Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Làn điệu dân ca cổ truyền cùng các loại hình sân khấu từ lâu trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, vùng miền. Vĩnh Phúc là tỉnh còn lưu giữ nhiều làn điệu truyền thống đặc sắc, song do công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn nên các làn điệu truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Về Trung Mỹ (Bình Xuyên), chúng tôi được Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Văn Thành kể nghe nhiều câu chuyện về những người say hát Soọng cô, say đến quên ăn, quên ngủ. Ông Thành cho biết, Soọng cô là làn điệu dân ca trữ tình, một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, hấp dẫn của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Người Sán Dìu có thể nhịn ăn một ngày nhưng không thể nhịn hát trong một giờ. Khi đi chợ, làm đồng cho tới lúc ở nhà, người Sán Dìu đều hát, khi thì hát thành tiếng, khi lại chỉ hát lẩm nhẩm, thì thầm như sợ người khác nghe thấy. Có ông Quán ở thôn Trung Mầu say hát đến nỗi, mỗi ngày, ông đều thức dậy từ 4 giờ sáng để tập hát, tập cho đến lúc mặt trời bắt đầu lên trên ngọn núi sau nhà, ông Quán mới ra đứng trước mái hiên để ngóng bạn chơi. Bạn của ông Quán là ông Truyền, ông Man, cũng đều là những người say hát, họ tụ tập ngồi hát đến trưa, đến chiều không biết chán. Đã thế, đến tối, họ lại kéo đến nhà nhau hát cho tới nửa đêm mới về.
Trước kia, những người mê hát Soọng cô ở Trung Mỹ thường tập hợp theo từng nhóm đơn lẻ, nhưng vài năm trở lại đây, do nhu cầu cấp thiết cần phải bảo tồn làn điệu truyền thống của dân tộc, mỗi thôn đã thành lập CLB hát Soọng cô và sinh hoạt đều đặn hàng tuần. Ở Trung Mỹ, CLB hát Soọng cô thôn Trung Mầu thành lập từ năm 2012, hiện có 60 thành viên, tất thảy đều say mê hát. Không chỉ sinh hoạt tại địa phương, nhiều thành viên trong CLB còn đi thi hát với các CLB ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn... Phong trào giao lưu văn nghệ mang tính tự phát, nên các thành viên cùng góp tiền, thuê xe rồi cử một số thành viên tiêu biểu trong CLB đi giao lưu với tỉnh bạn. Bà Dương Thị Sinh, cựu thành viên cốt cán trong CLB thôn Trung Mầu cho biết, đoàn thường đi từ sáng đến tối, thậm chí là đi qua đêm đến sáng hôm sau mới về. Khi giao lưu, già trẻ gái trai đều hăng say hát, dẫm lên cả đám cỏ mà hát, bị kiến đốt vẫn cứ hát. Lúc Đoàn chủ nhà bưng cơm ra, các thành viên hát mời cơm tới 30 phút khiến cơm canh đều nguội cả. Lúc về nhà, mọi người còn nhớ nhung, lưu luyến nhau nên tiếp tục gọi điện thoại cả giờ đồng hồ để hát tiếp, đến nỗi hết sạch tiền trong tài khoản. Thấy tôi thắc mắc không hiểu vì sao người Sán Dìu lại mê hát Soọng cô đến vậy, bà Sinh lý giải: “Hát Soọng cô là hình thức hát đối đáp nhau, vừa để tìm hiểu, vừa để trổ tài. Nếu đội bạn hát mà đội mình không đối lại được thì các thành viên rất buồn. Do đó, về nhà phải tập thật nhiều bài hát mới để hôm sau hát đối lại, phải hát cho đến khi nào thắng mới thôi”. Bà Sinh tập hát Soọng cô từ lúc 15 tuổi, đến nay, hơn 30 năm, bà không thể nhớ mình học thuộc lòng tất cả bao nhiêu bài hát nữa.
