K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2018

Đề 1:

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại. Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hưởng quyết định đến vận mệnh đất nước. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công uẩn và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.

Đất nước có giặc, họa ngoại xâm đe dọa nền hòa bình của dân tộc cũng là lúc cần đến những vị tướng tài ba. Trần Quốc Tuấn ghi dấu trong lịch sử dân tộc và để lại ấn tượng sâu đậm về một võ tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm. Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử. Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên - Mông. Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nuớc, trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ "Hịch tướng sĩ". Đọc "Hịch tướng sĩ" ta ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông, của non nước. Nó nồng nàn tinh thần yêu nước, biểu hiện lòng câm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù, không chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc yêu tự do và giàu tự trọng.

Trước tai hoạ đang đến gần: quân Mông - Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần Quốc Tuấn đã viết "Hịch" để kêu gọi tướng sĩ một lòng đương đầu với cuộc chiến sống còn. Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc và những việc cần làm để chống giặc. Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc, nhục cái nhục quốc thể. Tác giả ngứa mắt khi thấy "sứ giặc đi lại nghênh ngang", ngứa tai khi chúng "uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình". Tác giả rất khinh bỉ, đã "vật hoá" chúng, gọi là "dê chó", là "hổđói". Ông mượn những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ở các tướng sĩ. Ông cũng biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của họ Viết cho tướng sĩ, nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình, Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: "Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù." Không chỉ căm thù giặc mà Trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: "dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.

Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, tài năng quân sự, họ còn phải biết yêu thương, dạy bảo binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình. Cũng chính nhờ tình cảm đó, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ. Nhưng yêu thương, lo lắng cho binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm thái độ sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc và nếu các tướng sĩ không nghe theo thì hiểm họa trước mắt thật đau xót: "Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào Những lời giáo huấn của ông đã thức tỉnh biết bao binh lính, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết trước nguy cơ mất nước. Ông đã thảo cuốn binh thư yếu lược để các tướng sĩ học theo, từ bỏ lối sống xa hoa, chuyên chăm vào việc rèn luyện võ nghệ để mọi người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ để có thể chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Chăm học "Binh thư yếu lược" cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù. Thật hả hê khi nghĩ đến giây phút chúng ta chiến thắng, chưa đánh giặc nhưng Trần Quốc Tuấn đã ca khúc khải hoàn "chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các người trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền Lời tâm sự của Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ thật chân thành khiến các tướng sĩ một lòng khâm phục vị tướng tài vì xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến đấu. Những con người ưu tú như Trần Quốc Tuấn quả là bậc danh tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh điều mà Trần Quốc Tuấn đã nói. Cùng với sự đồng lòng toàn dân toàn quân, Việt Nam đã dành thắng lợi trước kẻ thù hùng mạnh nhất thời kì đó. Trong đó vai trò lãnh đạo của người lãnh đạo đóng vai trò quyết định, ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trân. Ta bắt gặp lại chí khí, tài năng của ông trong những nhà quân sự tài ba của thế kỉ XX đã làm nên huyền thoại Điện Biên Phủ, làm nên đại thắng Mùa xuân 1975.

Đấy là trong thời chiến, ngay cả khi đất nước thái bình ta cũng không thể không cần một vị vua anh minh, hiền tài biết lo cho trăm họ. Và một trong những vị vua tài giỏi, lỗi lạc của đất nước là Lí Công uẩn, ông là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Lí Công uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Vì ông muốn đóng đô ởnơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu nên ông đã ban bố Chiếu dời đô vào năm 1010 để "trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân ", tỏ bày ý định rời kinh đô cũ từ Hoa Lư (Ninh Bình) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Nơi đấy không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi địa thế rộng, bằng, đất đai cao thoáng. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt thì nhân dân được ấm no, thanh bình, việc dời đô đã hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa. Nơi ấy là thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Sau đó, ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí - triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vời vợi. Kinh đô Thăng Long quả là cái nối để lập nghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời. Lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc. Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. Nói cách khác, không có ý chí quyết tâm lớn, không có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công uẩn không thể nói đến chuyện dời đô.

