Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
đề 1
Thơ Lục Bát Về Thầy Cô, Mái Trường Hay ❤️️ Ý Nghĩa Nhất
Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.
Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.
Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.
Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.
Tham khảo :
Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.
Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.
Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.
Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.
" Mẹ ơi " là 2 tiếng con cất lên từ lúc sinh ra gọi mẹ. Mẹ hi sinh cho con tất cả, mẹ là thế giới của riêng con. Con sinh ra và lớn trên trong vòng tay ấm áp được mẹ bồng từ khi bé. Cho đến lớn mẹ vẫn theo con, con vấp ngã, mẹ đỡ con dậy và nói " không sao đâu con " câu nói động viên ấy khắc sâu trong lòng con, những lúc vấp ngã không có mẹ con tựa như mẹ nói câu đó mà đứng dậy lấy thêm nguồn sức mạnh cho bản thân mình. Con là thứ vô cùng quý giá với mẹ, với mẹ con luôn là đứa con bé bỏng chưa lớn khôn. Mẹ ơi ! con không dám nói con yêu mẹ nhường nào nhưng con sẽ thể hiện nó qua lòng hiếu thỏa của mình. Tình yêu của mẹ thiêng liêng rộng lớn như đất trời. Cả đời này con nợ mẹ hai chữ " Cảm ơn "
Bạn tham khảo nhé
Khi đọc “Mẹ” của Phạm Thái Mình, em cảm thấy thật xúc động về tình mẫu tử. Trước tiên, bài thơ là lời của người con muốn bày tỏ tình cảm dành cho người mẹ. Tác giả đặt mẹ trong sự so sánh tương quan đối lập với “cau”. Những câu thơ thể hiện điều đó như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất” đã giúp người đọc hiểu được rằng thời gian đang khiến mẹ ngày càng già đi. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” khiến người đọc càng thêm xót xa, quặn thắt khi nghĩ về mẹ. Và người con trong bài đã nâng niu vô cùng cẩn thận “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Ở cuối bài, người con đã tự hỏi “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tu từ, hỏi đấy mà dường như chính người con cũng đã biết được câu trả lời. Chúng ta càng hiểu được rằng chẳng thể ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh cuối bài thơ “mây bay về xa” gợi ra mái tóc của mẹ ngày càng bạc trắng, đến một ngày nào đó sẽ rời xa những đứa con. Bài thơ khiến tôi cảm thấy thật xúc động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng, chân thành.
Trường em nằm ở cuối con đường làng, được bao phủ bởi những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát. Em thích được ngắm nhìn quang cảnh trường em vào sáng mai, khi mặt trời mới lên cao, còn chưa gay gắt. Đó là buổi sáng củamùa thu trong lành.Bác trống nằm một góc, không biết bác ấy đã thức dậy hay chưa. Sự im lặng của sân trường khiến em có cảm giác như mọi thứ chưa thức dậy. Tiếng chim hót râm ran trên những cành cây xà cừ chắc nịch, lá xanh mướt. Khi mặt trời lên cao, len lỏi và tán lá, chiếu xuống mặt đất làm bừng sáng cả một không gian. Lúc đó hoa lá đã bắt đầu cựa mình để đón chào ngày mới, chuẩn bị tinh thần để đón các bạn học sinh tới trường.
Tham khảo
Đề 1:
Ngày hôm nay, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên em đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình vào hơn ba năm về trước.
Hồi đó, em vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, em cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng em đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng em rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, em quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là em không thể nhảy qua được. Em ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Thấy em bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Khiến em từ bỏ hẳn thói nghịch ngợm của mình.
Sau sự kiện lần đó, em trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.
Đề 2:
Trong cuộc đời mỗi người, ai chẳng có những phút giây lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng là, sau mỗi lần mắc lỗi, chúng ta biết hối hận và sửa chữa sai lầm ấy. Tôi cũng đã có một lần mắc lỗi với người bạn thân của mình, vì lỗi lầm đó, suýt nữa chính tôi đã tự tay giết chết một tình bạn đẹp.
