K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2021

mọi người ơi mình chọn nhầm môn nha mọi người

26 tháng 12 2021

Em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mát mẻ

20 tháng 4 2020

7,03 : 0,2 + 7,03 : 0,25 - 7,03 x 2+7,03 : 0,5 + 7,03
=7,03 : 0,2+7,03:0,25-7,03x2+7,03:0,5+7,03 x 1
=7,03 : (0,2+0,25+0,5)-7,03x(2+1)
=7,03 : 0,95-7,03x3
=7,4- 21,09
=-13,69

20 tháng 4 2020

7,03 : 0,2 + 7,03 :0,25-7,03x2+ 7,03:0,5 + 7,03
=7,03x5 + 7,03x4- 7,03x2 + 7,03x2+ 7,03x1
=7,03x(5+4-2+2+1)
=7,03x10
=70,3
Chúc em học tốt

11 tháng 9 2019


Bài thơ về chiến thắng Điện Biên Phú 1: HOAN HÔ CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN
 

I
Tin về nửa đêm
Hỏa tốc hỏa tốc
Ngựa bay lên dốc
Đuốc chạy sáng rừng
Chuông reo tin mừng
Loa kêu từng cửa
Làng bản đỏ đèn, đỏ lửa...


Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp!
Sét đánh ngày đêm
xuống đầu giặc Pháp!
Vinh quang Tổ quốc chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi
Quyết chiến quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại


Kháng chiến ba nghìn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như Huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng!


Điện Biên vời vợi nghìn trùng
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta
Đêm nay bè bạn gần xa
Tin về chắc cũng chan hòa vui chung.


II
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện


Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...
Hỡi các chị, các anh trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta
không uổng!
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...


III
Lũ chúng nó phải hàng, phải chết
Quyết trận này quét sạch Điện Biên!
Quân giặc điên
Chúng bay chui xuống đất
Chúng bay chạy đằng trời?
Trời không của chúng bay
Đạn ta rào lưới sắt!
Đất không của chúng bay
Đai thép ta thắt chặt!


Của ta trời đất đêm ngày
Núi kia, đồi nọ, sông này của ta
Chúng bay chỉ một đường ra
Một là tử địa, hai là tù binh
Hạ súng xuống rùng mình run rẩy
Nghe pháo ta lừng lẫy thét gầm!
Nghe trưa nay tháng năm, mùng bẩy
Trên đầu bay thác lửa hờn căm
Trông: Bốn mặt lũy hầm sụp đổ
Tướng quân bay lố nhố cờ hàng
Trông: Chúng ta cờ đỏ sao vàng
Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên!


Tiếng reo núi vọng sông rền
Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ
Bác đang cúi xuống bản đồ
Chắc là nghe tiếng quân hò quân reo...
Từ khi vượt núi qua đèo
Ta đi, Bác vẫn nhìn theo từng ngày
Tin về mừng thọ đêm nay
Chắc vui lòng Bác giờ này đợi trông!


IV
Đồng chí Phạm Văn Đồng
Ở bên đó, chắc đêm nay không ngủ
Tin đây Anh, Điện Biên Phủ hoàn thành
Ngày mai, vào cuộc đấu tranh
Nhìn xuống mặt bọn Bi-đôn, Smít
Anh sẽ nói: "Thực dân, phát xít
Đã tàn rồi!
Tổ quốc chúng tôi
Muốn độc lập, hòa bình trở lại
Không muốn lửa bom đổ xuống đầu con cái
Nước chúng tôi và nước các anh
Nếu còn say máu chiến tranh
Ở Việt Nam, các anh nên nhớ
Tre đã thành chông, sông là sông lửa
Và trận thắng Điện Biên
Cũng mới là bài học đầu tiên!"


Đây là một trong những bài thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ hay nhất và tác giả chẳng ai xa lạ đó chính là Tố Hữu. Bài thơ dài tới 96 câu thơ, ra đời vào tháng 5 - 1954, viết bằng thể thơ tự do có vần vìTố Hữu không viết thơ không vần bao giờ, xen lẫn những đoạn lục bát và vài ba câu song thất, như những lời hát hân hoan xen vào một ký sự thơ. Bài thơ khá dài, vì thế mà Tố Hữu đã tổ chức bố cục thật chặt chẽ và khoa học.