Mở đầu bài chiếu, nhà vua giải thích tại sao lại dời đô. Và bằng lập luận ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chừng thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô không phải là hành động, là ý muốn nhất thời của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Lí Công uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. Dân tộc Việt không chỉ là nước độc lập. Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về một mối. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh, ông tâm đắc và rất vui vì tìm một nơi "trung tâm của trời đất", nơi có thể "rồng cuộn hổ ngồi", hào hứng nói tới cái nơi "đúng ngôi nam bắc đông tây" lại "nhìn sông dựa núi". Nơi đây là mảnh đất lí tưởng dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi." Thật cảm động trước tấm lòng của vị vua anh minh, quan tâm tới nhân dân, tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự tất thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc.

Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó. Trải qua bao thăng trầm, con rồng ấy vẫn bay lên bầu trời như thách thức sự vô hạn của thời gian. "Chiếu dời đô" là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.

Đọc lại áng văn "Chiếu dời đô "của Lí Công uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cần làm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.

đề 2: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành”

Bài làm
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời. Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành. “Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống. Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan”. Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị” Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”. Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế. Đề 3: Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với thời đại sau. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách, cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Sách là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người . Vậy chính xác thì sách là gì? Sách là những trang giấy ghi lại các sự kiện đời sống, các phát minh khoa học, những diễn biến lịch sử, các kiến thức tự nhiên, các tác phẩm văn học,… của nhân loại. Tóm lại, sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống. Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giới xung quanh một cách khoa học mà còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, sách còn là một phương tiện giúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân lí đường đời mà lớp người đi trước đã tìm ra được.

Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Mà "không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là người bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao trí thức lẫn nhân cách. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những bí ẩn sâu sắc của thế giới xung quanh: từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới cụa lớn như thiên hà, cực nhỏ như các hạt vật chất. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian đứa ta “trở về quá khứ”, tìm đến những biến cố lịch sử, những cuộc đấu tranh ác chiến của các triều đại xưa. Hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai hoặc giúp ta hiểu sâu hơn hiện tại. Sách văn học đưa ta vào một thế giới của những tâm hồn con người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chinh mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh,... Thực tế trong những trang sử nhân loại đã chứng minh được điều đó. Nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn, An-be Anh-xtanh,... Hay chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc chịu khó đọc sách, đã phát hiện và ứng dụng chủ nghĩa Mác lê-nin vào con đường giải phóng dân tộc, cuối cùng đã thành công, giúp dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Đó chẳng phải đều là những nhân chứng hùng hồn cho câu nói của M. Go-rơ-ki: :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Từ đó ta thấy mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa ta tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất.

Với vai trò lớn lao như thế, ta thấy sách là một vật nhỏ bé nhưng vĩ đại. Thế mà trong xã hội ngày nay, không ít những thành phần lười đọc sách, khinh chê và không tôn trọng sách. Họ không biết rằng sách chứa đựng kiến thức, kiến thức lại bao bọc thành công. Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà không song hành cùng kiến thức. Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây giờ. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có sách, không có kiến thức? Mọi thứ sẽ bước vào một thời kì tăm tối của sự ngu ***. Lúc này chỉ có kiến thức mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của con người.

Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách mà thực sự hiểu nó, đam mê nó. Tuy nhiên, ta cần chọn lọc ra những kiến thức hữu dụng và đúng đắn- Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biến những kiến thức trong sách vở thành thực tế qua thực hành ứng dụng vào thực tiển cuộc sống. Quan trọng là thái độ của chúng ta đối với sách, cần yêu quý, giữ gìn và nâng niu sách như một báu vật.

Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi. Tuy sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Chỉ có việc đọc sách mới đưa con người đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
5 tháng 3 2018

cô giáo bảo viest về một danh lam thắng cảnh ở địc phương em nhé

MB : Ở Hưng Yên em có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp . Nhưng trong đó danh lam mà e yêu thik nhất là hồ Bán Nguyệt .

TB : Hồ Bán Nguyệt - cái tên ấy đã giúp ta hình dung được dáng cong hình trăng trang khuyết của hồ . Lê Cù - một nhà nho thời Hậu Lê , người thôn Hoa Dương đã viết : '' Kìa hồ là cảnh hữu tình , khi soi xuống có hồ thì có nguyệt . Mà Nguyệt vốn kho vô tận , ngửng trông lên còn nguyệt ấy là hồ ''.

Trong khung cảnh ồn ã , sầm uất của đô thị , hồ Bán Nguyệt như một nét thơ được điểm xuyết vào đó với không gian thoáng đãng , phong cảnh hữu tình . Một bên là phố phường tấp nập , một bên là con đê sông Hồng chạy dài với bờ đê trải thành thảm cỏ xanh mướt . Cảnh hồ mây lồng bóng nước , mặt hồ phẳng lặng , nước hồ trong xanh tựa như 1 tấm gương lớn lung linh soi bóng những hàng cây ven hồ . Chẳng thế ma ông nghè làng Phù Thị , tiến sĩ Chu Mạnh Trinh đã phải thốt lên lời khen : '' Nhất hồ thu tẩy kính quang viên '' . Cảnh đẹp của hồ Bán Nguyệt còn được ví :'' Bàn cuộc đất , hãy gác điều kim cổ ướm hỏi Châu Doanh cùng Vị Khổn đã đâu hơn hẳn nước non này '' . Hồ Bán Nguyệt la dấu tích của dòng sông Hồng đã đổi dòng và cũng chính nơi đây xảy ra nhiều sự kiện văn hóa , lịch sử : Thời Pháp thuộc , thực dân Pháp đã cho đắp con đường nhỏ từ cửa đền Mẫu sang đến canh đê , chia đôi hồđẻ chúng bơi thuyền vui chơi trong những giờ rảnh rỗi.Cách mạng thấng Tám thành công ,con đường nay bị phá hủy , trả lại vẻ đẹp nguyên sơ cho hồ .

Năm 1905 , Tổng đốc Hưng Yên là Lê Hoan đã tổ chức cuộc thi thơ vịnh Kiều bên hồ Bán Nguyệt . Cụ Tam Nguyen Yên Đổ Nguyễn Khuyến được mời sang làm chánh chủ khảo . Bài thơ được gửi về rất nhiều , riêng ông nghè Chu Mạnh Trinh gửi tới hơn 20 bài và đã đạt giải nhất thơ Nôm . Và cuộc thi vịnh Kiều ở Tao Đàn Hưng Yên bên hồ Bán Nguyệt đã để lại những giai đoạn văn chương lý thú .

Vào Những ngày lễ hội như : Lễ hội đền Mẫu , đền Trần , lễ hội dân gian Phố Hiến,... thường tổ chức thi bơi , đua thuyền , đốt pháo hoa , hát dao duyên tại hồ Bán Nguyệt . Rất là vui và ý nghĩa !.

KB : Hồ Bán Nguyệt đã trở thành một biểu tượng đẹp không thể quên của Hưng Yên . Nếu bạn ghé thăm Hưng Yên thì cũng đừng quên và ngắm quang cảnh của HBN nhé 1

Bài mẫu 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích

Tôi nhìn Bún vật lộn, gầm gừ và cắn vào tay, vào mặt, vào người trong sự giãy dụa của ông ta mà thấy vô cùng sợ hãi. Tôi đứng dậy, cố gắng khống chế sự sợ hãi rồi chạy về phía đông người hơn. Tôi phải tìm người giúp nếu không thì ông ta sẽ trốn thoát, và nhiều người sẽ bị ông ta bắt đi hơn mất. Tôi chạy được một đoạn thì thấy có hai người đang đi về phía này, tôi hét lên gọi họ rồi ngã gục xuống vì mệt.

