K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2019

Giải thích nhận định: ca dao là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động.

Nội dung:

- Tình yêu đôi lứa

- Than thân

- Tiếng nói yêu thương tình nghĩa

- Châm biếm hài hước để để lại những bài học sâu sắc

14 tháng 11 2016

Câu 1:Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

Câu 2:Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như :

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
14 tháng 11 2016

thanks nhìu nhéhihi

21 tháng 8 2023

Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.

4 tháng 4 2021

hôm nay là chủ nhật nên học làm gì hả bạn ?????hiu

Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ, tự khám phá, nghiên cứu các kiến thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức không của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình phải đào sâu suy nghĩ. Nếu như suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất của vấn đề, sau một thời gian sẽ quên mất. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của kiến thức. Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí nhớ. Có rất nhiều cách tự học nhưng bất cứ các cách tự học nào thì cũng bao gồm các khâu tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Có thể tự học qua sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế. Sách báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Học qua sách báo có nghĩa là thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức mà sách báo mang lại cho ta. Tự học còn thể hiện qua cách nghe giảng bài. Nghe giảng không đơn thuần chỉ là nghe giảng rồi chép vào vở rồi bỏ đấy mà khi nghe giảng còn phải hiểu và nắm vững vấn đề. Có thể tự đặt ra các câu hỏi khi nghe giảng như: Bài giảng đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó đã triển khai như thế nào? Cốt lõi của vấn đề là gì?... Có thể nói, tự học qua nghe giảng là cách học phổ biến nhất. Khi nghe giảng, ta có thể nhanh chóng thu nhận được lượng kiến thức khá lớn trong một khoảng thời gian không nhiều. Đó cũng là hạn chế của việc tự học qua nghe giảng bởi với lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian hạn chế, người học có thể không có thời gian đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, do đó không hiểu hết hay không nắm chắc vấn đề.

10 tháng 2 2020

Google đi

10 tháng 2 2020

google làm gì có , mình tra rồi

18 tháng 2 2022

Tham khảo: Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta( câu đặc biệt). Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

18 tháng 2 2022

Đoạn văn ngắn ấy ạ cái này hơi dài ạ

 

 

5 tháng 10 2016
  1. 1.      Mở bài:

-         Giới thiệu nụ cười của mẹ…

-         Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…

Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...

  1. 2.      Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
  • Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:

-         Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)

-         Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…

  • Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…

-         Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan

-         Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương

-         Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui

-         Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…

-         Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo

-         Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…

  • Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:

-         Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm

-         Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…

-         Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…

-         Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu

-         Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..

-         Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…

  • Biểu cảm trực tiếp:

-         Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…

-         Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…

-         Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…

-         Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…

  1. 3.      Kết bài

-         Nhận xét về nụ cười ấy…

-         Bộc lộ cảm xúc của em…

-         Nêu lời hứa, ước mong…

14 tháng 10 2019

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh và ngành ruột khoang:

-Ngành động vật nguyên sinh:

+Có kích thước hiển vi, cấu tạo từ 1 tế bào

+Phần lớn sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cớ thể

-Ngành ruột khoang:

+Đối xứng tỏa tròn, có tế bào gai tự vệ

+Ruột túi, thành cơ thể có 2 lớp tế bào

Câu 2: Vai trò của ngành ruột khoang:

-Với khoáng 10 nghìn loài, hầu hết ruột khoang sống ở biển. San hô có số loài nhiều và số lượng cá thế lớn hơn cả (khoảng 6 nghìn loài). Chúng thường tạo thành các đảo và bờ san hô phân bô ờ độ sâu không quá 50m, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu tới, tạo nên một vùng biến có màu sắc phong phú và rất giàu các loài động vật khác cùng chung sống. Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú cúa biển nhiệt đới, vừa là nơi có cành quan độc đáo của đại dương. San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu... là nguyên liệu quý đê trang trí và làm đồ trang sức. San hô đá là một trong các nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng. Hoá thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cửu địa chất.
Sứa sen, sứa rô... là những loài sứa lớn thường được khai thác làm thức ăn. Người Nhật Bản gọi sứa là “thịt thuỷ tinh”.
Mặc dù một số loài sứa gây ngứa và độc cho người, đảo ngầm san hô gây cản trờ cho giao thông đường biển, nhưng chủng có ý nghĩa về sinh thái đối với biến và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Câu 3: Các biện pháp phòng bệnh giun:

Các biện pháp phòng chống giun ở người là:

    - Ăn chín, uống sôi,

    - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

    - Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

    - Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

    - Diệt trừ ruồi nhặng,

    - Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

    - Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng

HOK TỐT NHA!!!!

K mk nha!!!

