Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
IAM WRITER
BỨC THƯ SẼ DIỄN TẢ SỰ CHÁN NẢN CỦA NGÀY TỰU TRƯỜNG NHƯNG LẠC QUAN LÊN :D, NGƯỜI LẠC QUAN NHÌN THẤY CƠ HỘI TRONG MỖI KHÓ KHẮN CƠ MÀ :D (DÂN CHUYÊN VĂN).
EM CHÀO CÔ
3 THÁNG HÈ QUA TRÔI NHANH NHƯ NƯỚC ĐỔ XUỐNG ĐẦU VỊT SẮP ĐẺ TRỚNG LÀM NÓ GIÃY LỤA NHƯ CON CHÓ VÃI LỤA, EM KHÔNG THỂ QUÊN CÔ. CÔ CÓ NHỚ NĂM XƯA CÔ BỊ EM TRÊU GHẸO VÀ CÔ ĐÃ NÓI:
-LỚP 1 ĐẾN LỚP 5 CÔ CÒN CHƯA SỢ ĐẦU ..PÍP...... CÁI THẰNG CU LỚP 6 .
-À THẾ À ..
-À THẾ LÀM SAO
-SAO ĐẦU B+++ MẦY ẤY !!!
TOBE CONTUENIUM
Tui giờ làm thật :D
Thằng bạn mà tao thường ngày hay sai như sai ch@
Tao rất buồi khi mày xa tao, tạm biệt cho nhé
chấm hết
bạn tham khảo bài của mink nhé:
Tuổi học trò thật quý giá với biết bao kỉ niệm đẹp bên bạn bè và thầy cô. Và kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học tại mái trường Trung học cơ sở khiến tôi vẫn còn nhớ mãi.
Mùa thu về, học trò háo hức khi được tựu trường. Còn tôi lại càng hân hoan hơn khi sắp được bước chân vào mái trường Trung học cơ sở. Tôi đã chuẩn bị sách vở đầy đủ cho buổi học đầu tiên. Ngôi trường cách nhà tôi khoảng năm ki-lô-mét. Tôi cùng với Ngân Hạnh - người bạn thân từ hồi Tiểu học đạp xe đến trường. Từ sáng sớm, mẹ đã gọi tôi dậy để ăn sáng, chuẩn bị đi học. Đúng bảy giờ thì Hạnh sang nhà gọi tôi. Cả hai vừa đạp xe trên con đường, vừa trò chuyện vui vẻ.
Trường Trung học cơ sở nằm khá gần với trường Tiểu học. Nên con đường đi học vẫn thân quen như mọi ngày. Nhưng hôm nay tôi thấy cảnh vật thật khác lạ. Nhưng hàng cây xanh tươi hơn. Bầu trời trong xanh, cao thẳm. Những tiếng chim hót ríu rít như lời chào đón học sinh quay trở lại. Cổng trường lúc này thật đông. Các anh chị học sinh đang vội vã vào trường. Tất cả đều mặc đồng phục nghiêm túc, gọn gàng. Khuôn mặt ai cũng vui tươi. Tôi và Hạnh cất xe để tập trung ở sân trường. Cô tổng phụ trách phổ biến một số quy định. Sau đó, cô yêu cầu toàn thể học sinh xem danh sách lớp học ở bảng tin.
Lớp của tôi là 6A1. Tôi và Hạnh lại được học cùng nhau. Cả hai vui mừng ôm chầm lấy nhau. Lớp 6A1 nằm ở tầng 2, dãy nhà B. Lớp học có rất đông các bạn học sinh bên trong. Khoảng mười lăm phút sau, một cô giáo bước vào. Tên của cô là Hà, phụ trách dạy môn Ngữ văn - và cũng là giáo viên chủ nhiệm của lớp. Chúng tôi nghe cô chia sẻ về một số nội quy của trường, những môn học của chương trình Trung học cơ sở... Theo cảm nhận của tôi, cô Hà là một giáo viên khá nghiêm khắc.
Ngày đầu tiên tại mái trường Trung học cơ sở đem đến cho tôi một ấn tượng tốt đẹp. Điều đó khiến tôi càng yêu thêm mái trường của mìn
Thấm thoát đã từng đấy năm, giờ em đã là một học sinh lớp 6. Ngôi trường em học là ngôi trường mang tên : THCS Bình Yên.Ngôi trường này không đẹp lắm nhưng nó mang lại cho em một cảm giác kì lạ khó tả.Lần đầy tiên bước chân vào trường nơi đây lưu giữ bao kỉ niệm của thầy cô và bạn bè. Ngôi trường vẫn sống mãi trong tâm trí em
Đề 1:
Ngôi trường ước mơ của tôi sẽ là ở trong nước của tôi .. tôi biết có rất nhiều trường học ở đây nhưng nó không thích theo ý tôi ... Tôi sẽ làm cho một tòa nhà lớn được bao quanh bởi thảm cỏ, cây và hoa ..Tôi sẽ làm một tùy chọn trong ngôitrường này mà mỗi học sinh chọn các ngôn ngữ mà họ yêu thích tìm hiểu như ngôn ngữ Tây Ban Nha, Anh, Đức ... v v vàđiều này sẽ bắt đầu sau lớp 5 sau khi chúng tôi cung cấp chohọ tất cả các ngôn ngữ mà chúng ta có ... và các trường ít nhất phải có không ít hơn 5 ngôn ngữ ... và tôi sẽ làm cho mọi ngôn ngữ là một giáo viên chuyên nghiệp, cho những học sinh ...