Bài làm

Bún là con chó mà bố mẹ tôi tặng cho tôi vào sinh nhật lần thứ 10. Nó đã gắn bó với tôi được gần 5 năm. Tôi với Bún đã có với nhau thật nhiều kỉ niệm đẹp nhưng kỉ niệm đáng nhớ nhất có lẽ lần Bún đã xả thân mình để cứu tôi.

Bún là chó ta, với bộ lông vàng óng, mượt mà. Lúc mới về nhà, trông chú giống như một cục tơ óng ả. Hai cái tai nhọn hoắt lúc nào cũng vểnh cao đề nghe ngóng tin tức xung quanh. Càng lớn, bún càng tỏ rõ mình là một chú chó thông minh. Bún rất thích cùng tôi chơi trò đuổi bắt, đặt biệt là trò ném bóng. Tôi sẽ cầm một quả bóng hoặc một cành cây ném ra xa. Còn Bún sẽ đuổi theo, bắt lấy chúng rồi mang trở lại cho tôi. Chú ta chơi trò chơi ấy rất vui vẻ, chẳng có vẻ gì là mệt mỏi hết.

Từ khi nuôi Bún, tôi thấy mình học được thêm nhiều thứ. Có lẽ thứ lớn nhất tôi học được từ khi nuôi Bún là chăm sóc cho những vật nhỏ hơn mình. Tôi biết cho Bún ăn, biết dọn dẹp sạch sẽ chỗ ở cho Bún và chơi với Bún nữa. Bún không chỉ đơn thuần là con vật nuôi mà nó giống như một đứa em trong nhà tôi rồi. Vì ai trong nhà tôi cũng đều yêu quý nó cả.

Chiều hôm ấy, như mọi ngày tôi đắt Bún ra công viên để đi dạo. Bún rất thích ra công viên, vì ở đó rất rộng và thoáng, hơn nữa lại Bún cũng quen được rất nhiều bạn ở đó. Trước khi đi, mẹ tôi vẫn dặn như mọi khi:

- Cần thận con nhé, chú ý người lạ.

- Vâng, con biết rồi - Tôi đáp lại mẹ rồi dắt Bún ra khỏi nhà.

Bún quen thuộc với công viên rồi nên khi vừa tới nơi nó đã tung tăng chạy nhảy. Tôi mỉm cười để cho nhìn theo Bún rồi cũng chậm rãi bước theo hướng nó chạy đi. Đang thơ thẩn chỗ bãi cỏ để tìm kiếm cây gậy chơi cùng Bún nên tôi không để ý phía sau mình có một người vẫn luôn đi theo. Tôi phải đi khá xa mới kiếm được một cành cây khô, đúng góc vắng nhất của công viên. Tôi gọi Bún để dắt nó đi lại phía bên kia, nơi có nhiều người tụ tập hơn. Vì công viên khá rộng nên không đảm bảo chỗ nào cũng an toàn được.

- Bún...Bún... - Tôi cất tiếng gọi, nhưng không nghe thấy tiếng sủa cửa nó.