Thôn Cổ Tích (xã Đồng Cương, Yên Lạc) cũng có những người mê hát, say hát như ở Trung Mỹ. Thể loại âm nhạc mà họ yêu thích nhất là chèo. Một lần về Cổ Tích, tôi được nghe các thành viên trong đội chèo của thôn trình diễn tiết mục “cây cau con trồng” rất xúc động. Ông Nguyễn Văn Thư, Phó Chủ nhiệm CLB văn nghệ thôn Cổ Tích cho biết, các thành viên trong CLB, đặc biệt, các cụ già trên 60 tuổi đều “nghiện” chèo như nghiện thuốc phiện. Tối đến, cơm nước xong là các cụ tụ tập tại nhà văn hóa thôn để hát. Đêm đến, nhiều cụ không ngủ được lại mở đài nghe hát chèo trên kênh VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài những lúc vui vầy bên con cháu, văn nghệ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của các cụ.
Làn điệu cổ truyền của mỗi dân tộc không chỉ là lời ca tiếng hát để mua vui, giải trí, trên hết, nó thể hiện hồn phách, trí tuệ được kết tinh qua hàng ngàn, hàng vạn năm. Ông Lưu Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Mỹ chia sẻ: “Làn điệu Soọng cô là vốn văn hóa quý giá của dân tộc Sán Dìu, nếu không truyền dạy sẽ mai một. Ngày nay, nhiều người trẻ ở Trung Mỹ không biết hát Soọng cô, đa số thích hát và nghe nhạc hiện đại hơn. Những người mê hát Soọng cô chủ yếu trên 50 tuổi, họ thường dạy hát cho con cháu nhưng không mấy người tiếp thu được. Các CLB hát Soọng cô thành lập một cách tự phát, thiếu kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB thường tìm kiếm việc làm để có thêm thu nhập, đóng góp kinh phí duy trì hoạt động CLB.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh rất nhiều CLB văn nghệ còn giữ được các làn điệu dân ca truyền thống. Tuy nhiên, hầu hết các CLB hoạt động tự phát, không có sự khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí và định hướng bảo tồn các làn điệu truyền thống. Bà Nguyễn Thị Diện, Trưởng Ban Quản lý di tích, Sở VH- TT & DL cho biết, các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011 - 2013, Sở VH, TT & DL giao cho Ban Quản lý di tích thực hiện kiểm kê lại các di tích văn hóa phi vật thể (trong đó có các làn điệu dân ca cổ truyền) nhưng đến nay mới tiến hành kiểm kê xong 4 huyện, thị (Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên), các địa phương còn lại chưa thực hiện kiểm kê do còn thiếu kinh phí. Công tác vinh danh nghệ nhân tiêu biểu trong quần chúng chưa được thực hiện, đa số người dân chưa phân biệt được các hình thức, thể loại tác phẩm âm nhạc truyền thống, công tác bảo tồn các làn điệu dân ca cổ truyền gặp nhiều khó khăn. Theo bà Nguyễn Thị Diện, trong những năm tới, tỉnh cần có chính sách khuyến khích việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, nhất là bảo tồn các làn điệu dân ca truyền thống, tăng cường mở lớp tập huấn các loại hình hát ca trù, chầu văn, hát xoan, chèo… hoặc tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ, đầu tư kinh phí tiếp tục thực hiện các dự án kiểm kê, hoạch định chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể.
tham khảo :
Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.
Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã, mang đậm nét đặc sắc dân tộc;nhưng ko phải mấy ai cũng từng được thưởng thức nó một lần. Qua văn bản ''Ca Huế trên sông Hương'', chúng ta đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp ấy. Ca Huế phong phú với nhiều các điệu hò : hò đưa linh, hò giã gạo,...; các điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuận, lí hoài nam;các điệu nam:nam ai, nam bình, nam xuận;....Một nét đặc trưng riêng mà không ở đâu có được nữa là ca Huế được tổ chức vào buổi tối, trên dòng sông Hương êm đềm. Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà,....Các ca công thì ăn vận trang phục truyền thống.Âm thanh ca Huế bừng lên lúc thì du dương, lúc lại trầm bổng réo rắt thật xao động lòng người. Đến với ca Huế là đến với một nét văn hóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy ca Huế cần được giữ gìn và phát huy.
Giúp em vs ạ