Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
À đc thôi mk sẽ giúp cậu ak
* Ca dao,tục ngữ:
Ai về Hậu Lộc Phú Điền
Nhớ đây Bà Triệu trận điền xung phong.
- Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn
Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.
- Có chàng Công Tráng họ Đinh
Dựng luỹ Ba Đình chống đánh giặc Tây
- Vĩnh Long có cặp rồng vàng
Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần.
- Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.
- Phất cờ chống nạn xâm lăng
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.
( Ca ngợi Trương Công Định )
- Ru con con ngủ cho lành
Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng.
- Từ ngày Tự Đức lên ngôi,
Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ bình thì mới dễ làm ăn.
( Bình thì: thời bình; Thì là là húy của Vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) .
- Từ khi Tự Đức lên ngôi
Vỡ đường Thiệu Trị vỡ đôi năm liền
Mong cho thiên hạ lòng thuyền
Trong làng lại có chiếc thuyền đi qua.
- Trách lòng Biện Nhạc chẳng minh
Làm cho con gái thất kinh thất hồn
Trách lòng biện Nhạc làm kiêu
Làm cho con gái nhiều điều phiền lo.
( Lịch sử thời Tây Sơn - Nguyễn Nhạc làm biện lại ở Huyện )
*Thơ:
THƯƠNG VỀ ĐÀ LẠT
Thơ: Sinh Hoàng
Nhớ Đà Lạt một chiều thông reo nắng
Thác Cam ly chảy mãi những ưu tư
Than Thở ơi phảng phất lớp sương mờ
Xuân Hương đọng những lời thương xứ lạnh
Con dốc dài hút xa trong chiều vắng
Len rừng cây nẻo đồi núi chập chùng
Hoa dã quỳ nở muộn úa chiều đông
Như anh đấy héo lòng thương Đà Lạt
Người em gái tay đan len thoăn thoát
Dệt bao tình ủ ấm gửi cho ai
Em khe khẽ rung lên từng câu hát
Thành phố Buồn, thương cuộc tình phôi phai
Anh vẫn nhớ con đường về Trại Mát
Xuôi con đèo về thăm lại Đơn Dương
Ngả ba Phi Nôm ai chờ ai đứng đợi
Áo len choàng có đủ ấm chiều buông
Đà Lạt ơi! Tạ từ rồi nhớ lắm
Chuông nhà thờ vang vọng mãi trong anh
Chiều về xuôi mây trắng lắm giăng thành
Phía sau ấy một bông hoa...anh nhớ.
ĐÀ LẠT QUÊ TÔI
Thơ: Hoàng Trang
"Cam ly nước chảy về đâu
Cho ta nhắn gởi vài câu tâm tình"
Thác Prenn in dấu đôi mình
Datanla hỡi bóng hình có vương
Mặt hồ gợn sóng Xuân Hương
Ghé thăm trại Mát con đường vòng quanh
Tình yêu thung lũng màu xanh
Đồi thông hai mộ người đành ngẩn ngơ
Lang biang đỉnh núi dệt thơ
Suối vàng níu giữ niềm mơ ngọt ngào
Dốc hồ than thở hôm nao
Còn say bóng nguyệt tơ hào ngọc trâm
Ai về nhớ ghé Tuyền lâm
Qua vùng đất sét đường hầm nhớ thương
Êm đềm thác nhỏ Liên khương
Pongour thác bạc đế vương Lâm đồng
Đa nhim đập nước mênh mông
Suối trào róc rách cho lòng nhớ anh
Quê em đất ngọt an lành
Người ơi hãy ghé nhà tranh em chờ.