Chợt tôi nghe thấy tiếng bước chân phía sau nên giật mình quay lại. Tôi thấy một người đàn ông trung niên, mặc áo kín, đội mũ và đeo kính không biết đã đi theo mình từ lúc nào. Tim tôi đập bang bang. Không phải chứ? Giữa ban ngày cũng có kẻ bắt cóc sao? Tôi quay đầu lại, bước nhanh hơn và liên tục gọi Bún. Bước chân của người đàn ông kia cũng nhanh hơn theo nhịp bước chân tôi. Tôi bắt đầu thấy lo lắng và sợ hãi. Bước chân cứ thế nhanh dần hơn, cuối cùng là chạy. Người đàn ông kia theo sát phía sau tôi. Tôi lấy hết sức để chạy nhanh hơn nhưng không thể thoát khỏi tay ông ta. Ông ta đuổi kịp, nắm lấy tay tôi, kéo mạnh đi. Tôi đơ người. Tôi vẫn coi lời mẹ dặn mỗi lúc bước ra khỏi nhà là lời nói bông đùa. Vì ai mà manh động đến mức bắt cóc người giữa ban ngày thế chứ. Thế nhưng giờ tôi tin lời mẹ tôi rồi. Tôi nhìn quanh quất, vẫn không có người tiến lại gần đây. Tôi hét lên:

- Bún...Bún ơi. Có ai ở đây không? Cứu cháu với!

Người đàn ông nắm mạnh lấy tay tôi, gằn giọng:

- Im ngay, con nhóc con!

Nói rồi ông ta lấy tay bịt miệng tôi lại để tôi không kêu được nữa. Nhưng tôi đã nhân lúc ông ta không để ý, cắn thật mạnh vào bàn tay ông ta, khiến ông ta phải rụt tay lại. Tôi lại hét lên lần nữa:

- Bún...Bún ơi! Có ai không, bắt cóc! Cứu....

Ông ta ngay lập tức lấy một miếng giẻ trong túi áo định bịt miệng và trói tay tôi lại. Ngay lúc ấy tôi nghe thấy tiếng sủa rồi nhanh như cắt, Bún xuất hiện. Nó nhảy chồm lên, cắn vào tay của người đàn ông kia. Bị tấn công bất ngờ nên ông ta buông tay tôi ra ngay. Nhưng khi nhận ra Bún chỉ là một con chó thì ông ta bình tĩnh lại, rồi đánh Bún. Chân tay tôi bủn rủn hết cả. Tôi nhìn Bún vật lộn, gầm gừ và cắn vào tay, vào mặt, vào người trong sự giãy giụa của ông ta mà thấy vô cùng sợ hãi. Tôi đứng dậy, cố gắng khống chế sự sợ hãi rồi chạy về phía đông người hơn. Tôi phải tìm người giúp nếu không thì ông ta sẽ trốn thoát, và nhiều người sẽ bị ông ta bắt đi hơn mất. Tôi chạy được một đoạn thì thấy có hai người đang đi về phía này, tôi hét lên gọi họ rồi ngã gục xuống vì mệt. Rất nhanh, người đàn ông kia bị hai anh tôi vừa gọi khống chế. Họ báo cảnh sát. Còn tôi ngồi ôm Bún trên bãi cỏ, người run như cầy sấy. Nghĩ lại đến giờ chân tay tôi vẫn còn run. Nếu hôm nay Bún không xuất hiện kịp thời và liều mình cứu tôi, chắc tôi đã không còn có cơ hội ngồi đây để ôm nó nữa rồi. Cũng từ sau sự việc hôm ấy, tôi cẩn thận hơn mỗi khi ra ngoài một mình. Nhờ có Bún mà tôi trở về nhà bình an sau sự việc kinh hoàng ấy. Tôi và Bún đều bị trầy xước nhẹ.

Cả nhà vốn dĩ đã yêu quý Bún, nay lại càng yêu quý và chăm sóc nó chu đáo hơn nữa, vì chính nó đã cứu tôi bất chấp nguy hiểm. Có lẽ với nhiều người cún chỉ là vật nuôi, có thể đánh, có thể mắng, có thể bỏ đói, nhưng đối với tôi, Bún là một người bạn, là ân nhân cứu mạng và là một thành viên trong gia đình. Tôi sẽ luôn yêu quý và chăm sóc nó, để nó có thể ở bên cạnh tôi lâu hơn một chút.