Tôi và Hoa chơi với nhau từ nhỏ, nhà lại ở cạnh nhau nên chúng tôi lại càng thân hơn, đi đến đâu cũng dính lấy nhau như hai chị em vậy. Chơi thân là thế, nhưng mọi người thường bảo tôi với Hoa như hai thỏi nam châm trái dấu. Hoa hiền lành, ít nói, trầm tính và chắc chắn, còn tôi thì lại khá tinh nghịch, trong người lúc nào cũng có dư thừa năng lượng, gặp ai đều có thể nói chuyện thoải mái. Những lúc như vậy, tôi lại cười, coi như bù trừ cho nhau vậy. Hàng ngày, ngoài việc đi học cùng nhau, Hoa còn giúp tôi rất nhiều trong học tập, nhờ có Hoa mà tôi đã tiến bộ lên rất nhiều. Hôm đó, cô giáo vào lớp và gọi một số bạn lên kiểm tra bài cũ, trong đó có tôi. Vì đã học bài ở nhà nên tôi trả lời rất dõng dạc, tự tin, cô cho tôi một điểm 10 đỏ chói vào trong sổ. Bạn bè trong lớp nhìn tôi đầy ngưỡng mộ khi có thể nhớ chi tiết từng ngày tháng, địa danh trong bài lịch sử dài dằng dặc. Tối hôm đó, vì tivi có chương trình rất hay mà tôi yêu thích, cũng vì chủ quan rằng mình đã có điểm nên tôi không học lại bài. Ai ngờ hôm sau, cô bất ngờ cho kiểm tra 15 phút, tôi ngồi vò đầu bứt tai, cắn bút mãi mà cũng không thể nhớ nổi một chữ. Trong khi đó, ở bên cạnh tôi, Hoa đã làm xong từ bao giờ. Chỉ còn có 5 phút, tôi cuống quá liền giật lấy bài của Hoa và vội vàng chép. Tiết học sau, cô trả bài kiểm tra hôm ấy và nói rằng:
- Cô rất buồn rằng trong lớp ta có hiện tượng chép bài của nhau, đó là của Lan và Hoa, cô cho cả hai bạn 3 điểm, nếu các em có gì thắc mắc thì sau giờ học lên gặp cô.
Tôi sững sờ, còn Hoa mắt nhòe đi khi nhận bài kiểm tra của mình. Tôi vô tâm nghĩ rằng chỉ là một bài kiểm thôi mà, sau giờ học mình sẽ xin lỗi nó sau. Lúc tan học, Hoa chẳng đợi tôi về cùng mà đi trước. Mấy đứa bạn cùng lớp thì thầm rằng:
- Sao hôm nay Hoa lại không học bài nhỉ, mọi khi cậu ấy chăm lắm mà.
Bây giờ, tôi mới ân hận và hiểu ra lỗi lầm của mình. Vì vô tâm mà tôi đã làm tổn thương Hoa. Chẳng biết làm gì khác, tôi vội vàng chạy đuổi theo Hoa để xin lỗi. Bắt kịp Hoa, tôi nói bằng giọng hổn hển chẳng ra hơi:
- Hoa ơi. Mình xin lỗi nhé. Tại mình mà cậu bị điểm kém.
Hoa mỉm cười dịu dàng:
- Thôi, không sao đâu, mình cũng không giận cậu nữa.
Lúc ấy, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nếu không sửa lỗi kịp thời, có lẽ tôi đã đánh mất một người bạn tốt như Hoa.
Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm ấy, tôi thấy thẹn với lòng và tự dặn mình phải biết chú ý tới cảm xúc của người khác hơn, nếu không, tôi sẽ đánh mất những người luôn yêu thương và giúp đỡ tôi trong cuộc sống.
Tham khảo
Đề 1: Ngày hôm nay, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên em đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình vào hơn ba năm về trước.
Hồi đó, em vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, em cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng em đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng em rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, em quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là em không thể nhảy qua được. Em ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Thấy em bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Khiến em từ bỏ hẳn thói nghịch ngợm của mình.
Sau sự kiện lần đó, em trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.
Đề 2: Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ chẳng phải là điều gì quá ghê gớm, thế nhưng đối với với một học sinh được xếp nhất lớp, thì đó là một sự xấu hổ vô cùng với bạn bè, với thầy cô và cả sự sợ hãi nếu như bố mẹ biết. Thế nên một đứa như tôi đã làm một việc rất hài hước và ngờ nghệch.
