Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
......., ngày..... tháng ... năm......
Bạn cậu chọn tên gì điền vào thân mến!
Sáng nay, nghe trên đài tớ biết cơn bão số 4 có đi qua quê cậu liền viết thư hỏi thăm. Cơn bão có làm cho quê cậu bị thiệt hại nặng nề lắm không? Có nhiều người gặp nạn không? Tình hình gia đình cậu thế nào? Các cậu có đến trường học được không hay phải nghỉ? Chắc cơn bão cũng làm cho gia đình cậu gặp khó khăn. Nhưng cậu đừng lo nhé. Bên cạnh cậu còn có bạn bè và người thân mà. Trường học tớ đang quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, bị bão đây. Dù không nhiều lắm nhưng nó sẽ góp phần giúp đồng bào mình tháo gỡ khó khăn. Tớ đã quyết định đập lợn đất đế ủng hộ nữa. Cậu yên tâm và vững vàng nhé.
Chúc quê hương và gia đình cậu mau chóng phục hồi nhé. Hy vọng sớm nhận được tin tốt lành từ cậu.
Bạn thân gì đó cậu viết vào
Thay đôi tích cực của bản thân nhờ tình bạn em từ một người nhút nhát, lười biếng từ khi gặp được bạn A em đã có thay đổi lớn, bạn A dẫn dắt em học tập, nêu gương em và bạn còn giúp em làm quen được nhiều thầy cô và bạn bè hơn từ đó em chẳng còn lười viếng hay nhút nhát mà em rất ham học, thành tích học tập vượt trội hơn rất nhiều nhờ bạn A
Thay đổi tích cực của bản thân nhờ tình bạn. Tôi đã từng là một người học giỏi nhưng lại giao tiếp rất kém có khi cả tháng mới có thể kết bạn được một người bạn . Nhưng từ khi quen được Ngọc thì tôi như được thay đổi . Trái ngược với tôi Ngọc lại là một người rất năng động và rất dễ bắt chuyện với mọi người . Từ khi có cậu ấy mà tôi mới có thể hoà nhập cùng với mọi người . Tôi thật may mắn khi có một người bạn thân như Ngọc , vì có Ngọc nên tôi chẳng còn nhút nhát như trước như ngày trước nửa
Đây là bài ca dao nói về cảnh đẹp của Hà Nội. Tục truyền, vua Lý Thái Tổ đi tìm đất đóng đô, ngang qua đây chợt thấy có rồng vàng bay vút lên trời, cho là điềm lành, bèn quyết định dừng lại, cho xây dựng kinh thành và đặt tên là Thăng Long.
Lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngót ngàn năm. Hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng mảnh đất này thành gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam giàu đẹp. Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng, là nơi kết tụ tinh hóa của quốc gia, dân tộc. Thủ đô đã đứng vững qua bao phen khói lửa, bao cuộc chiến tranh đau thương và oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Bởi vậy cho nên người Hà Nội rất đỗi tự hào khi giới thiệu về mảnh đất của mình:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Cái tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với một truyền thuyết lịch sử đẹp đẽ. Truyện kể rằng vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược đến tận xương tủy. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy, lực lượng còn non yếu nên Long Quân đã kín đáo cho Lê Lợi mượn thanh bảo kiếm để đánh giặc giữ nước. Sau khi quét sạch mấy chục vạn quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua, dựng lại nền độc lập, thống nhất Tổ Quốc. Nhân buổi nhàn du, vua Lê đã cùng quân thần đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Bỗng có một con Rùa Vàng rất lớn nổi lên mặt nước. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng bơi đến trước thuyền và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! Vua Lê rút gươm thả xuống cho Rùa Vàng. Rùa Vàng đớp lấy thanh gươm và lặn nhanh xuống nước. Một lúc lâu sau, vệt sáng vẫn còn le lói dưới đấy hồ sâu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Hồ gươm nằm giữa lòng thành phố là một thắng cảnh xinh tươi của Thủ đô. Giữa hồ có đền Ngọc Sơn nép mình dưới bóng dâm cổ thụ, có Tháp Rùa xinh xắn xây trên gò cỏ quanh năm xanh mướt.
Lối vào đền Ngọc Sơn là một cây cầu nhỏ cong cong sơn màu đỏ có tên Thê Húc (Tức là nơi ánh sáng ban mai đậu lại). Hai bên là Đài Nghiên, Tháp Bút do nhà thơ Nguyễn Siêu xây dựng vào giữa thế kỉ XIX. Đền Ngọc Sơn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc nổi tiếng đời nhà Trần cà thờ Văn Xương đế quân - một vị thần trông coi về văn học - vì Hà Nội được coi là xứ sở của văn chương thi phú.