Bài văn mẫu lớp 8: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích

Mỗi đứa trẻ khi trưởng thành không chỉ có những người bạn thân thiết mà còn có tình cảm đặc biệt với vật nuôi của mình. Có những loài vật, nhỏ bé bình thường như vậy. Nhưng đồng hành bên cạnh lâu dần sẽ trở thành một phần cuộc sống. Nhắc lại con vật nuôi, kỉ niệm với Bún – chú cún tôi yêu thích chợt ùa về.

Mẹ tôi không thích nuôi chó, mèo hay bất cứ vật nuôi nào khác. Từ lúc còn bé xíu, chị em tôi đã vô cùng khát khao, ghen tị với mấy đứa trẻ con nhà hàng xóm khi chúng nó vui vẻ chơi đùa với chó mèo. Nhưng bất ngờ, Bún đến với gia đình tôi. Nó vốn là một con chó lang thang, hay vật vờ ở khu xung quanh nhà tôi. Mùa đông bốn năm trước, tôi thương con chó nhỏ không nơi đi về, không có ai chăm sóc nên lén cho nó ăn. Sau khi cả nhà ăn xong, tôi thường lấy cơm nguội và đồ ăn bỏ đi trộn vào một cái bát, đặt ngoài cổng chờ nó ăn xong lại cất bát đi. Tôi làm như vậy liên tục cả tuần liền, Bún quen dần và trở nên thân thiết với tôi. Nhiều lần mẹ không ở nhà, tôi còn đem nó vào nhà tắm rửa cho nó. Nước rửa sạch vết bẩn trên lông Bún, để lộ ra bộ lông trắng muốt. Mấy ngày ăn uống đầy đủ, nó mập ra nhiều, lại thêm hai cái tai ngắn hơi cụp xuống, đôi mắt nâu tròn xoe như bi ve, trông nó rất đáng yêu.Cái tên của Bún là tôi tình cờ đặt cho nó vì một lần tôi đem bún cho nó ăn. Nó không thèm thử đã vội vàng cách xa cái bát. Sau này tôi mới biết nó không ăn những thứ như bún hay phở. Tôi thầm nghĩ thật kỳ lạ rồi gọi nó là Bún. Con chó thông minh, dường như hiểu tôi lấy món nó ghét nhất đặt cho nó nên ban đầu ra vẻ không bằng lòng lắm. Nhưng gọi mãi cũng quen, cu cậu dần chấp nhận.

Một thời gian sau, Bún thực sự trở thành người bạn thân thiết của tôi. Thỉnh thoảng mẹ có nghi ngờ, song Bún không bao giờ tùy tiện vào nhà nên cũng không có ai phát hiện. Nó sẽ vẫn lang thang như vậy nếu vài ngày sau không xảy ra chuyện. Trong khi mải chơi trốn tìm với lũ bạn trong vườn nhà ông Năm đầu xóm, tôi bị một con rắn cắn. Tôi đạp trúng hang ổ của nó nên nó ngay lập tức phun kim lên chân tôi. Lần đầu tiên nhìn thấy rắn gần như vậy, hơn nữa còn bị nó cắn. Tôi nhìn con rắn to bằng hai ngón tay cái mình đang trườn đi, lại nhìn vết cắn nhỏ xíu đang rỉ máu, hoảng sợ vô cùng. Tôi khóc không thành tiếng. Các bạn đều trốn ở nơi khác, bác Năm lại đi ra ngoài từ ban nãy rồi, không ai giúp được tôi cả.