Lúc đó là thời lớp 5, khi mọi đứa trẻ đã bắt đầu lớn đã có suy nghĩ riêng và cũng nhận thức được tầm quan trọng của sĩ diện, lớp chúng tôi có sự phân bì rất lớn giữa những cá nhân có lực học tốt nhất lớp. Và bản thân tôi luôn là đứa đứng đầu, lại là lớp trưởng thế nên mẹ tôi tự hào về tôi lắm, cô chủ nhiệm cũng rất thích nói về tôi khi họp phụ huynh. Rồi có một ngày trong buổi kiểm tra thường xuyên, chẳng biết đầu óc tôi lú lẫn thế nào lại làm sai hai trên tổng số ba bài, kết quả là tôi được ba điểm, khi phát bài tôi sốc vô cùng. Tôi cảm thấy mặt mình nóng lên, tôi vội cất bài kiểm tra của mình đi. Cả buổi học hôm ấy tôi không thể vui vẻ nổi, tôi lại nghĩ đến mẹ và tôi tìm cách giấu bài kiểm tra, bởi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ buồn vì tôi lắm.
Tôi đã giấu nó ở ngăn trong cùng của cặp sách, rồi khóa lại chỉ đơn giản vì tôi nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lục cặp sách của tôi đâu. Ai ngờ tôi đã lầm, mẹ đã tìm ra bài kiểm tra của tôi, nhưng mẹ không mắng tôi mà mẹ chỉ lắc đầu cười nói với tôi: “Mẹ chưa thấy đứa nào dốt như mày, ai đời lại đi giấu bài kiểm tra trong cặp sách, tưởng mẹ không xem chắc, ít nhất ngày xưa mẹ còn biết thủ tiêu nó đi cơ. Sao mẹ sinh ra mày mà mày lại chẳng thông minh được như mẹ gì cả”. Tôi đứng hình với câu nói hóm hỉnh của mẹ, bỗng tôi thấy mình ngốc thật, đúng là trẻ con thì khó mà nghĩ xa xôi được. Sau đó mẹ nhẹ nhàng nói với tôi: “Mẹ nói nhé, con người cũng có lúc sai lầm, có lúc thất bại, nhìn xem bố mẹ trồng cà phê đâu phải chưa từng có cây bị chết, nhưng chính từ những cây chết đó bố mẹ mới rút được kinh nghiệm để trồng thành công cả vườn cà xanh tốt như bây giờ. Học tập cũng vậy, điểm kém là để con phấn đấu và không lơ là trong học tập, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho con, chứ không việc gì phải xấu hổ, người có bản lĩnh chính là người đứng lên từ thất bại để thành công con ạ”.
Những lời mẹ nói từ lâu ấy, tôi vẫn nhớ mãi đến hôm nay, tôi không biết nó là bài học thứ bao nhiêu mẹ dạy, mẹ ít chữ nhưng những gì mẹ dạy đều quý giá vô cùng. Nghĩ vậy tôi lại càng yêu mẹ hơn. Tuổi thơ của tôi lại có thêm một ký ức về lần phạm lỗi ngô nghê nhưng đắt giá.Bài viết tham khảo: Đề 1
Tố Hữu khi viết về người mẹ, ông viết bằng tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca. Bài thơ “Mẹ Tơm” cũng được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý ấy và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ xúc cảm cụ thể, bài thơ vươn lên triết lí, để cao đạo lí ân nghĩa của dân tộc.
Mẹ Tơm chính là người cưu mang giúp đỡ nhà thơ hay cũng chính là những anh chiến sĩ, Đảng ta. Mẹ nấu cơm cho cán bộ Đảng ăn mà không sợ kẻ thù biết:
“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm”
Tác giả như vui sướng khi trong lòng nghĩ reo lên khi gặp người mẹ anh hùng ấy. Chính mẹ là người đã không sợ những đe dọa và ác độc của quân thù. Mẹ chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm thế nhưng trái tim mẹ được đúc bằng thép để cho mọi sự tàn ác kia chỉ như gió thoảng bên tai mà thôi. Mẹ vẫn dành những phần cơm cho chiến sĩ cán bộ Đảng mà không hề sợ súng gươm quân thù.