Rất nhiều bạn …muốn đến Tân Kỳ chơi
Mong được về thăm miền tây xứ Nghệ
Thì nhân đây cho tôi được phép kể
Về quê hương tôi huyện núi Tân Kỳ
Xã Nghĩa Hoàn vốn nổi tiếng ngói Cừa
Còn Nghĩa Đồng từ xưa miền đất học
Gỗ bạt ngàn khi bạn lên Tân Hợp
Mía trồng nhiều nơi đất xã Kỳ Tân
Làng thổ cẩm đã có ở Phú Sơn
Cam ngon hơn vùng nông trường An Ngãi
Xã Giai Xuân có cây đa vạn tuổi
Tiên Kỳ, Đồng Văn ngon lắm rượu cần
Tân Hương _Sơn đang chiết cây trồng rừng
Đất Nghĩa Hành vốn bạt ngàn đồng ruộng
Không ghé thăm Nghĩa Phúc bạn sẽ uổng
Miền quê đây có phong cảnh hữu tình
Xã Tân Long thật đẹp buổi bình minh
Bên núi bên sông trữ tình lãng mạn
Tân Xuân, Tân Phú đẹp lắm nhé bạn
Đất và người vốn hài hòa thân thương
Đến đất Lạt ghé thăm nhà máy đường
Nơi đây là trung tâm hành chính huyện
Thị trấn mình đang trên đà phát triển
Đẹp lắm thôi xứ Lạt thật vuông tròn
Qua Cầu Rỏi được ngắm nhìn sông Con
Cùng lắng nghe những câu hò ví dặm
Khúc hát quê hương, tình sâu nghĩa nặng
Gịong ngọt ngào, rất sâu lắng,vui tươi
Có đi xa ở khắp mọi phương trời
Vẫn nhớ quê mình rất nhiều gái đẹp
Đến Nghĩa Thái rồi Nghĩa Bình, Nghĩa Hợp
Đã gặp rồi ấn tượng mãi không quên
Nhớ ghé thăm xã Nghĩa Dũng, Kỳ Sơn
Dọc sông Con nên phù sa bù đắp
Ngô, khoai, sắn đã trồng là ăn chắc
Được mùa to còn lạc, đậu, quýt, cam
Tân Kỳ tôi muốn mời bạn về thăm
Một miền quê hàng ngàn năm lịch sử
Có sự tích chim phụng hoàng lèn Rỏi
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay
Huyện Tân Kỳ đang phát triển từng ngày
Bao công trình đang mọc lên nhiều chỗ
Các đồng bào dân tộc kinh,thái, thổ
Luôn đoàn kết và gắn bó yêu thương
Đặc biệt Tân Kỳ có cột mốc số không
Là đường mòn vinh dự mang tên Bác
Đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Nam Bắc
Tự hào lắm thôi, đất mẹ Tân Kỳ
Về Tân Kỳ quê em, về Tân Kỳ quê anh
Qua dốc Truông Dong lên bến đò Sen
Về đây quê của muôn quê
Một Tân Kỳ nên thơ sông Con Lèn rỏi ngân vang
Về Trà Lân hôm nay biết bao điều đổi thay.
Đưa em về phố Cừa nhà cao tầng mái ngói xinh tươi
Đưa anh về Đồng Văn cùng em ta dệt tình yêu
Tân Kỳ ơi! Tân Kỳ ơi! Yêu sao mảnh đất quê mình
Lên đỉnh Pù Loi ngắm nhìn trời xanh quê hương
Bao công trình, bao con đường biển sáng dâng dâng.
Đường Hồ Chí Minh con đường huyền thoại
Những nhịp cầu nối đôi bờ hò hẹn
Anh về bên em, em về bên anh
Ta về bên nhau, yêu nhau xin nhớ về Tân Kỳ yêu thương.
Về Tân Kỳ quê em, về Tân Kỳ quê anh
Qua dốc Truông Dong lên bến đò Sen
Về đây quê của muôn quê
Một Tân Kỳ nên thơ sông Con Lèn rỏi ngân vang
Về Trà Lân hôm nay biết bao điều đổi thay.
Đưa anh về phố Cừa nhà cao tầng mái ngói xinh tươi
Đưa em về Đồng Văn cùng anh ta dệt tình yêu
Tân Kỳ ơi! Tân Kỳ ơi! Yêu sao mảnh đất quê mình
Lên đỉnh Pù Loi ngắm nhìn trời xanh quê hương
Bao công trình, bao con đường biển sáng dâng dâng.
Đường Hồ Chí Minh con đường huyền thoại
Những nhịp cầu nối đôi bờ hò hẹn
Em về bên anh, anh về bên em
Ta về bên nhau yêu nhau xin nhớ về Tân Kỳ yêu thương.
Về Tân Kỳ quê em, về Tân Kỳ quê anh
Qua dốc Truông Dong lên bến đò Sen
Về đây quê của muôn quê
Một Tân Kỳ nên thơ sông Con Lèn rỏi ngân vang
Về Trà Lân hôm nay biết bao điều đổi thay.