Khi tôi hoảng loạn nhất thì Bún xuất hiện. Hóa ra nó vẫn quanh quẩn bên tôi. Nhìn nó chạy như bay lại chỗ mình, bất chấp hai con chó to nhà bác Năm lạ nó sủa inh ỏi. Nó nhìn nhìn cái chân bị rắn cắn của tôi rồi chạy đi. Nhìn bộ lông trắng khuất dần, lòng tôi chợt thấy hụt hẫng. Bún bỏ tôi lại một mình, chạy biến. Suy nghĩ ngây thơ hiện ra trong đầu tôi, có phải thấy tôi như vậy, nó biết tôi sẽ không cho nó ăn được nữa nên mới bỏ mặc tôi. Lần này tôi òa khóc nức nở. Ngay sau đó, tôi nghe tiếng xôn xao ở phía xa. Bún phóng cái chân ngắn cũn, chạy về phía tôi rồi đứng vẫy vẫy đuôi. Mẹ và bác Năm xuất hiện phía sau nó. Thấy tôi ôm chân ngồi thụp xuống, mẹ lo lắng đến xem thì điếng người. Bác Năm thấy thế cũng vội vã cùng mẹ đưa tôi đến trạm y tế. Bún đứng nhìn theo, ánh mắt nó long lanh kỳ diệu, đuôi nó vẫn ngoe nguẩy vẫy mãi. Bác sĩ kiểm tra vết thương và kết luận không có vấn đề gì, chỉ là một con rắn hoa cỏ không có độc. Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm.

Tôi trở về nhà liền tò mò hỏi mẹ cách mẹ tìm thấy tôi. Mẹ như nhớ ra điều gì, đi lấy cơm nguội giống như tôi hay làm. Vừa lấy mẹ vừa kể:

- Mẹ đang định đi tìm con về sang bà ngoại thì thấy con chó trắng gầm gừ trước cửa. Nó tha cái khăn mặt bị rơi đi làm mẹ phải đuổi theo. Nó chạy đến ngõ nhà bác Năm thì dừng lại, rồi mẹ nghe tiếng con khóc nên đi cùng bác Năm vừa đi chợ về vào xem.

Mẹ dừng một lúc rồi nói tiếp:

- Con chó ấy thế mà thông minh. Mẹ mang cơm cho nó, bác Năm bảo nó lang thang ở quanh đây lâu rồi.

Tôi vui mừng và cảm động trước sự thông minh, tình cảm của Bún, đem câu chuyện kể với mẹ. Tôi thuyết phục mẹ cho mình nuôi nó, mẹ đắn đo giây lát rồi đồng ý. Chị em tôi vui sướng vô cùng, lần đầu tiên chúng tôi được nuôi một chú cún của riêng mình. Bún vào nhà tôi và trở thành người bạn, người canh giữ nhà tuyệt vời. Nó ăn nhiều hơn và lớn nhanh như thổi. Chị em tôi đi đâu cũng dắt nó đi, bạn bè nhìn bộ lông trắng của nó, đứa nào cũng khen nó thật đáng yêu.

Nhiều năm qua đi song mỗi lần nhắc lại kỉ niệm đó, cả nhà tôi đều nhìn Bún bằng ánh mắt yêu thương và cảm kích. Dù vết rắn cắn lần đó không độc, nhưng đổi lại nếu lỡ là rắn độc, không có Bún phỏng chừng tôi đã gặp nguy hiểm. Ngẫu nhiên Bún đến với tôi, nhưng nó lại trở thành một phần quan trọng trong tuổi thơ của tôi

23 tháng 1 2019

trên mạng

7 tháng 7 2019

Tuổi thơ tôi gắn liền với biết bao kỉ  niệm, nào là vui, là buồn. Có lúc, những kỉ niệm ấy là những khoảng thời gian làm cho tôi không thể nào quên đi được. Khoảnh khắc luôn làm cho tôi nhớ chính là những kỉ niệm ngày đầu tiên vào học lớp sáu, vào học một ngôi trường cấp hai với biết bao điều lí thú xuất hiện.

Hôm ấy, trước ngày khai trường, tôi trằn trọc suốt đêm, không thể nào ngủ được. Bởi vì trong lòng tôi cảm thấy rất hồi hộp và không biết ngày khai trường được diễn ra có giống hồi tôi học ở trường cấp một ngày ấy hay không ? Cảm giác của tôi vào hôm ấy không tài nào tả được. Rồi ngày mà tôi luôn tò mò cùng đã đến.