Trong những năm chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mĩ ném bom bắn phá miền Bắc, bắn phá Hà Nội - trái tim của cả nước - chú bé Trần Đăng Khoa mười tuổi đã nhận ra điều kì diệu trong tư thế hiên ngang, bất khuất của Thủ đô. Sau mịt mùng lửa đạn, bầu trời Hà Nội lại xanh trong, soi bóng xuống mặt hồ Hoàn Kiếm và Tháp Bút giống như một cây bút trong tay thi sĩ, ung dung viết thư lên trời cao, những vần thơ sảng khoái thể hiện tài hoa và khí phách của người Hà Nội.
Cũng bởi hồ Hoàn Kiếm đẹp và giàu ý nghĩa như vậy nên du khách đến thăm Hà Nội không thể bỏ qua. Thắng cảnh này tiêu biểu cho truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam cho nên bài ca dao trên vừa là lời giới thiệu, vừa là lời mời mọc chân tình: Du khách muôn phương hãy đến đây để cùng thưởng thức cảnh đẹp, cùng chia sẻ niềm vui, niềm kiêu hãnh với chúng tôi, những người dân Thủ đô khéo léo, cần cù, thanh lịch và hiếu khách!
- 2 câu có từ ghép phân loại:
+ Nhà em có trồng một cây hoa hồng rất đẹp.
+ Con cá vàng ngoài kia bơi nhanh quá.
- 2 câu có từ ghép tổng hợp:
+ Nhà cửa sạch sẽ ắt chủ nhà là người gọn gàng lắm.
+ Tôi có tặng bác ấy một giỏ hoa quả.
- 2 câu có từ láy đôi:
+ Ánh đèn lung linh chiếu cả một con đường.
+ Thấp thoáng đằng xa là một ốc đảo đấy.
- 2 câu có từ láy ba:
+ Nó ăn hết sạch sành sanh chả còn miếng nào.
+ Hôm qua Việt Nam thua UAE với tỉ số sát sàn sạt.
- 2 câu có từ láy bốn:
+ Nó cứ hì hà hì hục làm cho xong bài Toán đó.
+ Đứng trên bục giảng, tôi trả lời ậm à ậm ờ khiến cô không vui.
Anh vào thống kê hỏi đáp nha em gửi rồi nhưng họ bắt kiểm duyệt.Anh vào thống kê hỏi đáp thì cho dù họ bắt kiểm duyệt nhưng nó vẫn hiện ở đó,em ko còn thì giờ để gõ đâu
Vì trời mưa lớn nên nước ở các con sông dâng lên cao
a.
+Nhóm từ đồng nghĩa chỉ trạng thái: Da diết, tha thiết, thương nhớ, nhớ nhung, bâng khuâng.
+Nhóm từ đồng nghĩa chỉ sự vật: Lấp lánh, lung linh, bàng bạc, lóng lánh.
b.*Cấu tạo:
-Do hai tiếng hay nhiều tiếng tạo thành.
- Các tiếng trong từ ghép thường có nghĩa.
- Các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
*Phân loại từ ghép: Có hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Từ ghép chính phụ chia làm từ chính và từ phụ, từ phụ bổ sung thêm ý nghĩa cho từ chính
Ví dụ: Bà nội: Bà tiếng chính, nội tiếng phụ
Từ ghép đẳng lập: Không phân biệt từ chính-phụ, nghĩa rộng hơn từ ghép chính-phụ
Ví dụ: Sách vở
Hoa lá,..
TL
Bạn tham khảo :
“Công trình măng non” là một phong trào có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào truyền thống vẻ vang của Đội; góp phần giáo dục cho đội viên, thiếu niên, nhi đồng ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường, đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt khó vươn lên. Từ phong trào thu nhặt phế liệu, phế phẩm, thu nhặt giấy vụn, mảnh chai, túi ni-lông... làm kế hoạch nhỏ, đã góp phần xây dựng hàng nghìn công trình mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh,
Để các em thiếu nhi biết và hiểu về phong trào, bên cạch việc triển khai bằng kế hoạch, Liên đội đã phát huy tốt Đội tuyên truyền măng non của đơn vị. Hàng tuần sau mỗi giờ ra chơi các em được nghe các bài tuyên truyền qua đội tuyên truyền măng non, qua hệ thống phát thanh nhà trường, từ đó tạo cho các em nhận thức, động lực thực hiện tốt phong trào. Từ sự hưởng ứng, nỗ lực của các em thiếu nhi trong các chi đội, Ban Chỉ huy Liên đội đã phát động phong trào “Xây dựng công trình măng non” rộng khắp và có hiệu quả cao.
“Phong trào đã giáo dục cho đội viên, thiếu niên, nhi đồng ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường, đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt khó vươn lên, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho thế hệ “măng non” của đất nước. Chất lượng hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học ngày càng được nâng cao, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.
HT
nhanh nha mn