K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2019

Kính mời quý thầy cô giáo và các bạn lắng nghe chương trình phát thanh của Liên đội chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

      Mới ngày nào, chúng em bước vào mùa thu trong niềm vui của buổi tựu trường. Thấm thoắt thoi đưa, mùa đông vội vàng gõ cửa. Chúng em lại rạo rực, náo nức chờ đón ngày hội của các thầy cô.      

      Từ hơn một tháng nay, toàn Liên đội đã phát động, hưởng ứng và thi đua lập nhiều thnh tích cao nhất chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

     Những giờ học tốt, những việc làm hay. Đó chính là tấm lòng của chúng em kính dâng lên các thầy cô - những người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em bay cao, bay xa.

     Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin hứa sẽ ra sức thi đua học tập tốt- rèn luyện chăm, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu. Rồi mai sau khôn lớn, hành trang chúng em mang theo vẫn không quên công ơn dạy dỗ của thầy cô -  Đó là những bài học đầu tiên cho chúng em vững bước vào đời.

       Các bạn thân mến!

      Sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam, chúng ta cần nêu cao đạo lý: “Tôn sư trọng đạo”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hy vọng với truyền thống của nhà trường, truyền thống chăm ngoan học tốt của học sinh trường TH Hải Đình, các bạn sẽ là những người mang đến những thành tích, những tình cảm tốt đẹp nhất dâng tặng thầy cô nhân ngày 20/11.

        Các bạn ạ! Dẫu biết rằng những cố gắng của chúng ta không thể đền đáp hết công ơn giáo dục mà thầy cô đã dành cho. Song, tin tưởng rằng với những nỗ lực, những thành quả mà mỗi cá nhân, mỗi chi đội đã và đang ra sức phấn đấu, phần nào làm đẹp thêm, tô thắm thêm ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.

           Và ngày hôm nay, chúng em xin thay mặt cho hơn 600 bạn Đội viên và Sao nhi đồng, kính chúc quý thầy cô giáo lời chúc sức khỏe – hạnh phúc, mãi mãi là con đò đưa chúng em đến với những ước mơ, là niềm tin yêu của chúng em.

Chương trình phát thanh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của Liên đội đến đây xin được kết thúc bằng bài hát Người Thầy. Chúc Các Thầy Cô Giáo và các bạn một ngày học tập vui vẻ. Xin chào và hẹn gặp lại.

Hok toots

23 tháng 2 2019

Bài phát thanh với chủ đề: GIỮ GÌN VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

Đáng buồn thay ở nước ta hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường không khí đất và nước.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh môi trường có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Trong lớp học, sân trường, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang.

Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Đặc biệt là ở khu vực xung quanh trường ta con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? Nguyên nhân đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiển cận và nguy hại làm sao.

Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm.

Hàng ngày chúng ta đến trường, các bạn có nhìn có rất nhiều rác trước cổng trường không? Toàn là túi bóng, vỏ bánh kẹo,…. Các bạn có thấy mất vệ sinh không? Vậy các bạn có biết rác từ đâu ra không? Đó là do ý thức của các bạn học sinh chúng ta không vứt rác đúng nơi quy định. Qua buổi tuyên truyền này mình muốn các bạn về tuyên truyền và nhắc nhở tới gia đình mình và những người xung quanh về việc nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tuyệt đối không được tự ý vứt rác bừa bãi.

Không những thế mình muốn các bạn hãy để ý xem ai là người vứt rác bừa bãi ra khu vực trước cổng trường. Nếu biết các bạn hãy báo lại với các thầy cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo chủ nhiệm ghi lại và lập thành danh sách báo cho nhà trường để có biện pháp xử lý thật nghiêm khắc với những người có thói quen xả xác bừa bãi. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh - sạch - đẹp, văn minh.

3 tháng 3 2019

Xin chào tất cả các bạn! Rất vui được gặp lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non hôm nay.

Thực hiện công văn số 192 công văn Đoàn thanh niên của BCH Đoàn thị xã Phổ Yên ngày 16/11/2016 về việc tăng cường phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em và các trào lưu không phù hợp với trẻ em. Hôm nay mình và các bạn cùng đến với chương trình phát thanh “Hãy nói không với bạo lực học đường”.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thi trường, giáo dục - đào tạo ngày càng được đổi mới và nâng cao chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục thì tình trạng Bạo lực học đường (BLHĐ) vẫn đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục nước ta. Hiện tượng BLHĐ không chỉ ở học sinh nam và còn có cả học sinh nữ.

Các vụ BLHĐ được học sinh quay thành clip và tung lên mạng công khai gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. BLHĐ đã trở thành mối quan tâm lo lắng của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.

