K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2018

Chính con người chúng ta đã biết, nếu như chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì ta thấy được tất cả những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó dường như cũng chính là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam chúng ta khi đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Các thí sinh Việt luôn tự tin và làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Đây là một trong những thành tích đáng nể. Nhưng cho đến khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt điều này, thậm chí người ta còn ứng dụng rất linh hoạt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí có nhiều thí sinh phải bỏ cuộc vì không biết thực tiễn lại khác những gì họ học được. Và từ đó cũng tương đương với việc có nhiều trường hợp học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng ngay cả bản thân các bạn ý lại hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ dường như cũng không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, các bạn không tự viết được một lá đơn xin việc,… Và quả thật nếu học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc của bố mẹ. Bởi xét theo thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, tất cả chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế và đó mới là mục đích của việc học.
 

6 tháng 8 2018

Từ xa xưa để động viên con cháu chăm chỉ học tập góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, ông bà ta có câu:"Học đi đôi với hành". Nhưng học và hành có mối quan hệ như thế nào và học và hành thì điều nào quan trọng hơn? Học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau vàmối quan hệ mật thiết với chúng là gì? Nhưng trước tiên chúng ta cần làm rõ học và hành là gì đã.Học hay còn gọi là học tập, học hỏi chính là quá trình chúng ta tiếp xúc và tiếp thu thêm các kiến thức mới hoặc bổ sung trau dồi các kiến thức nâng cao từ các kiến thức cơ bản mà mình đã biết từ trước. Khả năng học hỏi là sở hữu của con người, một số loại động vật và máy móc cũng có thể biết học hỏi. Hành hay còn gọi là thực hành chính là quá trình bạn làm lại, thực hành lại những gì đã học bằng hành động cụ thể và cho ra kết quả thực tế.Như ông bà đã từng nói:"Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy". Học và hành luôn là hai đường thẳng song song để đi đến thành công và không thể tách rời. Bạn hãy thử áp dụng câu "Học đi đôi với hành" cho mình nếu bạn chưa thử; những người đã áp dụng rồi thì hãy tuyên truyền cho những người xung quanh và tin chắc một điều: chúng ta đều đạt được thành công nếu chúng ta kiên nhẫn, chịu tìm hiểu và mài mò. Giả sử, tất cả mọi người đều thông suốt việt học và hành luôn đi đôi với nhau thì một thời gian không xa, nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực cho mà xem

       Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

       Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.

       Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.  

       Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.

       Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.

       Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

       Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.

       Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?

       Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.

3 tháng 7 2019

nhanh lên nha các bạn mai mình phải nộp bài rùi

huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhu

Bài làm

~ Tự làm ~

Trong văn học dân gian Việt Nam, ông cha ta đẫ để lại cho ta vô vàn những câu tục ngữ quý báu, nhưng đối với tôi, câu tục ngữ :" Có chí thì nên " để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi. " Có chí " nghĩa là có ý muốn bền bỉ nhằm theo đuổi một mục đích, một điều gì tốt đẹp. Nghĩa của câu tục ngữ " Có chí thì nên " là nếu chúng ta muốn theo đuổi một mục đích gì đó thì chúng ta phải làm cho đến cùng, không được từ bỏ. Việc này cũng giúp chúng ta có ý chí lâu bền về một mục đích gì đó. Chúng ta mà không có ý chí, quyết tâm thì cũng chả làm nên một việc gì cả, cứ làm rồi lại buông xuôi sẽ không thể nào mà làm nên việc lớn lao, cống hiến cho xã hội và đất nước. Không chỉ có câu tục ngữ " Có chí thì nên " mang nghĩ như vậy, mà còn rất nhiều câu tục ngữ khác như : " Có công mài sắt, có ngày nên kim. " , " Thua keo này, bày keo khác ", " Người có chí thì nên, nhà có nên thì vững" hay là " Hãy no bền chí câu cua - Dù ai câu Trạch câu Rùa mặc ai ",..... Ý muốn bền bỉ sẽ giúp ta vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Vì thế, nếu đã hạ quyết tâm làm một thứ gì đó thì hãy làm đến cùng. 