Không chỉ thế người mẹ anh hùng ấy còn là một người yêu thương những cán bộ Đảng như chính con ruột của mình, căm thù bọn Tây Nhật:
“Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật
Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con
Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?
Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…”
Chính vì thương người cộng sản và căm thù bọn cướp nước cho nên người mẹ ấy mới giúp các chiến sĩ của ta. Mẹ Tơm lấy căn buồng của mình để giấu bộ đội, lấy trái tim mình để giấu họ trong niềm yêu thương. Trái tim mẹ mang một tình thương bao la rộng lớn lắm, tình thương ấy đã lấn át hết đi những nỗi sợ hãi của mẹ. Không những thế trong trái tim ấy tồn tại cả sự cảm thù quân giặc kia cho nên nỗi sợ hãi súng gươm không có chỗ để tồn tại nữa. Mẹ đã già thế nhưng để bảo vệ cho những đứa con chiến sĩ của mình mẹ đã không quản nhọc nhằn ngồi canh chừng cho các con yên tâm làm việc.
Mẹ Tơm còn rất thông minh và giúp cho những chiến sĩ của ta truyền những thông tin mật đi một cách dễ dàng mà không ai biết:
“Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh
Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh
Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ
Chiều về… Hòn Nẹ… Biển reo quanh…”
Mẹ không chỉ gan dạ mà còn khéo léo và thông minh. Mẹ gánh mớ hàng rau ra chợ để thêm vào đó bó truyền đơn gọi đấu tranh. Bóng mẹ in trên nền cát vàng phau thấy yêu thấy thương biết nhường nào. Gánh rau ra chợ nhưng cũng nằm trong mọi ánh mắt nhìn của quân giặc. Chính vì thế mà mẹ phải khéo léo thẩn trọng lắm mới không để bị lộ.
Khi chứng kiến cảnh những người con chiến sĩ của mình bị bắt thì mẹ đau xót vô cùng. Nhìn thấy máu đỏ pha cát lạnh mà mẹ ngồi trông nỗi đau vọng đến tận trời cao:
“Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn
Lính về, lính trói cả hai con
Máu con đỏ cát đường thôn lạnh
Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!”
Quay trở về với hiện tại người mẹ ấy đã đi thật rồi. Chỉ còn có một nắm cỏ với nắm đất mà thôi. Nhà thơ kể lại câu chuyện về người mẹ anh hùng đầy tình yêu thương và che chở. Thời gian trôi đi đã mang mẹ đi xa mất rồi. Người con năm xưa được mẹ cưu mang đến giờ này có thời gian về thăm mẹ thì mẹ Tơm đã không còn nữa. Nhà thơ đành thắp nén hương để chào mẹ hay cũng chính là cảm ơn mẹ.
Qua bài thơ ta thấy mẹ Tơm hiện lên là một bà mẹ anh hùng, một người phụ nữ yêu nước, căm thù giặc. Mẹ không quan khó nhọc nguy hiểm để cất giấu cán bộ chiến sĩ trong nhà mình. Mẹ đã già nhưng vẫn tham gia hoạt động cách mạng. Người mẹ ấy quả thật rất vĩ đại và đáng kính biết bao.
Bài viết tham khảo: Đề 2
Từ lâu những câu chuyện cổ tích đã đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi người. Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ được bà, mẹ kể cho nghe giúp tuổi thơ lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Chính vì thế em rất thích đọc truyện cổ tích.
Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.
Thứ nhất, em thấy những câu chuyện cổ tích phù hợp tâm lý trẻ thơ bọn em. Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp, những điều kỳ diệu. Như hình ảnh Gióng vươn vai thành tráng sĩ – người anh hùng lí tưởng của dân tộc hay sự kì lạ của niêu cơm thần cứ hết lại đầy.
Thứ hai, những truyện cổ tích của dân tộc luôn hướng chúng em về cội nguồn dân tộc. Bởi chúng đều được sáng tác từ lòng tự tôn dân tộc, giúp các em hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Sự tích Thánh Gióng – đã trở thành biểu tượng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và yêu nước của nhân dân ta.