1. Tình hình bạo lực học đường ở nước ta hiện nay.

BLHĐ là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, đâm, chém, bắn,… Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường. BLHĐ là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.(1)

Trước tình hình BLHĐ gây quan ngại trong đời sống xã hội, các bậc pphuj huynh có những cách bày tỏ thái độ khác nhau. Phần lớn phụ huynh hành động bằng cách “quát mắng và xử lý nóng như đánh, tát, quát mắng nhằm răn đe và có không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con. trường hợp cha mẹ khuyên bảo nhẹ nhàng như yêu cầu phải “xin lỗi bạn” còn ở mức hạn chế.

2. Luận bàn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng BLHĐ

Nguyên nhân từ bản thân học sinh

Nguyên nhân đầu tiên co thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân,đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách ) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các em thấy bức bối và muốn giải thoát. Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo. Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và sự non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động. Các em chưa định hình được lý tưởng sống cho bản thân nên rất dễ sa đọa.

Nguyên nhân từ môi trường gia đình

Con người được sinh ra, nhưng tính cách, phẩm chất, đạo đước do giáo dục mà hình thành. Môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc là gia đình. Ông bà, bố mẹ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Bởi vậy, cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao. Do vậy, những thiếu sót trong môi trường gia đình được cho là một phần ảnh hưởng đến BLHĐ. Việc học sinh chứng kiến tình trạng người bố nghiện rượu hay say xỉn và quát mắng người khác trong gia đình "bạo lực gia đình", lạm dụng thể chất trẻ em, lạm dụng tình dục trẻ em dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là có thể chấp nhận, ở đây bạo lực gia đình gần như là cầu nối cho BLHĐ.

Việc đối mặt với trừng phạt thân thể làm gia tăng nguy cơ hành động hung hãn ở trẻ vị thành niên. Sự áp đặt của bố mẹ và phản ứng ngược của trẻ em với những cách cư xử cưỡng bức cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ ví dụ như: La hét, đánh đấm, bỏ đói, nhốt trong phòng kín... gia đình có những hạn chế thiếu các kỹ năng nhận thức xã hội ảnh hưởng tới cách dạy bảo con cái.

Nguyên nhân từ môi trường nhà trường

Môi trường xã hội hay môi trường lân cận và cộng đồng khu dân cư nơi gia đình những thanh thiếu niên sinh sống cũng nhiều nguyên nhân gay ra BLHĐ. Đa số những vụ BLHĐ thường xảy ra đối với những thanh thiếu niên sống trong khu cộng đồng dân cư có môi trường sống thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhà cửa tồi tàn...; nhiều đối tượng nghỉ học sớm lang thang, chơi bời; nơi có nhiều tệ nạn xã hội, tỷ lệ tội phạm cao, có nhiều đối tượng nghiện hút ma tuý, cá độ bóng đá, cờ bạc, trò chơi bạo lực trên mạng"... Khi tiếp xúc với các đối tượng xấu đó nhiều lần đã tác động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi trường học đường và tác động qua lại ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường...

3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình BLHĐ.

Một là, đối với bản thân các em học sinh, sinh viên, cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó. Trong tập thể lớp, cần tổ chức các nhóm bạn đồng hành tương tự như hình thức đôi bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học tập . Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gữi yêu thương con người. Tránh được sự thờ ơ vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực.

Hai là, cần nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ của một số gia đình. Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì cần gì xử sự như thế nào với bạn bè. Thay vì để con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây lên tâm lý, ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời và hưởng thụ. Cần có thái độ phê phán lên án những hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất răn đe, để làm gương cho người khác.

Ba là, Nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh và chính quyền địa phương để nắm tình hình, kịp thời có biện pháp quản lý và giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Với phương châm hành động “phòng” là chính, cùng với dạy học, nhà trường cần chú trọng coi trọng việc dạy các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh để các em có hành động đẹp và biết yêu thương nhau.

Bốn là, Nhà trường cần phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và lực lượng Công an địa phương, các tổ Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đội thanh niên xung kích, Đội cờ đỏ…cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy hết vai trò của mình trong phòng ngừa tình hình BLHĐ. Cần chủ động sử dụng tốt biện pháp vận động quần chúng, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động khu dân cư, khi phát hiện các mâu thuẫn cần kịp thời ngăn chặn, tránh gây hậu quả xấu.

Chúc các bạn có sức khỏe tốt để chúng ta học tốt hơn bạn nhé! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non lần sau!

3 tháng 3 2019

Xin chào tất cả các bạn! Rất vui được gặp lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non ngày hôm nay với chủ đề:

Phòng chống bạo lực học đường trong trường học

Nữ:

Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Nam:

Các bạn thân mến theo các bạn thì thế nào là bạo lực học đường?

Bạo lực học đường là hiện tượng tranh cãi, đánh nhau, xô sát của các mối quan hệ trong nhà trường.

Các bạn thân mến Tình trạng bạo lực học đường liên tục xảy ra là nỗi bức xúc của xã hội và chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Nữ:

Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng,

bạn đã bao giờ chứng kiến một vụ bạo lực học đường chưa ?

