K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2023

BÁO CÁO VỀ KHAI THÁC THAN

Ngày 26 tháng 10 năm 2023

I. GIỚI THIỆU

Khai thác than là một hoạt động quan trọng trong ngành công nghiệp năng lượng trên toàn cầu. Than đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho hàng tỷ người trên toàn thế giới và hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng khác như điện, thép, và hóa chất. Báo cáo này sẽ trình bày thông tin cơ bản về khai thác than, tình hình hiện tại, ảnh hưởng môi trường, và những thách thức và cơ hội trong tương lai.
 II. QUY TRÌNH KHAI THÁC THAN

1. Chu kỳ khai thác

Khai thác than diễn ra qua các giai đoạn chính bao gồm khai thác an toàn, vận chuyển, xử lý, và tiêu thụ. Quy trình này thường bắt đầu bằng việc khai thác than từ mỏ than thông qua các phương pháp như đào hầm hoặc lộ thiên. Sau đó, than được vận chuyển đến các nhà máy xử lý hoặc nhà máy nhiệt điện để chuyển đổi thành điện năng hoặc sản phẩm khác.

 2. Công nghệ khai thác

Công nghệ đã phát triển đáng kể trong việc khai thác than, giúp tăng cường hiệu suất và giảm tác động môi trường. Các phương pháp như "clean coal technology" đã được phát triển để giảm thiểu khí thải và ô nhiễm từ việc đốt than.

 III. TÌNH HÌNH HIỆN TẠI
 1. Khai thác than toàn cầu

Khai thác than vẫn là một nguồn cung cấp năng lượng chính trên toàn cầu. Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về sản lượng than. Tuy nhiên, các quốc gia đã tập trung vào phát triển năng lượng tái tạo để giảm phát thải khí nhà kính từ than.

 2. Tác động môi trường

Khai thác than có thể gây tác động môi trường nghiêm trọng, bao gồm ô nhiễm không khí, nước, và đất đai. Sự khai thác không bền vững có thể dẫn đến sụt lún đất đai và gây ra các vấn đề về sức kháng của môi trường sống địa phương.

IV. THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI

 1. Thách thức

- Biến đổi khí hậu: Khai thác than đóng góp đáng kể vào tăng nhiệt độ toàn cầu và biến đổi khí hậu.
- Tiêu thụ bền vững: Cần phải tìm các phương pháp tiêu thụ than bền vững để giảm tác động môi trường.
- Thay thế năng lượng tái tạo: Cần thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo để giảm sự phụ thuộc vào than.

2. Cơ hội

- Clean coal technology: Phát triển công nghệ than sạch để giảm khí thải.
- Phát triển kinh tế địa phương: Khai thác than có thể tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
- Nghiên cứu và phát triển: Cần đầu tư vào nghiên cứu để cải thiện tiến trình khai thác than và giảm tác động môi trường.

V. KẾT LUẬN

Khai thác than là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhưng đang đối mặt với nhiều thách thức môi trường. Để đảm bảo sự bền vững trong tương lai, cần phải thúc đẩy các biện pháp khai thác than sạch và đầu tư vào năng lượng tái tạo. Chỉ khi đó, chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu mà không ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường.

3 tháng 2 2023

Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân:

Đối với môi trường tự nhiên

- Làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học.

- Mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm.

Đối với đời sống của người dân

- Gây ra nhiều thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,…) đe dọa đời sống của người dân vùng chân núi.

- Đất trống đồi trọc gây xói mòn, thoái hóa, bạc màu đất đai, thu hẹp diện tích đất canh tác.

3 tháng 2 2023

Công nghiệp điện tử – tin học là ngành có vị trí then chốt, thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Đặc điểm và vai trò của sông ở Hà Nội.

- Đặc điểm:

+ Mạng lưới sông tương đối dày (gồm sông Hồng và các chi lưu như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đuống,...).

+ Chế độ nước khá thất thường, mùa lũ lệch về thu đông.

- Vai trò:

+ Hệ thống trữ nước, cấp nước và tưới tiêu cho cây trồng;

+ Phát triển giao thông đường thủy;

+ Bồi tạo các bờ bãi tốt tươi,…

15 tháng 12 2022

*Hiện tượng mưa đá

- Là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

- Thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.

- Hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), khi các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (hay còn gọi là đối lưu).
- Mưa đá có hai dạng sau:

+ Mưa đá nhỏ: dưới dạng những hạt băng trong suốt rơi xuống từ đám mây, các hạt hầu như có hình cầu, và đôi khi hình nón, đường kính có thể bằng hoặc lớn hơn 5mm.

+ Mưa đá: dưới dạng những hạt nước đá, có thể trong suốt, có thể đục một phần hay tất cả. Cục đá thường hình cầu, hình nón, hoặc không đều. Đường kính từ 5mm đến 50mm. Mưa đá rơi xuống từ đám mây, hoặc rơi rời rạc, hoặc kết thành màn không đều.

Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Và cũng không có cách nào ngăn chặn được mưa đá bởi đó là hiện tượng thời tiết với những diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra. Mưa đá còn có thể mang tới những mối nguy hại khác chẳng hạn mang theo độc tố, acid…

7 tháng 11 2023

Để đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững, con người cần:

- Nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

- Từ đó, dự báo những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ => đề xuất những giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tự nhiên.

3 tháng 2 2023

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.

Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.

Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.

7 tháng 11 2023

Báo cáo về tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới

1. Số lượt khách du lịch

a. Xu hướng biến động về số lượt khách du lịch quốc tế đến, qua các năm.

- Trong giai đoạn 1990 - 2020, có thể chia sự biến động của số lượt khách du lịch quốc tế đến làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn từ năm 1990 đến 2019 liên tục tăng và tăng nhanh, từ 438 triệu lượt người lên 1466 triệu lượt người, tăng gấp 3,3 lần.

+ Giai đoạn từ 2019 đến 2020 số lượt khách du lịch quốc tế đến đã lao dốc giảm mạnh, từ 1466 triệu lượt khách xuống chỉ còn 402 triệu lượt khách, gần như giảm chỉ còn 1/3 số lượt khách du lịch so với năm 2019.

b. Nguyên nhân ảnh hưởng đến xu hướng biến động về số lượt khách du lịch quốc tế đến.

- Nguyên nhân dẫn đến sự biến động về số lượt khách du lịch quốc tế đến trong giai đoạn từ 2019 - 2020 chính là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan với tốc độ chóng mặt và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người vì vậy đã tác động trực tiếp đến hành vi, quyết định đi du lịch của du khách cũng như sự đóng cửa của ngành du lịch các nước trên thế giới nhằm ngăn chặn đại dịch lây lan.

c. Các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến:

- Pháp dẫn đầu các quốc gia về số lượt khách du lịch quốc tế đến với 86,9 triệu lượt khách (2019).

- Tây Ban Nha đứng vị trí thứ hai với 83.7 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến

- Một số quốc gia khác như: Hoa Kỳ (79,3 triệu lượt), Trung Quốc (65,7 triệu lượt), Ý (64,5 triệu lượt).

2. Doanh thu du lịch

a. Xu hướng biến động về doanh thu du lịch quốc tế trên thế giới qua các năm.

- Giống như số lượt khách du lịch quốc tế đến, doanh thu du lịch quốc tế trên thế giới, giai đoạn 1990 - 2020 cũng chia làm 2 giai đoạn:

+  Giai đoạn 1990 - 2019 tăng nhanh và tăng liên lục, từ 271 tỉ USD (1990) lên 1466 tỉ USD (2019), tăng gấp 5,4 lần.

+ Giai đoạn 2019 - 2020, doanh thu đã giảm mạnh chỉ còn 1/3 so với năm 2019, đạt 533 tỉ USD.

b. Phân tích doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch qua các năm.

- Doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch có sự biến động qua các năm, trong đó:

+ Doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch thấp nhất là năm 1990, chỉ đạt 618 USD/người

+ Năm 2000, doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch đã tăng lên hơn 100 USD/ người so với 1990 và đạt 736 USD/ người.

+ Năm 2010 là năm có doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch cao nhất trong giai đoạn phát triển chưa có đại dịch (1990 - 2019), đạt 1207 USD/ người.

+ Năm 2019 bắt đầu có sự giảm sút của doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch, chỉ còn 1000 USD/ người.

+ Năm 2020, là năm có doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch cao nhất, tuy lượng khách du lịch và doanh thu du lịch đều giảm song doanh thu bình quân lại cao nhất trong cả giai đoạn 1990 - 2020, đạt 1325 USD/ người.

3. Các vấn đề đặt ra trong hoạt động du lịch

- Gia tăng áp lực lên môi trường: phát triển du lịch đồng nghĩa với việc làm gia tăng lượng du khách tới các điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên,... do đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh ở một số địa phương nên hoạt động du lịch đã vượt ngoài khả năng kiểm soát, đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây khả năng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường lâu dài.

- Khi các hoạt động du lịch diễn ra, lượng khách du lịch đông, nhu cầu cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải càng lớn. Nếu không có biện pháp xử lý tốt vấn đề nước thải, rác thải sinh hoạt hàng ngày tại các điểm du lịch khách sạn, nhà hàng thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Gây mất cảnh quan môi trường, lan truyền nhiều loại dịch bệnh và nảy sinh các xung đột xã hội

- Đa ô nhiễm môi trường: du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải của động cơ ô tô, xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm, trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dã. Kéo theo đó là gây ra tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dã.

- Phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động làm xói mòn đất, làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dã (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...).

- Việc xây dựng, phát triển các điểm du lịch mới hay các hoạt động tôn tạo cảnh quan trên nền các di tích lịch sử để phục vụ hoạt động du lịch có thể gây ảnh hưởng đến mỹ quan, giá trị của các di tích, dẫn đến sự mai một văn hóa.