Thứ ba, truyện cổ tích mang tính giáo dục cao. Chún luôn ẩn chứa bài học về đạo đức và giúp đỡ trẻ em khám phá, phân biệt được đúng sai, dạy con kỹ năng tư duy phê phán. Mỗi một truyện sẽ là chủ đề tuyệt vời để chúng ta thảo luận về đúng sai, hậu quả của sự lựa chọn, và rất nhiều kỹ năng tư duy phê phán. Các nhân vật trong truyện liên tục phải đối mặt với những lựa chọn lớn nhỏ. Đôi khi họ có những lựa chọn đúng, và đôi khi là sai. Và kết thúc mỗi một câu chuyện, các nhân vật sẽ được tận hưởng kết quả hoặc gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn trước đó. Ví như câu chuyện cổ tích Thạch Sanh răn dạy cho ta bài học sống ở đời cần thiện lương, trung thực đừng như Lí Thông gian xảo, độc ác nhận kết cục trừng phạt sét đánh biến thành bọ hung. Những nhân vật họ sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in hằn trong tâm trí các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.
Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, ta sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của em và mọi trẻ em khác, bồi dưỡng tâm hồn, thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.
Tham khảo/:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Tham khảo:
Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.
Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu "lầy".
Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.
Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.
Nhưng bố em sẵn sàng ký vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô; sẵn sàng thức đến 3, 4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ; sẵn sàng ngồi bên cùng em "cày" Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn iPad vào cuối tuần với lý do là "cho nó giải trí thêm chút"; sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để "giúp nó giảm stress"…
Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em không bị mẹ mắng. Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: "Khiếp sáng sớm đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?", "Trời đánh còn tránh miếng ăn nhé!", "Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!",… đủ để nhắc khéo mẹ và em thoát nạn.
Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi. Bố chả bao giờ khiến em buồn hay khóc. Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng giờ…
Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc "Papa" luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, "Papa" nhé!
Thư gửi bố! Hôm nay Hà Nội lại mưa bố ạ, cái thời tiết ẩm ương khó chịu này lại làm con bị dị ứng bố ạ. Ba ngày rồi con không dám ra khỏi nhà, khắp người lở loét, ửng đỏ, đau lắm bố ơi, chẳng hiểu sao con chỉ biết úp mặt vào tường khóc, mắt cứ nhòe đi chỉ đơn giản vì con nhớ bố nhiều lắm bố ạ. Hôm nay là sinh nhật bố nhưng con chẳng có can đảm gọi điện chúc bố một câu, con sợ rằng cái giọng thều thào, khản đặc lại khiến bố lo lắng, con xin lỗi bố nhiều… Lặng nhìn qua ô cửa sổ phòng trọ con chợt thấy bóng dáng bố ngoài kia, chú ấy nhìn giống bố lắm chú khoác áo mưa đen đạp chiếc xe đạp thống nhất xanh lấp ló phía sau yên là đôi dép mèo hello kitty của con nhóc tầm 5-6 tuổi. Trời mưa to quá 2 bố con chú ấy trú mưa ngay dưới hiên phòng trọ con bố ạ, cuộc trò chuyện của 2 bố con chú ấy lại đưa con quay ngược thời gian lại 13 năm trước. Năm ấy con chập chững vào lớp 1, bố còn sốt sắng chuẩn bị đủ thứ cho con đi học còn hơn cả mẹ, bút, sách, thước