Bài thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ 2: QUÂN TA TOÀN THẮNG Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ
 

20 tháng 11 năm cũ,
Giặc Pháp nhảy dù Điện Biên Phủ.
Hăm mốt tiểu đoàn tinh nhuệ nhất,
Xe tăng, súng lớn đầy chồng chất.
Chúng khoe rằng: "Kế hoạch Na-va
Thật là mạnh dạn và tài hoa.
Phen này Việt Minh phải biết tay,
Quan thầy Mỹ thì vui lòng thay!"
Các báo phả n động khắp thế giới
Inh ỏi tâng bốc Na-va tới.
*
Bên ta thì: Bộ đội, dân công quyết một lòng,
Xẻ non, đắp suối, vượt qua sông,
Khắc phục khó khăn và hiểm trở;
Đánh cho giặc tan mới hả dạ;
Lặng lẽ chuẩn bị suốt tháng ngày,
Không quản gian khổ và đắng cay;
Quyết tâm làm cho tròn nhiệm vụ
Đã hứa với Bác, Đảng, Chính phủ.
13 tháng 3 ta tấn công,
Giặc còn ở trong giấc mơ nồng:
"Mình có thầy Mỹ lo cung cấp;
Máy bay cao cao, xe tăng thấp,
Lại có Na-va cùng Cô-nhi,
Những tay tướng giỏi nắm chỉ huy.
Chúng mình chuyến này nhất định thắng,
Việt Minh ắt thua chạy quýnh cẳng".
*
Hơn 50 ngày ta đánh đồn,
Ta chiếm một đồn, lại một đồn.
Quân giặc chống cự tuy rất hăng,
Quân ta anh dũng ít ai bằng.
Na-va, Cô-nhi đều méo mặt,
Quân giặc tan hoang, ta vây chặt,
Giặc kéo từng loạt ra hàng ta,
Quân ta vui hát "khải hoàn ca".
Mười ba quan năm đều hàng nốt,
Tên tướng chỉ huy cũng bị nhốt.
Một vạn sáu ngàn tên giặc Tây,
Đều là tù binh hoặc bỏ thây.
*
Thế là quân ta đã toàn thắng
Toàn thắng là vì rất cố gắng.
Chiến sĩ viết thư dâng Cụ Hồ:
"Xin Bác vui lòng mà nhận cho
Món quà chúc thọ sinh nhật Bác,
Chúng cháu cố gắng đã sắm được".


Tác giả của Bài thơ nay là Hồ Chí Minh người cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại của chúng ta. Bác viết bài thơ xuất phát từ cảm xúc cao độ về chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ vang dội của quân đội ta. Đây là bài thơ khá dài gồm 45 câu, bài thơ này Bác dùng hình thức tự sự, có bốn đoạn, mỗi đoạn cách nhau bằng dấu hoa thị.




Bài thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ 3: Hai mươi năm điệu múa xoè hoa

 

Sống đời đời là ngọn lửa
Hai mươi năm
Ta về đây gặp lại điệu xoè
Những mái nhà sàn ru cho ngực thở
Khuôn mặt anh hùng lạc vào vách núi
Đại bác gầm dữ dội
Bộc phá trong chớp giật mưa nguồn
Những binh đoàn mũ nan
Thân gầy áo vải
Chân đất đạp rào kẽm gai chảy máu
Lưỡi lê vụt bay
Hôm nay
Khói trầm nghi ngút đồi A1
Hoa dâng Phan Đình Giót
Ong bay quanh Bế Văn Đàn
Ngựa hí vang cửa ngõ Him Lam
Bướm khoe sắc dưới trời Hồng Cúm
Các em hát về Tô Vĩnh Diện
Đêm sao rơi xuống lửa mơ màng
Bình minh hồng cầu sắt Mường Thanh
Phiên chợ
Nhấp nhô
Ô xanh
Nón trắng
Điệu xoè em gọi về từng trận đánh
Năm mươi sáu ngày đêm
Lửa ngút trời
Máu đỏ đất Điện Biên
Phút đại thắng quân reo tưỏng vỡ tung lồng ngực
Nằm lại nơi đây những đứa con yêu của
bao làng quê đất nước
Để một dáng đứng tổ ba người cắm cờ
trên nóc hầm Đờ Cát
Em múa xoè bên miệng súng khói chưa tan
Rưng rưng ánh mắt
Hai mươi năm ngỡ mới hai mươi ngày
Ta vít cong cần rượu nồng say
Mùi xôi thơm khắp ba triền thung lũng
Ôi! Những chiến sĩ Điện Biên năm xưa
giờ vai còn mang súng


Hai mươi năm
Điệu xoè hoa em theo các anh đi
Những búp tay kia như lần đâu ta thấy
Bộ gõ nhịp nhàng
Bàn chân nhún nhảy
Mùa lạc hoa vàng cánh bướm phơi
Ta theo em xoè nơi nơi
Mỗi thước đất gặp một dòng tráng sử
Từ trong nỗi nhớ
Lại hồi âm tiếng đại pháo ta gầm
Giữa hiện tại nông trường lẫn vào mùa quả chín
Ta nhận ra đường hào vây lấn tháng năm
Ta gặp vẹn nguyên từng nụ cười đồng đội
Cả mắt người chỉ huy chỉ nhìn không nói
Vừng mặt trời mọc dậy giữa khói bom
Ta ôm những dũng sĩ pháo binh mười ngày cơm đói
Cõng pháo băng qua đỉnh núi chon von
Cảm ơn em!
Hai mươi năm
Ta về đây gặp lại điệu xoè
Ta đi
Ta nhớ
Sống đời đời là ngọn lửa
Đất nước sẽ là một Điện Biên mới nữa
Em ơi!
Thời gian!