..Họ nên nói tiếng Anh mọi lúc trong lớp học cho đến khi họ đạt đến lớp 5 của họ sau đó họ nên nói chuyện bằng ngôn ngữ đã được họ lựa chọn ... và nếu tôi có rất nhiều tiền tôi sẽlàm cho một lớp học hiện đại với một tủ quần áo nhỏ trong mỗi lớp học để cho các học sinh cất áo khoác của họ hoặc bất cứ thứ gì... và đặt máy uống nước cho ..Ở đó sẽ là một phòng lớn để mỗi giáo viên .. như giáo viên tiếng Anh ngồi lạivới nhau trong một căn phòng thật hiện đại và lớn ... và các giáo viên khác đều như vậy.. Về khu vườn tôi muốn nó phải là khu vườn thật lớn để làm cho học sinh cảm thấy tự do di chuyển và chơi và làm tất cả mọi thứ họ muốn ..và chắc chắn sẽ đặt bảo vệ trong vườn nếu có ai bị thương hay một cái gì đó như thế
Thời gian sẽ bắt đầu từ 9h sáng đến 3h chiều, sẽ chỉ có 6 bàihọc trong ngày và về chương trình giảng dạy tôi sẽ không muốn nó sẽ được giống như bất kỳ chương trình giảng dạy khác, tôi muốn để phù hợp với thế hệ chúng ta và mỗi năm phải được thay đổi và nó nên phụ thuộc về đổi mới và thách thức ..Tôi sẽ làm cho tất cả các học sinh của tôi chăm chỉ và tôi sẽ khuyến khích họ bằng cách tặng quà cho những học sinh đã chăm chỉ và sẽ có một ngày thể thao trong mỗi tháng ..Tôi sẽ đặt một bài học thêm 3 ngày trong một tuần gọi là đổi mới và điều này sẽ dạy cho học sinh cách sáng tạo bất cứ điều gì họ có thể để được hưởng lợi từ nó với chi phí tối thiểu ..Tôi muốn xây dựng một thư viện khổng lồ và nó sẽcó tất cả những cuốn sách trong mọi lĩnh vực để mọi sinh viên có thể sử dụng hữu ích... và chắc chắn sẽ có trong giờ nghỉ của họ một bữa ăn cho mỗi học sinh..
Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi. Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả. Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó. Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con". Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.
Chú thỏ bông mà em nhận được ngày ấy không phải là món quà đắt tiền nhưng em rất yêu quý và nâng niu nó, bởi nó là phần thưởng mẹ dành cho em sau khi em được tặng danh hiệu Học sinh xuất sắc ở Mẫu giáo. Chú thỏ bông của em dễ thương vô cùng! Chú có bộ lông màu cam óng ánh và rất mượt mà, êm ái. Đôi tai dài mềm mịn, cái mũi hồng hồng đáng yêu và nổi bật trên khuôn mặt của chú là đôi mắt đen lay láy được kết bằng hột cườm. Để tránh sự đơn điệu, trên cổ của chú được đính một chiếc nơ màu xanh nhạt trông chẳng khác gì một chú thỏ thật sự! Ngày ấy, em không có nhiều đồ chơi như các bạn cùng trang lứa nên chú thỏ bông mẹ tặng đã trở thành báu vật của em. Ngoài lúc đi học, khi về nhà em luôn mang chú theo bên mình. Em hãnh diện mang chú khoe với bạn bè hàng xóm. Em rất thích vuốt ve bộ lông mềm mượt ấy, cứ mỗi khi có chuyện buồn em lại ôm chặt lấy chú mà khóc thút thít. Mỗi lần như vậy, em có cảm giác chú đang khẽ dùng đôi tay mềm mại của mình mà xoa đầu an ủi. Cứ như vậy, chú đã trở thành một người bạn thân không thể thiếu của em. Em đặt chú ở nơi dễ nhìn nhất trong nhà, để em sẽ không bao giờ bị lạc mất người bạn mà em yêu quý.
Các bạn thân mến!
