

chúc bạn học tốt nhé

18 tháng 8 2018

Trả lời :

Bài làm
Mẹ là người đã sinh ra em và chăm lo cho em từng bữa ăn và giấc ngủ.Vì vậy, mẹ là một người rất quan trọng, cung chính là người em yêu thương nhất từ lúc em còn nhỏ tới giờ.
Trong mắt em, mẹ là một người phụ nữ rất giản dị nhưng lại rất tuyệt vời. Mẹ năm nay khoảng 35 tuổi, cái tuổi ko còn trẻ nữa nhưng trông mẹ vẫn năng động và khỏe khoắn. Mẹ ko cao nhưng lại có dáng người cân đối.Làn da hơi ngăm đen lộ rõ vẻ rắn rỏi ,khỏe mạnh.Mái tóc của mẹ đen và dày thường được buộc gọn gàng bằng một sợi dây nơ xinh xắn.Khuôn mặt của mẹ có hình trái xoan nhìn mẹ rất phúc hậu.Vầng trán hơi cao.Đôi mắt của mẹ to tròn, sáng long lanh đen láy như hai hạt nhãn. Dưới đôi mắt đó là sống mũi cao thanh tú.Có lẽ em thấy đẹp nhất là đôi môi của mẹ.Đôi môi mẹ thắm hồng, tươi và hay cười khi cười thường để lộ ra hai hàm răng trắng như tuyết.Bố bảo chính nụ cười đó đã làm cho bố yêu mẹ ngay từ ngày đầu tiên gặp mặt. Có lẽ em yêu nhất là đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay mẹ lúc nào cũng nổi gân,nhiều vết trai sạm vì phải vất vả nuôi em từng ngày lớn khôn.Trang phục của mẹ rất giản dị nhưng  vẫn toát lên vẻ thanh cao và lịch sự.
Đối với em, mẹ là một người đảm đang trông công việc.Ngoài những giờ đi làm, ở nhà mẹ còn làm các công việc lau nhà, nấu cơm,… em nhìn mà thấy thương mẹ biết bao. Nên em ước rằng mình lớn lên thật nhanh để có thể đỡ đần được cho mẹ.  Có hôm, em bị sốt cao mẹ là người mẹ là người chăm sóc cho em chu đáo nhất.Mẹ phải lau người, bón cháo cho em.Nhờ vậy mà chỉ trong hai ngày sau em đã khỏi bệnh.Đối với bạn bè, mẹ là người tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người.Mẹ thường cho các em hàng xóm ít bánh kẹo , đồ ăn vặt.
Em rất yêu quý và kính trọng mẹ. Vì vậy,em sẽ luôn ko ngừng phấn đấu và cố gắng học thật giỏi để ko phụ lòng mẹ vì đã nuôi em trong những năm tháng qua.”Mẹ ơi ! Con yêu mẹ nhiều lắm!” đó là điều em luôn muốn nói với mẹ.

Mk tự làm nha !

#SkyTran ^^

28 tháng 9 2021

Dàn ý viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

1. Mở bài

Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện

  • Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.
  • Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện

  • Điều gì đã xảy ra?
  • Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
  • Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

3. Kết bài

Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.

Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng trước, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi lại cảm thấy mọi thứ như vừa mới xảy ra. Bởi vì đó là lần đầu tiên tôi có một trải nghiệm tuyệt vời như vậy.

Nhân dịp mùng 8 tháng 3, bố, tôi và em Thu đã quyết định sẽ tặng cho mẹ một món quà đặc biệt - đó là một bữa tiệc thịnh soạn do chính tay ba bố con tôi chuẩn bị. Tôi đã lên kế hoạch để nhờ cô Hòa - đồng nghiệp của mẹ giúp đỡ. Cô sẽ rủ mẹ đi mua sắm sau giờ làm để bố con tôi có thời gian chuẩn bị mọi thứ.

Buổi chiều hôm đó, sau khi tan học, tôi cố gắng về nhà thật sớm. Bố cũng đã xin công ty cho về sớm. Lúc về đến nhà, tôi thấy trên bàn đã có một bó hoa rất đẹp. Một bó hoa hồng nhung thật đẹp. Loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Tôi thầm nghĩ khi nhận được bó hoa này chắc chắn mẹ sẽ rất hạnh phúc.

Sau khi dọn cất sách vở, tôi liền vào bếp giúp bố. Tôi phụ trách rửa rau, thái thịt và nấu cơm. Còn việc chế biến món ăn sẽ do đảm nhận. Em Thu phụ trách dọn lau dọn bàn ăn, chuẩn bị bát đũa. Hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, ba bố con tôi đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, đậu kho thịt, canh cá chua ngọt… Những món ăn hấp dẫn, đẹp mắt đã được dọn lên bàn. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa hồng do chính tay tôi tự cắm. Sau khi làm xong hết mọi công việc, ba bố con tôi đều đồng ý với nhau rằng công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả.

Đến bảy giờ tối, tôi nhắn tin báo cho cô Hòa mọi việc chuẩn bị đã xong. Khoảng mười lăm phút sau thì mẹ đã về đến nhà. Em Thu được giao nhiệm vụ đón mẹ. Khi mẹ bước vào bếp, bố đã cầm bó hoa hồng tặng mẹ. Lúc đó tôi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc. Cả gia đình ngồi vào bàn ăn. Mẹ đã rất ngạc nhiên khi nghe tôi kể về quá trình nấu ăn của ba bố con. Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon. Buổi tối hôm đó, gia đình tôi ngập tràn tiếng cười hạnh phúc.

Đó là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm công việc nấu ăn. Nhờ vậy mà tôi nhận ra mẹ đã vất vả như thế nào để nấu cho chúng tôi những bữa cơm ngon. Bởi vậy mà tôi cảm thấy thương và yêu mẹ nhiều hơn.

Mình lấy vở lra chép đó mệt lừ người