Đây là bài thơ được viết vào dịp kỉ niệm 20 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Qua những lời thơ tác giả như muốn đưa chúng ta sống lại trong ngày đại thắng của lịch sử dân tộc thêm một lần nữa, những câu chữ, lời văn thật xúc tích cảm động.





Lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ 4: CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN
 

Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về.
Giữa mùa này hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui.
Bản mường xưa nương lúa mới trồng.
Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa.


Dọc đường chiến thắng ta tiến về
Đoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh vượt qua.
Súng đại bác quấn lá ngụy trang
Từng đàn bươm bướm trắng rỡn lá ngụy trang
Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc
Đồng bào nao nức mong đón ta trở về.


Giờ chiến thắng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến về
Núi sông bừng lên.
Đất nước ta sáng ngời cánh đồng Điện Biên.
Cờ chiến thắng tưng bừng trên trời.


Giải phóng miền Tây bộ đội ta đã mau trưởng thành
Thắng trận Điện Biên Phủ càng tin quyết tâm ở trên
Đổ mồ hôi phá núi bắc cầu.
Vượt rừng qua suối đắp đường thắng lợi về đây.


Phương châm đánh chắc ta tiến lên
Lực lượng như bão táp quân thù mấy cũng phải tan
Vang lừng tiếng súng khi mừng công
Thỏa lòng ta dâng Bác bấy lâu chờ mong
Xiết bao sướng vui nhìn đồng quê phơi phới
Nông dân hăng hái khi chúng ta trở về.


Ruộng đất chúng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến về
Chiến sĩ Điện Biên
Thế giới đang đón mừng.
Chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây dựng hòa bình.




Lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ trên 5: HÀ NỘI – ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG
 

Bê năm hai tan xác cháy sáng bầu trời
Hào khí thăng long ánh lên ngời ngời
Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần khát máu
Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù
Một trận điện biên nay sẽ vùi mộng xâm lăng.


Hà nội ơi! đây thăng long, đây đông đô
Đây hà nội hà nội của chúng ta
Trong trận điện biên mới oai hùng
Sáng rực hào quang chiến thắng.


Hà nội ơi, dẫu phố phường bị giặc tàn phá đau thương
Ta bước trên đầu thù
Tự hào thay dáng đứng việt nam
Một điện biên sáng chói, hà nội ơi.


Nhân dân ta tay súng giữ lấy cuộc đời
Dù mấy gian lao vẫn tươi nụ cười
Niềm tin ta sắt đá bom mỹ đâu lay được ý chí
Giữ vững thành đồng miền nam rền vang tiếng súng giệt thù
Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời bắc nam.


Hà nội đây! đế quốc mỹ có nghe chăng
Câu trả lời của hà nội chúng ta
Đâu chỉ vì non nước riêng này
Phất ngọn cờ sao chính nghĩa.


Hà nội ơi, trong bom đạn vẫn ngời ánh sáng tương lai
Ghi chiến công tuyệt vời
Một điện biên sáng chói, hà nội ơi.


Lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ 6: ÂM VANG ĐIỆN BIÊN
Năm mươi năm Điện Biên chiến thắng
Âm vang xa sâu lắng tự hào
Trường kì kháng chiến gian lao
Lập nên thành tích ghi vào sử xanh.


Bao anh hùng lưu danh muôn thuở
Lấy thân mình lấp lỗ châu mai
Thân chen cây pháo lăn dài
Thân làm giá súng nhớ hoài ghi công.


Bao chiến sĩ dân công nam nữ
Đã viết nên trang sử oai hùng
Xứng danh con cháu Lạc Hồng
Khí huyết rạng rỡ giữa lòng Việt Nam.


Bao chiến sĩ dân công nam nữ
Đã viết nên trang sử oai hùng
Pháp thua Mỹ cút Ngụy nhào
Việt Nam thống nhất vui nào vui hơn.
 



Lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ 6:QUA MIỀN TÂY BẮC
 

1-
Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa
Suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua
Bộ đội ta vâng lệnh Bác Hồ
Về đây giải phóng quê nhà
Đất nước miền Tây Bắc đau thương
Từ bao lâu dưới ách loài giặc tàn ác
Quân với dân một lòng không phân biệt xuôi ngược
Cùng đồng tâm tiêu diệt hết quân thù.


2-
Qua miền Tây Bắc ta phá đồn giặc tan
Nương lúa xanh về ta vui sống trong tự do
Miền rừng núi hướng về Bác Hồ
Từ đây giải phóng quê nhà
Chiến thắng miền Tây Bắc hân hoan một niềm vui
Thoát ách loài giặc tàn ác.
Tay nắm tay vui mừng không phân biệt xuôi ngược
Cùng dựng xây tươi đẹp nước non nhà.




Trên đây là bài viết về Sưu tầm và ghi lại một số câu thơ hoặc lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn biết thêm nhiều hơn về những câu thơ cũng như lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ nhé.


Xem thêm: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ về con người và xã hội lớp 7 hay nhất

11 tháng 9 2019

Chiến thắng của “bản lĩnh, trí tuệ”

Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, quân và dân ta đã giành thắng lợi vang dội, giáng đòn quyết định, đánh bại nỗ lực chiến tranh cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Tại cuộc hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và hiện thực” mới đây, Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho rằng, chiến dịch Điện Biên Phủ, đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 giành thắng lợi quyết định đã làm thay đổi cục diện chiến tranh. Trong thắng lợi đó, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được thể hiện rõ qua những quyết định về chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch.

Trước tình hình mới do sự tăng cường của địch ở Điện Biên Phủ, sự bố trí lực lượng, trận địa của địch đã thay đổi, ngày 26/ 1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Không thể đánh theo kế hoạch đã định… Nếu đánh là thất bại”. Tại cuộc họp Đảng ủy Mặt trận, Đại tướng quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Và sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng dũng cảm và mưu trí với biết bao hi sinh, mất mát, chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành toàn thắng vào chiều ngày 7/ 5/1954.

Thời điểm trước chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã mở nhiều chiến dịch lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được động viên và phát huy. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh đó đã được phát huy ở mức cao nhất trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Phối hợp với Điện Biên Phủ, quân và dân ta ở khắp các địa phương trên cả nước đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và nhân dân, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó.

Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, tính chung trong chiến dịch, nhân dân đã đóng góp 25.560 tấn gạo, 226 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công, 20.991 xe đạp thồ… Nhiều nơi do địch đánh phá không làm kịp, để có lương thực kịp thời nuôi bộ đội, đồng bào đồng ý giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị tự thu hoạch rồi sau ghi sổ lại. Thậm chí, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo vào cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kỵ.

“Chỉ có sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ, đồng bào mới sẵn sàng đóng góp cho chiến dịch như vậy. Đó là một nỗ lực phi thường thể hiện bản lĩnh của một dân tộc, một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, đang phải tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ đầy gian khổ, hi sinh. Truyền thống đoàn kết dân tộc, tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã được phát huy mạnh mẽ, thể hiện tinh thần cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc”, Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên đánh giá.

“Thế trận lòng dân”

Cũng tại cuộc hội thảo nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá: Chiến thắng này đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX. Đồng thời đi vào lịch sử thế giới như một mốc son chói lọi, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ; trở thành biểu tượng của sự kế thừa, phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Theo Thượng tướng Lê Chiêm, ngày nay, tuy hòa bình, hợp tác, phát triển đang là xu thế chủ đạo, nhưng dự báo tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Để giữ nước “từ sớm, từ xa”, QĐND Việt Nam phải quán triệt các chỉ thị, nghị quyết về huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bám sát thực tiễn, nhận thức đúng về đối tượng, đối tác; chủ động nắm chắc những biến động, dự báo chính xác tình hình trong nước, khu vực và trên thế giới, nhất là diễn biến trên Biển Đông, khu vực biên giới và trong nội địa.

Thượng tướng Lê Chiêm cũng nhấn mạnh, từ bài học thành công trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, ổn định, lâu dài, bảo đảm sẵn sàng chuyển các hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

“Quân đội phải là lực lượng nòng cốt trong xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân”, Thượng tướng Lê Chiêm cho hay.

19 tháng 9 2021

TL: tham khảo ak.

Mùa xuân qua đi, một mùa hè tuyệt vời nữa lại đã về. Mỗi khi đi học, em chỉ cần mặc một chiếc áo sơ mi là đủ. Những chiếc mũ, chiếc ô che nắng trở thành vật không thể thiếu. Những món quà vặt mát lạnh của riêng mùa hè, như nước ép, sinh tố, kem ly, kem hoa quả… được bày bán khắp đường phố. Trên đường phố, thật dễ dàng để bắt gặp những cây phượng nở hoa đỏ rừng rực. Những loại trái cây thơm ngon cũng thi nhau chín rộ và mùa hè, khiến em mê say. Cứ như thế, mùa hè đến bên em một cách nhẹ nhàng và tuyệt vời.