Dưới đây là những gợi ý để các bạn tham gia cuộc thi tìm hiểu về anh Vừ A Dính “Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn”. Các bạn có thể sử dụng những thông tin này để trả lời các câu hỏi của cuộc thi. Riêng câu số 8, các bạn hãy viết bằng những hiểu biết và cảm xúc của chính mình. Ban Tổ chức cuộc thi khuyến khích các bạn sưu tầm thêm các tư liệu, hình ảnh để bài dự thi thêm phong phú và sâu sắc.
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.
Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…
Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.
Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.
Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.
Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.
Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.
Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.
Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ.
Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.
Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo – những vùng phên dậu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:
- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.
- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:
+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 em học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.
+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 em được thụ hưởng dự án này.
+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án.
Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.
Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.
Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.
Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.
Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.
Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển.
Chúc bạn học tốt ~
MÌNH LÀM ĐƯỢC RỒI THANKS
ĐÂY LÀ BÀI MÌNH
Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.
Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.
Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.
Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.
Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.
Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.
Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Cả cha và mẹ của anh đều tham gia kháng chiến và gia đình anh là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. Lớn lên trong một gia đình như vậy, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Năm đó, Vừ A Dính chỉ mới 13 tuổi. Tuổi đời còn nhỏ nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.
Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Để bảo mật thông tin cách mạng, anh phải chịu sự tra tấn dã man, tàn bạo của quân địch. Vì không khai thác được gì và vì sự ngoan cường của anh nên bọn chúng đã bắn và treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Sự hi sinh của anh là sự hi sinh của một người thiếu niên gan dạ, kiên cường, một con người thông minh và tài trí. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Tôi không ngờ rằng người thiếu niên nhỏ tuổi ấy lại không hề run sợ trước súng đạn kẻ thù. Anh sẵn sàng đối diện với cái chết để đảm bảo bí mật cách mạng. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.
Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Là một người con của núi rừng Tây Bắc, Vừ A Dính có tinh thần tự học rất cao. Anh là người ham học, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.
Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.
Để ghi nhận những công lao của người anh hùng nhỏ tuổi, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Vừ A Dính. Anh cũng là nhân vật chính trong cuốn truyện cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh đó, anh cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác âm nhạc, trong đó tiêu biểu là bài hát “Vừ A Dính bất tử” của nhạc sĩ Tô Hợp và bà hát “Vừ A Dính - người thiếu niên anh hùng” của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.
Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam
----------------------------------
Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.
Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…
Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?
Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!
ai giúp mình k cho đáng kể lun
hạn chế coppy trên mạng nhé
refer
Trong bài thơ “Những cánh buồm”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã sống thực sự với những ước mơ và khát vọng sống như “cháy bóng” trong mỗi thế hệ con người. Bài thơ vừa trầm lắng vừa bay bổng trong nhịp thơ tự do như dàn trải ào ạt những xúc cảm dạt dào của tác giả. Hình ảnh cánh buồm là một phương tiện chắp cánh cho con người bay xa trong chân trời rộng mở bao la như biển cả. Tuy nhiên, ta đừng nên hiểu bài thơ theo một khuôn khổ chật hẹp là Hoàng Trung Thông chỉ ca ngợi những ước mơ khám phá biển khơi thôi, mà bất cứ một hoài bão nào của con người đều đáng trân trọng một khi đó là những mơ ước có ích xây dựng cuộc đời, xã hội ngày một tươi đẹp hơn khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn để xã hội luôn tưng bừng nếp sống vui tươi trong sáng. Tuổi thơ thường khát khao một hoài bão lớn nhưng không nhất thiết là hướng về biển khơi. Có thể đó là những nhà máy, công trường... nhưng tất cả đều vươn xa, rộng lớn như biển cả và ước mơ đó sẽ dược nuôi dưỡng, đưa đẩy theo sức căng của từng cánh buồm. Muốn vậy, mỗi con người cần khám phá, hãy cố gắng thực hiện mơ ước của mình như cậu bé trong bài thơ. Để con đi... mặc dù cậu bé vẫn còn đang bỡ ngỡ trước bậc thang của ước mơ, hãy còn bước đi trên bãi cát nhưng đã mong muốn được bay theo cánh buồm đến tận khơi xa. Có thể nói, bài thơ không chỉ ấm áp tình cha con mà tác giả còn thể hiện, nói thay những cảm giác đẹp đẽ và tôn vinh ước mơ của mỗi người.
https://www.google.com/search?q=d%E1%BB%B1+%C4%91%E1%BB%8Bnh+v%C3%A0+%C6%B0%E1%BB%9Bc+m%C6%A1+c%E1%BB%A7a+em+khi+v%C3%A0o+tr%C6%B0%E1%BB%9Dng+chuy%C3%AAn
Mk sẽ gửi link cho bn
Hội con 🐄 chúc bạn học tốt!!!
Vui ko ước mơ gì hết nhưng lúc sau phũ mơ thoát khỏi trường chj t từng thế :))))
@_@....