kẻ, cục tẩy… gì cũng đủ cả. Ngày ấy kinh tế đâu được như bây giờ bố đi làm cửu vạn vất vả lắm nhưng bố chẳng để con thiếu gì… Hôm ấy cũng mưa 2 cha con tất tưởi đến trường, con thì ngồi sau xe réo ầm lên: - Nhanh lên bố ơi, muộn học con mất rồi, con bắt đền bố đấy ….” Nước ngập đến ngang bắp chân bố, đường lầy lội vô cùng, thế rồi bố dắt bộ xe đưa con đến lớp, vừa đến cổng trường thì trống đánh vào lớp. Bố định dắt con vào nhưng khi bố nhìn lại mình quần ống thấp ống cao, bùn đất lem nhem khắp, tóc rối bù xù… chắc vì sợ con xấu hổ bố gọi con lại dặn : - Mối đi học ngoan, bố bận việc rồi, bố xin lỗi không vào cùng con được… Thế rồi con lại phụng phịu, dỗi hờn bố, ngày ấy con có biết gì đâu chỉ nghĩ cũng phải được như bạn như bè có bố mẹ dắt vào, bây giờ lớn rồi con lại càng thương bố nhiều hơn… Thế rồi từng dòng kí ức lại ùa về trong con… Mùa đông năm ấy bố đèo con đi học thêm, cái rét cắt da cắt thịt không cản được bố, bố một mực đòi đèo con đi học. Mắt bố ngày ấy cũng kém, đi đến chỗ dốc Dược 2 bố con ngã xe, nhưng điều đầu tiên bố làm là quay sang hỏi con: - Đau không con, chảy máu hay xây xát gì không, đúng là bố ngu quá mà thấy ổ voi không tránh được thì đâm xuống quách cho xong, còn lắm chuyện tránh… Chân bố chảy máu nhiều lắm nhưng bố không quan tâm vẫn bắt con lên xe bố chở về nhà. Nghĩ lại thấy con tồi quá bố ạ chẳng hiểu sao miệng con khi ấy tê cứng, một câu quan tâm cũng không thốt ra nổi, con tệ quá bố ơi… Bao năm trôi qua bố có biết điều con day dứt và ám ảnh con mãi cho tới bây giờ là gì không hả bố? Đấy là khi bố ngỏ ý hỏi con nếu bây giờ có thêm em bé thì sao, khi ấy con đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi: - Con ghét em, nhà 2 chị em con là đủ rồi bố ạ, con không thích em đâu, từ nay bố đừng hỏi con về chuyện ấy nữa. Thế rồi bố lặng thinh, ngồi trầm ngâm. Nghĩ lại bây giờ con chỉ muốn tát vào mặt mình thật đau thôi bố ạ, tát vì khi ấy đã hỗn hào với bố, tát vì tính ích kỉ xấu xa của bản thân, tát vì đã làm bố buồn. Bây giờ con đã hiểu và thương bố nhiều lắm, chắc bố đã chạnh lòng nhiều, đôi khi tủi thân nữa phải không bố. Là một người đàn ông ai chẳng muốn gia đình có nếp có tẻ, nhưng vì thương mẹ bị băng huyết sau 2 lần sinh 2 chị em con nên bố sợ mất mẹ, con biết bố thương mẹ con nhiều, vì miệng lưỡi thiên hạ đã nói rằng “mẹ không biết đẻ”. Tâm sự của một người đàn ông bố chẳng biết chia sẻ cùng ai, bố cứ giữ trọn trong lòng, bố chẳng cho ai biết... Hằng ngày bố vẫn vui cười với 3 mẹ con, nhưng con hờn, con giận vì cái hủ tục lạc hậu ở quê mình bố ạ. Con hiểu cảm giác của bố mỗi lần giỗ chạp, khi các chú các bác đẩy bố xuống mâm dưới, rồi nói bằng cái giọng lè nhè: - Nhà chú không có thằng cu thì xuống mâm dưới ngồi đi... Con uất ức, tức nghẹn trong lòng, bố thì cười cười cho qua chuyện, con không dám nói gì, vì bố dặn “dù thế nào cũng không được hỗn với người lớn, con có ăn có học khác với người không có chữ…”. Câu nói ấy của bố chính là lời nhắc con mỗi lần làm việc gì đều phải cân nhắc kĩ… Bố ơi! Con muốn nói rằng dù nhà mình không có em trai nhưng con sẽ luôn cố là một “thằng con trai đích thực” bố ạ. Dù phải gồng mình gánh vác gia đình mình con cũng sẽ làm được bố nhé vì đơn giản con là con gái bố… Con không muốn nói với bố con sẽ cố gắng mà con muốn nói với bố rằng con phải làm được, con không yếu đuối nữa đâu bố ạ, hãy tin tưởng ở con bố nhé! Con yêu bố nhiều lắm! Kí tên: Con gái bố …