A: chưa bao giờ

B: có một vài lần

C: Thỉnh thoảng

D: thường xuyên

Nam:

Đối tượng tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp, đây là lứa tuổi mà cơ thể các bạn đang có sự phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bàn bè rủ rê, lôi kéo. Lý do dẫn đến học sinh đánh nhau thường rất đơn giản như: nhìn mặt thấy “ghét”; va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học; mâu thuẫn, nói xấu

nhau qua điện thoại như Faebook, zalo,…

Theo Tìm hiểu có 1 số các vụ việc đánh nhau trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất hoặc gây hậu quả.

Nữ:

Video với cảnh đấm đá, túm tóc của các nữ sinh khiến người xem không khỏi bàng hoàng về cuộc sống ngoài cổng trường của học sinh hiện nay. Vụ đánh nhau cũng thêm một lần nữa cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường đang ngày một nhiều.

Khi chứng kiến cảnh đó, bạn làm gì ?
A: đứng xem và không làm gì cả.
B: quay phim
C: can ngăn

Tính chất và mức độ nghiêm trọng của một số vụ việc xảy ra cho thấy sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử của một bộ phận học sinh hiện nay.

Nữ:

Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ các khía cạnh sau:

Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng.

Nam:

Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game online, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn,

thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo

hành trong gia đình và ngoài xã hội .

Nữ:

Phía học sinh:Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và

bạn bè.

Bản thân bạn đã bao giờ là nạn nhân của nạn bạo lực học đường chưa?

A: rồi - B:chưa

Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường hiện nay, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Toàn xã hội cần phải quan tâm củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các trò chơi trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực.

Nam:

Nâng cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tiếp tục thúc đẩy phong trào Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; xây dựng gia đình văn hóa. Loại bỏ các hành vi bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Nâng cao kiến thức bảo vệ chăm sóc trẻ em và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại gia đình.

Nữ:

Các bạn thân mến qua câu chuyện hôm nay mình tin rằng các bạn học sinh trong trường đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau và tình trạng bạo lực học đường xẽ không bao giờ sảy ra trong ngôi trường yêu quý của chúng ta các bạn nhé.

Chương trình phát thanh măng non tuần này đến đây là hết rồi! Thân ái chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau nhé.

6 tháng 3 2019

Tham khảo

********************

Xin chào các bạn ! Rất vui vì lại được gặp lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non của trường TH Hồng Tiến I ngày hôm nay !

Chương trình phát thanh măng non tháng 9 hôm nay có chủ đề:
“ An toàn giao thông vì chính bạn”

Như chúng ta đã biết, hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người. Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay, thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay.

Các bạn thân mến!

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.

Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

Là học sinh, những công dân tương lai của đất nước chúng ta phải có những suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đó là

+ Thực hiện nghiêm chỉnh “Cổng trường An toàn giao thông”; xếp hàng trật tự khi ra về.

+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, không đi hàng hai, hàng ba, lạng lách, đánh võng trên đường đi, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, không dừng xe tụ tập trên cầu, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...

+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.

+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình thực hiện nghiêm chỉnh “Cổng trường An toàn giao thông”; tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
Chúc các bạn luôn an toàn trên mọi tuyến đường và là những tuyên truyền viên tích cực góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui, mọi người hạnh phúc, nhà nhà hạnh phúc. Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn, tai nạn là thù''..

Chương trình phát thanh măng non của chúng ta đến đây là hết rồi xin kính chào và hẹn lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non lần sau!

16 tháng 11 2017

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.
– Ngày nay vẫn được xã hội đề cập, quan tâm.
b. Thân bài
· Giải thích
– Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người từng giúp đỡ mình.
– Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.
– Biết ơn thầy cô giáo bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công ơn thầy cô.
Nguồn gốc
– Một đạo lý đẹp của dân tộc hiểu học.
– Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa.
Biểu hiện cụ thể:
– Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo.
– Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.
Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay.
– Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự.
– Một số bạn coi thường điều này, không biết thậm chí coi thường, vô lễ.
Định hướng
– Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp ta trưởng thành về mọi mặt.
– Ngày nay vẫn phải đề cao bài học, đạo lý cao đẹp đó.
– Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.

c. Kết bài:

– Cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề lòng biết ơn đối với thầy cô.
– Liên hệ bản thân, định hướng hành động.

16 tháng 11 2017

Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.

thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính tr5ong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!

Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.

Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.

Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!

Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn

Người ta nói:
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

26 tháng 12 2021

B

26 tháng 12 2021

Chủ đề bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”là gì? *

A. Lên núi nhớ bạn

B. Trông trăng nhớ quê

C. Non nước hữu tình

D. Trước cảnh sinh tình.

13 tháng 11 2019

nhanh nhé mik đang cần gấp ~ thank~