~HT~

nếu bn cần đoạn văn dài hơn thì bn cứ ib mk nha

19 tháng 9 2021

Tham khảo :

Trong kỳ nghỉ hè vừa qua, gia đình em đã tổ chức đi chơi ở Vũng Tàu trong vòng một tuần. Em rất phấn khởi vì từ lâu em đã ao ước được nhìn ngắm bãi biển xanh trong ấy.

Sáng, khoảng bốn năm giờ. Gia đình em lên xe và lên đường đến Vũng Tàu. Gần trưa xe mới tới nơi. Em bước xuống xe và đưa mắt quan sát. ôi! Em thốt lên. Ánh nắng hắt xuống biển làm mặt nước biển lóng lánh một cách rực rỡ. Nước biển trong suốt lộ ra cho em thấy bãi cát gợn đều rất lạ. Em chưa kịp ngắm hết quang cảnh ở đó thì phải phụ ba mẹ xách đồ đạc về phòng trọ.

Phòng trọ cũng rất tiện nghi. Nhưng điều làm em thích nhất là phòng trọ có một cửa sổ, mà đứng ở cửa sổ thì có thể nhìn thấy bãi biển. Sau khi ngủ một giấc lấy lại sức em thay đồ rồi chạy ra biển. Biển lúc này có một màu xanh đục. Nắng dịu trải dài trên bãi cát trắng. Chốc chốc lại có những cơn gió thoảng qua làm đung đưa những tàu dừa xanh mơn mởn.

Em bước từng bước trên bãi cát mịn và nóng xuống biển. Nước biển mát rượi làm em sảng khoái lạ thường. Lúc này trên bờ chỉ còn lác đác những du khách tham quan đang hối hả về cho kịp chuyến xe. Những con dã tràng nhanh chóng chạy về tổ. Nắng đã tắt hẳn, em phải trở về phòng với vẻ luyến tiếc.

Buổi tối, em đứng ở cửa sổ nhìn về phía bãi biển. Lúc này bãi biển chỉ toàn một màu đen, nhưng em có thể trông thấy những đợt sóng trắng xóa ập vào liếm lên bãi cát. Em có thể nghe thấy tiếng sóng rì rào như một bản tình ca dịu dàng đưa em vào giấc ngủ.

Buổi sáng, em đánh răng, súc miệng và ăn sáng. Xong xuôi em dẫn bé Lan ra biển. Những tia nắng sáng chiếu rọi lòng biển. Em thấy lúc này màu nước biển là đẹp nhất. Một màu xanh ngọc bích rực rỡ như cầu vồng. Một cơn sóng lớn ập vào nơi em đứng. Nước biển mát lạnh làm cho em phải rụt chân lên. Em cảm thấy rất vui. Dần dần nước biển được nắng chiếu xuống nên ấm hẳn lên. Người đi tắm biển cũng đông hơn. Nếu nhìn từ trên cao xuống thì người ta sẽ liên tưởng ngay đến một bức tranh đủ màu sắc biết chuyển động.

Thế rồi, một tuần thấm thoát trôi qua. Em lại phải thu xếp quần áo, đồ đạc để trở về nhà. Lòng buồn rười rượi nhưng không thể ở lại. Trước khi bước lên xe em ngoái lại nhìn lướt lại cảnh vật ở bãi biển. Tất cả như muốn níu kéo em lại. Em thốt lên “ở lại biển thân yêu nhé! Sẽ có một ngày tôi trở lại đây”.

~ HT ~

11 tháng 6 2021

tham khảo:

"Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương" Kể từ khi được học cô Oanh, em đã thực sự hiểu được câu hát này. Cô giống như người mẹ thứ hai, người mẹ ở ngôi trường tiểu học này. Cô Oanh đã dạy em từ hồi lớp 3 cho đến giờ, những bài học cô dạy chúng em đều ghi sâu trong lòng. Trong đó tiết học khiến em khó quên được nhất lại chính là tiết học cô dạy về bài "Nghĩa thầy trò".

Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bài giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Gần hết giờ cô dành 5 phút lắng lại kể cho chúng em về người thầy của cô, em nhìn thấy sự xúc động không che giấu được từ trong ánh mắt của cô.

Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, ngay cả mỗi người chúng em cũng không giấu được sự xúc động và bồi hồi trong lòng về một giờ học quá ý nghĩa.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo Oanh, cô không chỉ dạy dỗ em nhiều bài học đáng quý trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa. Mai này dù có đi đâu bao xa thì em mãi cũng không thể quên được người mẹ thứ hai này của em.

Nhưng em chả thích tiết hc nào :))

15 tháng 3 2021

ã Phạm Kha trước đây tên cũ là xã Đỗ Lâm, tổng Đoàn Lâm, phủ Ninh Giang, trấn Hải Dương, (thời Lê có tên là xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, Hồng Châu). Tháng 11-1945 xã đổi tên là Duy Tân. Tháng 3-1947 đổi tên sang Phạm Kha, mang tên đồng chí Phạm Văn Kha, người con quê hương đã tham gia cách mạng, đi Nam tiến đầu tiên

Xã Phạm Kha có 4 thôn (Đỗ Thượng, Đỗ Hạ, Hàn Lâm (Mè), Đạo Phái) với lịch sử hàng nghìn năm (theo trích dẫn trong gia phả dòng họ Vũ). Phạm Kha có một số nét nổi bật như, có tới 4 ngôi đình cổ (đúng là có 4 ngôi đình cổ thuộc 4 thôn như trên, nhưng ngôi đình của thôn Hàn Lâm với vị trí phong thủy rất tốt đã bị phá tan tành trong thời kỳ gọi là cách mạng văn hóa---> do thời kỳ đó thôn này có nhiều người làm cốt cán trên xã nên phải phá để làm gương, thật xót xa!, nay nhân dân trong thôn đang trùng tu xây dựng lại ngôi đình mới với diện tích tổng thể 1600m2, phần đình chính 230m2, ba gian hai dĩ, một hậu cung. mặt bằng tổng thể hình chữ Nhị) và 4 ngôi chùa (có 4 ngôi chùa ở 4 thôn, riêng ngôi chùa ở thôn Hàn Lâm là to và bề thế nhất, còn được gọi là chùa trình và ai đi qua phải vào ngôi chùa này trước khi sang chùa Bà Dâu lễ) đồng thời cũng có một nhà thờ thiên chúa giáo rất to.

Xã Phạm Kha cũng là quê hương của Nguyễn Dữ, tác giả của Truyền Kỳ Mạn Lục "Thiên Cổ kì bút"

Bài 1: Viết cảm nhận sau khi đọc bài Những con sếu bằng giấy.Bài 2: Cho đoạn thơ sau:Giôn-xơn !Tội ác bay chồng chấtNhân dân aiBay mang những B.52Những na pan, hơi độcĐến Việt NamĐể đốt những nhà thương, trường họcGiết những con người chỉ biết yêu thươngGiết những trẻ em chỉ biết đến trườngGiết những đồng xanh bốn mùa hoa láVà giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa...
Đọc tiếp

Bài 1: Viết cảm nhận sau khi đọc bài Những con sếu bằng giấy.

Bài 2: Cho đoạn thơ sau:
Giôn-xơn !

Tội ác bay chồng chất

Nhân dân ai

Bay mang những B.52

Những na pan, hơi độc

Đến Việt Nam

Để đốt những nhà thương, trường học

Giết những con người chỉ biết yêu thương

Giết những trẻ em chỉ biết đến trường

Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá

Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa ?
Dựa vào đoạn thơ trên, hãy nêu cảm nghĩ về chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975.

Bài 3: " Ở nước này, người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số, nhưng lại nắm gần 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng, ... Ngược lại, người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bện, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào."

Dựa vào đoạn văn trên, viết cảm nghĩ về chế độ a-pác-thai.

Bài 4: Viết cảm nhận về tác hại chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 qua bài văn Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng.

4

Bài 1 :Viết cảm nhận sau khi đọc bài Những con sếu bằng giấy.

sau khi đọc bài những con sếu bằng giấy , nỗi ấm ức và thương sót trong lòng em bỗng dưng trào . em thù hận bọn giặc không lí do gì lại làm vậy . trẻ em ,người lớn ai cũng đau sót khi thấy vậy . vì sao mỹ lại làm vậy ? nhật bạn đã làm gì sai ? trẻ em có tội gì ? em chỉ mong mọi người đều hiểu và thế giới này mãi hoà bình sau cá chết của em nhỏ trong bài

Bài 2: Cho đoạn thơ sau:
Giôn-xơn !

Tội ác bay chồng chất

Nhân dân ai

Bay mang những B.52

Những na pan, hơi độc

Đến Việt Nam

Để đốt những nhà thương, trường học

Giết những con người chỉ biết yêu thương

Giết những trẻ em chỉ biết đến trường

Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá

Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa ?
Dựa vào đoạn thơ trên, hãy nêu cảm nghĩ về chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975.