# Chúc bạn học tốt #

5 tháng 2 2022

tham khảo 

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

thack pạn nha vui

Đêm nay là đêm 30, gia đình tôi đang tất bật chuẩn bị mâm cỗ để đón giao thừa. Anh trai cùng bố đang làm thịt gà và mẹ thì nhào bột làm bánh rán. Năm nào cũng vậy, món bánh rán của mẹ tôi luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ đặc biệt đó. Còn tôi, vì là con gái cưng trong gia đình và là trưởng nữ của dòng họ, nên tôi được ưu ái giao cho nhiệm vụ cùng ông bà trang trí bàn thờ tổ tiên. Mọi người ai trong gia đình, ai cũng cố gắng làm thật nhanh để kịp giờ. Đúng 12 giờ, gia đình chúng tôi, 3 thế hệ đã quây quần đông đủ bên mâm cỗ cùng nâng ly chúc mừng năm mới. Tiếng chúc mừng, tiếng cười, tiếng ly va vào nhau...Tất cả làm cho tôi có một cảm nhận: Gia đình mình thật hạnh phúc.

4 tháng 3 2021

Tham khảo:

Trong bài chiếu dời đô , Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của nước Đại Việt ta . Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình , đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc , rồi qua đó phê phán 2 triều đình Đinh , Lê khinh thường mệnh trời theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư . Sau đó, tác gỉ còn đưa ra những tác hại của việc không chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót :"Trẫm rất đau xót về việc đó , không thể không dời đổi ". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những việc thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ người . Đã đúng ngôi nam Bắc đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Địa thế rộng mà bằng , đất cao mà thoáng ". Thậm chú ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân :" Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mục phong Phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các Khanh nghĩ thẻ nào ", nhà vua đã khiến bài chiếu này trơ thành một văn bản bàn luận , hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phân nào đã xích nhà vua lại gần quần thần , khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn . Việc Lí Công Uẩn dời đô là vô cùng đúng đắn

2 tháng 9 2018

Mk ko hiểu chỗ " theo chủ đề tiếng việt của chúng ta rất đẹp " .

Mở đầu “Sang thu” là những cảm nhận tinh tế, bất ngờ của nhà thơ Hữu Thỉnh trước không gian nơi đồng quê êm đềm, dịu dàng mà thơ mộng(1):
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Đặt từ “bỗng” ở đầu khổ thơ, tác giả cho thấy, mùa thu đến khá bất ngờ và đột ngột, dường như không hẹn trước(2). Bắt đầu mùa thu không phải là nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ mà là “hương ổi” nơi vườn quê(3). Cái hương thơm nồng nàn ấy, thân thuộc ấy đang “phả vào trong gió se” – thứ gió heo may, khô lạnh, dịu dàng chỉ xuất hiện độ giao mùa ở miền Bắc(4). Dùng từ “phả” tác giả gợi hương thơm ngan ngát của ổi chín như lắng đọng, sánh lại, lan tỏa trong không gian, thấm vào tâm tưởng, đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ(5). Từ láy gợi hình cùng nghệ thuật nhân hóa – “sương chùng chình qua ngõ” gợi hình ảnh làn sương duyên dáng, yểu điệu như đang đợi chờ, đang lưu luyến nửa ở, nửa đi(6). Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác, và thị giác, tác giả cảm nhận những nét đặc trưng của mùa thu đều hiện diện(7). Phút giây giao mùa của thiên nhiên, cảm thấy rồi, nhìn thấy rồi, vậy mà thi nhân vẫn sững sờ, khó tin: “Hình như thu đã về”.(8)

MissyGirl #

https://alfazi.edu.vn/question/5b8a626cb067113822bfbc62

vào đây để nhận phần quà hấp dẫn nha

và nói là Nick lâm mời nhé 

cám ơn và hậu tạ

21 tháng 5 2022

đề như vầy cảm nghĩ của em thì e cứ làm đi đừng sợ làm không hay , chú ý diễn đạt và luận điểm để làm bài là được á