Sáng tinh mơ, lần đầu tiên tôi dậy sớm. Xong xuôi những việc cá nhân, tôi vội vã chạy vào phòng với vẻ mặt hớn hở. Tôi nhanh tay lấy bộ đồng phục ra, trông nó mới và trẳng tinh. Tôi nhẹ nhàng thay bộ đồng phục ấy, cột lên thêm chiếc khăn quàng đỏ thắm, nhìn vào gương, tôi tự nghĩ rằng, giờ mình đã là một nữ sinh cấp hai rồi, cần phải chững chạc hơn, ra vẻ nữ sinh hơn. Thay quần áo xong, tôi chạy xuống phỏng ăn, ăn sáng cùng gia đình. Ai ai cũng bảo rằng tôi đã khôn lớn hơn rôi. Tôi cũng nghĩ vậy.

Ăn một bữa no nê vào buổi sáng, tôi vội chào tạm biệt cả nhà và lấy chiếc xe đạp ra. Tôi chạy từ từ đến trường, cảm giác lúc bấy giờ của tôi rất là vui. Khi đến trường, toàn trường náo nhiệt như những ngày lễ vậy.

Ngoài cổng trường, cửa chính mở toang ra đội trống liền xếp thành hai hàng ngang, khi có khách hoặc giáo viên bước vào, trống kèn sẽ vang lên như thể chào mừng họ vậy. Sân trước của trường treo những dây với những lá cờ đủ màu bay phấp phới. Mọi thứ trông rẩt mới mẻ và lạ lẫm. Các giáo viên cùng thế, các cỏ giáo thì mặc những bộ áo dài mới. Còn các thầy thì mặc những chiếc áo sơ mi trang trọng với chiếc cà vạt đủ màu sẳc. Bên trong trường có sân khấu to, bên trên sân khấu có những bó hoa tươi dùng để trưng bày. Các cửa cầu thang đều đóng lại kín mít. Khối sáu chúng em được thầy tổng phụ trách và thầy giám thị sắp xếp hàng lối cho từng lớp. Còn ba khối, bảy, tám, chín được xếp theo sự điều động của thầy Sơn giám thị. Không khí lúc đó rất náo nhiệt. Mỗi lớp sáu chúng em được cô chủ nhiệm mua cho mỗi lớp mười cái bong bóng. Buổi lề khai giảng bắt đầu, từng lớp chúng em được bước vào trên tấm thảm đỏ cùng với lời giới thiệu mỗi lớp của cô dẫn chương trình. Sau những lời giới thiệu chính là lúc chúng tôi được thả lên trời những quả bóng, là lúc mà ai trong lòng cũng thấy toại nguyện. Sau những lời giới thiệu, phần phát biểu cùa thầy hiệu trưởng là kết thúc buổi lễ, khi mồi học sinh toàn trường bước ra khỏi trường sau một buổi lễ khai giảng đầy niềm vui. Tôi nghĩ rằng từ nay tôi chính thức là một nữ sinh cấp hai.

chịch em =ko

6 tháng 3 2018

 BẠN THAM KHẢO NHÉ!!

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

 Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

 Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

 Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

 "Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

 "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội. Chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".


 

7 tháng 3 2018

@Miyuki : cảm ơn bạn nhé

19 tháng 3 2017

bạn phải đưa đề lên để các mọi người biết đề mà làm chứ

19 tháng 3 2017

Đề số 3 câu nói của Macxim Gorki : Hãy yêu sách ...

Bạn làm mình cái , đừng copy trên mạng nhé hihi

12 tháng 5 2018

Theo mk nghĩ thì bạn nên phân tích cụ thể, chi tiết một tệ nạn xã hội( nghiện facebook, nghiện điện tử,....) r ns qua ( ngắn gọn, ko phân tích nhiều) về một số loại tệ nạn khác