Việt Nam hóa chiến tranh hay Đông Dương hóa chiến tranh là chiến lược của Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon trong Chiến tranh Việt Nam, được bắt đầu từ năm 1968, áp dụng toàn diện trên toàn Đông Dương từ ngày 8 tháng 6 năm1969 nhằm từng bước chuyển trách nhiệm tiến hành chiến tranh cho chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng hòa để Mỹ có thể rút dần quân về nước nhưng vẫn giữ được miền Nam Việt Nam, và cả bán đảo Đông Dương trong tầm ảnh hưởng của Mỹ . Trong thời kì đấy đã làm mất đi mạng của hàng triệu người Việt Nam trong thời kỳ đó .

Bài 3: " Ở nước này, người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số, nhưng lại nắm gần 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng, ... Ngược lại, người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bện, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào."

Dựa vào đoạn văn trên, viết cảm nghĩ về chế độ a-pác-thai.

Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.
Chính quyền Nam Phi đã thông qua nhiều đạo luật nhằm hợp pháp hóa chế độ apacthai. Tiêu biểu có thể kể tới Đạo luật các Khu vực Nhóm người (Group Areas Act) ban hành năm 1950, là cơ sở trung tâm của hệ thống a-pac-thai xác định sự phân chia các nhóm chủng tộc về mặt địa lý. Tiếp đó Luật Phân biệt Tiện nghi (Separate Amentities Act) năm 1953 đưa ra hàng loạt những quy định phân biệt cụ thể như phân biệt người được sử dụng bãi tắm, xe buýt, bệnh viện, trường học phổ thông và đại học. Luật này cũng quy định buộc người da đen và da màu phải luôn mang theo bên mình thẻ căn cước, coi đó là dạng hộ chiếu nhằm ngăn chặn sự di cư vào các khu vực da trắng. Người da đen bị cấm không được sống tại các thành phố da trắng, thậm chí ngay cả không được thăm viếng nếu không có giấy phép đặc biệt. Ngoài ra Luật Cấm Hôn nhân hỗn hợp (Mixed Marriages Act) năm 1949 và Luật Trái Luân lý (Immorality Act) năm 1950 còn cấm người dân tiến hành hôn nhân hoặc có quan hệ lẫn lộn giữa các chủng tộc cụ thể.
Quyền công dân của người da màu và da đen bị siết chặt, kể cả quyền bầu cử. Ví dụ, Luật Phân biệt đại diện của cử tri đã được thông qua năm 1956 gạt các cử tri da màu ra khỏi danh sách cử tri chung và lập ra một danh sách cử tri riêng cho họ. Người da màu cũng bị cấm tham gia các cuộc bầu cử như người da đen suốt từ thập kỷ 1950 đến năm 1983 khi một cuộc cải cách Hiến pháp cho phép người da màu và người Châu Á thiểu số quyền được tham gia vào các viện của Quốc hội và được hưởng một số quyền hạn chế, bao gồm cả quyền bầu cử.
Bên cạnh khía cạnh chính trị – xã hội, vấn đề bất bình đẳng về kinh tế và quyền sở hữu cũng trở nên nổi cộm trong xã hội. Trong phân phối thu nhập, gần 60% dân số chỉ có thu nhập dưới mức 42.000 Rand/năm (tương đương 7.000 USD), trong khi 2,2% dân số có thu nhập hơn 360.000 Rand/năm (khoảng 50.000 USD). Nghèo khổ là tình trạng phổ biến ở Nam Phi lúc bấy giờ. Người da đen là tầng lớp nghèo khổ nhất. Khoảng 80% đất đai trang trại nằm trong tay người da trắng. Về cơ bản chế độ a-pac-thai đã làm cho những người da đen và da màu bị mất quyền sở hữu chính những mảnh đất vốn là của họ.
Để đảm bảo thực hiện chế độ a-pac-thai, chính quyền Nam Phi đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được sự chống đối rộng rãi đối với chế độ phân biệt chủng tộc này. Trong thập kỷ 1950, sau khi a-pac-thai trở thành hệ thống chính trị – xã hội chính thức, hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổi lên ở Nam Phi. Đảng Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress – ANC) tuyên bố “Nam Phi thuộc về tất cả những người sống trên mảnh đất này, cả người da đen và người da trắng” và đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ a-pac-thai. Sau những cuộc nổi dậy diễn ra tại Sharpevill tháng 3 năm 1960, chính phủ đã cấm tất cả các tổ chức chính trị của người Phi da đen, trong đó có ANC.
Trên bình diện quốc tế, hệ thống phân biệt chủng tộc được thể chế hóa ở Nam Phi dưới chế độ a-pac-thai đã vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các quy định luật pháp quốc tế cũng như các tuyên bố chung về quyền con người. Vì thế, Nam Phi đã bị cô lập cả ở khu vực và trên trường quốc tế, bị Liên Hiệp Quốc chính thức lên án. Năm 1973, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về đàn áp và trừng phạt tội phân biệt chủng tộc, chính thức đưa ra một khuôn khổ pháp lý để các nhà nước thành viên áp dụng các biện pháp trừng phạt, gây áp lực với chính phủ a-pac-thai ở Nam Phi, đòi chính phủ này phải thay đổi các chính sách của họ. Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1976.