14 tháng 10 2019

Câu 1 : * Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh là :

- Cơ thể chỉ là 1 tế bào đảm nhận mọi chức năng

-Có kích thước hiển vi

-Dinh dưỡng chủ yếu là dị dưỡng 

-Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

*đặc điểm chung của ngành ruột khoang :

-Cơ thể đối xứng tỏa tròn 

-Ruột dạng túi

-Cấu tạo cơ thể gồm 2 lớp

-Đều có tế bào tự vệ và tấn công 

-Dị dưỡng

Câu 2 : Vai trò

Lợi ích :

-Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

-Có ý nghĩa sinh thái đv biển

-làm đồ trang trí , trang sức ( San hô)

-Cung cấp nguyên liệu vôi(san hô)

-Làm thực phẩm có giá trị (sứa)

-Hóa thạch san hô góp phần cho nghiên cứu địa chất 

*Tác hại :

-Gây ngứa và độc(Sứa)

-Tạo đá ngầm , cản trở giao thông đg biển (San hô)

Câu 3 : Cái này mình chux học 

Câu 4 : *Sán lá gan 

Cấu tạo :Cơ thể hình lá , dẹp , dài , 2cm-5cm, có màu đỏ máu . MẮt , lông bơi tiêu giảm , giác bám phát triển 

Vòng đời : 

Sán lá gan đẻ trứng ->Trứng gặp nước ->ấu trùng có lôg bơi-> chui vào ốc ruộng->sinh sản rất nhanh các ấu trùng có đuôi->chui ra khỏi vỏ ốc , bám vào cây thủy sinh->rụng đuôi, kết thành kén sáng 

Trâu bò ăn pải cây thủy sinh có kén sáng sẽ bị bệnh sán lá gan

* Giua đũa ( mk chux học )

18 tháng 4 2016

“Ăn chơi đua đòi” là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, trong các tầng lớp xã hội. Nó đã và đang diễn ra xung quanh ta, nhất là ở lớp trẻ và đặc biệt là học sinh. Đó là một  “thói” xấu, rất đáng trách.

    Thói ăn chơi đua đòi rất xấu, thường là lối sống của những người bắt chước nhau, trong đó có các bạn học sinh của chúng ta. Các bạn này thường hay chưng diện, mặc đồ “mốt”, chạy xe “xịn”, mang giầy dép “xịn”, tóc nhuộm đủ màu lòe lẹt để chói con mắt mọi người. Quái dị hơn nữa là một số bạn học sinh nam còn bấm lổ tai để đeo hoa tai, rồi lại xăm mình, xăm tay, xăm đủ mọi thứ nhằm làm thêm nổi bật ... đáng trách hơn nữa là các bạn lại đi vênh váo, nghêu ngao ngoài đường, chẳng tôn trọng ai cả, rồi cũng tự xưng “ta đây là đại ca, là anh hùng” nữa chứ! Thật là nực cười!

    Các bạn thường hay la cà các quán chơi bi da cá độ, cờ bạc, hút chích, tụ tập với bọn xấu bên ngoài làm đủ mọi việc. Học hành thì chẳng ra gì luôn gây gỗ với các bạn trong lớp, trong trường gây mất trật tự, nề nếp. Nghiêm trọng hơn là các bạn vô lễ với thầy cô, hổn xược với ba mẹ nữa chứ!

Nhưng, tại sao các bạn lại nông nổi đến thế? Chắc có lẽ, các bạn ỷ mình là “quý tử”, “tiểu thư”, con ông này, bà nọ, chức cao vọng trọng nên các bạn cứ thỏa thích ăn chơi, chẳng cần nghĩ gì cả. Mặc khác, do các ông bố, bà mẹ cứ nuông chiều, dẫn đến hậu quả. Hoặc do các bạn bị bạn bè xấu dụ dỗ, lôi kéo mà sa ngã.

    Nếu kéo dài tình trạng này, các bạn sẽ sa ngã mà bỏ học, lười lao động; sinh ra các thói quen như trộm cắp, cướp giật, nghiện ngập, rồi tù tội ... làm cho gia đình mang tiếng xấu xa, ê chề.

    Học được một điều hay, rèn được một tính tốt là rất khó, nhưng đua đòi ăn chơi nhất định sẽ sa ngã. Câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ: “chọn bạn mà chơi” là một bài học rất bổ ích để bạn tu dưỡng, sửa đổi tính tình. Các bạn hãy quay đầu lại, tìm lại những gì đã đánh mất, làm những gì chưa làm và nhận những lỗi lầm, thiếu sót của mình với mọi người. Các bạn phải sống sao cho giống với mỗi người, mỗi học sinh trong trường ta. Ở đây, các thầy cô và các bạn thân của bạn sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Và gia đình cũng sẽ rộng lòng tha thứ cho bạn tìm lại mái ấm ngày nào.

Nói tóm lại, ăn chơi đua đòi, là một thói xấu. Ăn ngon mặc đẹp, ai cũng muốn, nhưng phải hợp lý, hợp thời, hợp cảnh. Xung quanh ta có biết bao tấm gương sáng và đẹp về con người mới, cách sống mới. Hình ảnh những học sinh giỏi ở trường ta, quê hương ta đã nêu lên cho ta bài học quý giá để những người học sinh đàn em chúng ta noi theo.

18 tháng 4 2016

Hà Như Thủy ơi, đoạn văn ngắn thôi mà, nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn, lời văn rất hay và mình cũng tham khảo được vài ý!!!!!!!!!!! Cảm ơn Hà Như Thủy nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!