Đưa anh về phố Cừa nhà cao tầng mái ngói xinh tươi
Đưa em về Đồng Văn cùng anh ta dệt tình yêu
Tân Kỳ ơi! Tân Kỳ ơi! Yêu sao mảnh đất quê mình
Lên đỉnh Pù Loi ngắm nhìn trời xanh quê hương
Bao công trình, bao con đường biển sáng dâng dâng.
Đường Hồ Chí Minh con đường huyền thoại
Những nhịp cầu nối đôi bờ hò hẹn
Em về bên anh, anh về bên em
Ta về bên nhau yêu nhau xin nhớ về Tân Kỳ yêu thương.
Tân Kỳ ơi! Tân Kỳ ơi! Yêu sao mảnh đất quê mình
Lên đỉnh Pù Loi ngắm nhìn trời xanh quê hương
Bao công trình, bao con đường biển sáng dâng dâng.
Đường Hồ Chí Minh con đường huyền thoại
Những nhịp cầu nối đôi bờ hò hẹn
Em về bên anh, anh về bên em
Ta về bên nhau yêu nhau xin nhớ về Tân Kỳ yêu thương.
Đôi mắt ngây ngô => thơ, trong sáng của Lâm chăm chú nhìn vào nét phấn của cô giáo sửa => chữa bài tập trên bảng. Kết quả bài tâp của Lâm là đúng, Lâm thấy nhẹ nhàng => nhõm cả người.
=> Lỗi dùng từ sai về nghĩa
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm trạng nỗi niềm của nhà thơ khi đứng trước cảnh đẹp. Đặc biệt hai câu cuối của bài thơ gợi cho người đọc một nỗi buỗn, cô đơn đến não nề.
“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
Bài thơ được ra đời trong một chuyến hành trình của nhà thơ từ Thăng Long vào xứ Huế. Trải qua một cuộc hành trình đầy gian khổ, sau bao vất vả, mệt nhọc, khi tới một nơi có cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, nhà thơ đã dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang này để nghỉ chân. Lúc này người và cảnh đã hòa làm một, cảnh cũng trở nên buồn theo tâm trạng nhà thơ, nhà thơ cũng nhìn cảnh để thể hiện tâm trạng của mình. Trước mắt nữ sĩ là cảnh đất trời bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, núi thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khó chốn đèo Ngang này vậy. Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi. “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ. Còn gì buồn hơn khi đứng trước cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn như vậy, con người trở nên nhỏ bé, khi ấy rất cần có sự chia sẻ, cảm thông để vơi đi sự cô đơn, nhưng tác giả chỉ nhận thấy ta với ta, túc là chỉ có ta với cảnh vật hoang vu này.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" mà thôi.
Tham khảo:
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…
~Std well~
#Dư Khả
Khi đã nhắc đến Bà Huyện Thanh Quan, chắc hẳn các bạn không thể bỏ qua bài thơ Qua Đèo Ngang được ra đời lúc Bà đi nhận chức :
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú.
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
....................
Bài thơ trên được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật. Những câu thơ trên cho ta thấy cảnh Đèo Ngang vào buổi xế tà. Đây là lúc gia đình, tất cả các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy vui vẻ bên bữa cơm gia đình. Nhưng, Bà Huyện Thanh Quan lại đứng giữa một thiên nhiên bao la rộng lớn, cỏ cây, hoa lá chen chúc nhau. Tác giả đã rất khéo léo miêu tả cảnh thiên nhiên rộng lớ, con người ít ỏi qua 2 từ láy " lom khom " và " lác đác ". Để cho câu thơ, cho bài thơ thêm giá trị biểu cảm, bà còn sử dụng số từ như " vài " và " mấy ", nghệ thuật đảo ngữ. Lúc này, con người đứng giữa một thiên nhiên rộng lớn, bát ngát, thật heo hắt, ít ỏi, leo lắt. Tình cảnh cô đơn, lạnh lẽo giữa hoàng hôn. Các từ ghép " đau lòng " và " mỏi miệng " làm cho sự nhớ thương da diết được tăng lên. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ?
cái này thì chịu rồi nha
khong biet a