Một văn bản pháp lý khác là Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế đã xác định a-pac-thai là một trong số 11 tội chống lại nhân loại. Công dân của đa số các nhà nước bao gồm cả Nam Phi có quyền đề nghị đưa ra truy tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế các cá nhân đã vi phạm hoặc khuyến khích phạm tội phân biệt chủng tộc.
Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ a-pac-thai không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen, chấp nhận hủy bỏ các định chế phân biệt chủng tộc, tuân thủ các quyết định của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự phán xét của Tòa án Tội phạm quốc tế, chấm dứt những tội ác mà cộng đồng quốc tế đã kết luận về tình trạng vi phạm nhân quyền, tội phân biệt chủng tộc và tội ác chống lại loài người.
Cụ thể từ năm 1984, các cuộc cải cách đã được tiến hành. Những bộ luật ngăn cấm đối với người da đen và da màu đã được bãi bỏ hoặc nới lỏng. Năm 1990, chính quyền của De Klerk đã chính thức tuyên bố tại Quốc hội về việc bãi bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc, bỏ lệnh cấm các đảng phái hoạt động, trong đó có đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Từ năm 1990 đến 1991 bộ máy nhà nước hợp pháp của chế độ a-pac-thai đã bị giải thể. Tháng 12 năm 1991, Hội nghị vì một Nam Phi dân chủ (Codesa) đã bắt đầu các cuộc thương lượng về việc thành lập một chính phủ lâm thời đa sắc tộc và về bản hiến pháp mới mở rộng các quyền chính trị cho mọi nhóm người.
Tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 1992, cuộc bầu cử cuối cùng của những người da trắng đã diễn ra ở Nam Phi, các cử tri đã cho phép chính phủ có quyền được thương lượng về bản hiến pháp mới với ANC và các đảng phái chính trị khác. Năm 1993 bản hiến pháp lâm thời đã được xây dựng trong khi chờ đợi soạn thảo một bản hiến pháp chính thức. De Klerk và lãnh tụ ANC Nelson Mandela đã được tặng giải Nobel Hòa bình do đã có những nỗ lực để chế độ a-pac-thai kết thúc trong hòa bình, góp phần tạo dựng nên một nền tảng dân chủ mới cho đất nước Nam Phi.
Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela trúng cử Tổng thống Nam Phi. Cuộc bầu cử đã diễn ra một cách hòa bình. ANC chiếm 62,7% số phiếu, ít hơn so với mức 66,7% mà họ dành được khi muốn xây dựng bản hiến pháp mới, nhưng đủ để họ dành quyền đứng ra thành lập chính phủ mới trên phạm vi toàn quốc. Cuộc bầu cử cũng đã quyết định số phận các chính quyền cấp tỉnh, tất cả đều do ANC chi phối. NP chiếm được đa số phiếu của người da trắng và da màu, do đó đã chính thức trở thành đảng đối lập.
Ngày 8 tháng 5 năm 1996, bản hiến pháp mới đã được chính thức phê chuẩn. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo nền tảng pháp lý cho sự hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đã đảm bảo các quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi sự phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp. Hiến pháp này đã chính thức xóa bỏ hệ thống dựa trên nền tảng phân biệt chủng tộc của chính phủ a-pac-thai và xây dựng chính phủ mới dựa trên nền tảng dân chủ.

Bài 4: Viết cảm nhận về tác hại chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 qua bài văn Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng.

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam xem đây là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái. Theo Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam thì Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

chúc bn hok tốt

2 tháng 8 2020

Câu 1: Sau khi đọc bài những con sếu bằng giấy , nỗi ấm ức và thương sót trong lòng em bỗng dưng trào . em thù hận bọn giặc không lí do gì lại làm vậy . trẻ em ,người lớn ai cũng đau sót khi thấy vậy . vì sao mỹ lại làm vậy ? nhật bạn đã làm gì sai ? trẻ em có tội gì ? em chỉ mong mọi người đều hiểu và thế giới này mãi hoà bình sau cá chết của em nhỏ trong bài
k đúng cho mình nhé cả cảm ơn nữa