Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống, học tập chính là việc làm quan trọng không thể thiếu và chính là động lực để cho con người phát triển bản thân và bắt kịp xu thế xã hội. Thật vậy, việc học mang đến nhiều lợi ích cho con người vì chúng ta học thêm thứ gì thì chúng ta lại càng vững vàng hơn trong cuộc sống của chính bản thân mình. Đầu tiên, việc học thêm tri thức sẽ trang bị cho chúng ta những kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Ngoài việc học trên trường, con người có thể học ở nhiều nguồn. Học ở sách vở, học ở bạn bè, học từ internet,. . . Những kiến thức ấy áp dụng được vào đời sống hàng ngày sẽ trở thành vốn tri thức của chính chúng ta, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay thì việc tiếp cận với tri thức tiến bộ của nhân loại lại càng cần thiết hơn nữa. Thứ hai, việc học những kỹ năng làm việc chính là yếu tố then chốt giúp chúng ta trở thành những người thành công và công dân toàn cầu trong tương lai. Thành công của một người chỉ dựa vào 25% là kiến thức chuyên môn, còn lại là kỹ năng mềm. Ngày nay, chúng ta cần những kĩ năng như: làm việc nhóm, quản lí thời gian, thuyết trình,. . . để bứt phá trong công việc. Cuối cùng, việc học những đạo đức và lối ứng xử trong cuộc sống chính là việc mà chúng ta cần học. Học những phép ứng xử văn minh để có được phép ứng xử, cách giao tiếp lôi cuốn, dễ mến. Tóm lại, việc học mang đến rất nhiều lợi ích cho con người và là việc làm mà con người bắt buộc phải làm trong đời.
Từ văn bản "Tôi đi học" em cảm thấy ciệc học tập có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người và sự phát triển của xã hội. Ý thức được điều đó nên đa số các bạn học sinh đều rất cần cù, chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức của mình,để mai sau tìm kiếm được một công việc tốt nuôi sống chính bản thân mình và gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn học sinh còn lơ là, chủ quan, lười biếng, xem thường việc học. Họ đến trường mà không ham thích, xem đó như một việc làm bắt buộc, ngồi trong lớp không tập trung nghe giảng mà uể oải nằm lên nằm xuống hay làm việc riêng,... Nếu tình trạng này kéo dài thì các bạn sẽ bị hổng kiến thức, kết quả học tập ngày càng kém, dần dần sinh ra chán nản, muốn bỏ học và sa vào các tệ nạn,... Trong tương lai, các bạn sẽ sống trong xã hội mà khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, với vốn kiến thức hạn hẹp của mình thì làm sao bạn có thể tìm được công việc tốt. Chính vì vậy, ngay từ lúc này, học sinh chúng ta cần phải phấn đấu học tập nghiêm túc, nghiêm khắc rèn luyện mình để mai sau thành công trong cuộc sống.
Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường...
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường.
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
Trong cuộc đời mỗi con người, ước mơ là một điều mà ai cũng có.Vậy ước mơ là gì?? Ước mơ là những điều tốt đẹp mà mỗi người chúng ta khát vọng, mong muốn đạt được.Ước mơ cũng có thể là những điều hình tượng hoặc trừu tượng, từ những điều giản đơn như mong muốn gia đình hạnh phúc, nghề nghiệp ổn đinh, đến những điều phức tạp hơn như làm giàu…; từ những việc có thể thực hiện đến những việc bất khả thi… Ước mơ đối với mỗi con người sẽ khác nhau tùy vào nhận thấy của mỗi người, hoàn cảnh hay môi trường xung quah họ. Ước mơ sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều động lực, nhiều năng lượng hơn để làm những công việc đó, thỏa mãn trí tưởng tưởng, hoài bão, đam mê của họ. Nếu họ thành công, niềm mơ ước đó sẽ được vui sướng nhân đôi lên rất nhiều, nếu ko thành thì đó có thể là kỉ niệm đẹp của họ. Tuy nhiên, thực hiện ước mơ ko phải dễ. Đôi lúc, những gian truân, rào cản sẽ ngăn cản ta đến ước mơ đó. Vì vậy, HÃY THỰC HIỆN NÓ ĐI! Hãy thực hiện nó bằng mọi cách, kiên trì và bền bỉ thì ” có công mài sắt có ngày nên kim”. Hãy làm những điều gì bạn muốn, hãy cố gắng sống là cuộc sống của chính mình, tự tin, năng lượng tràn trề với những ước mơ khát vọng cháy bỏng. Nói tóm lại, mỗi chúng ta cần có ước mơ va hãy thực hiện ước mơ đó để cuộc đời chúng ta sống thật tươi đẹp và sống không hoài phí.
Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.
Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã. Những nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con người. Trước hết ta cần hiểu “ý chí nghị lực” là gì ? Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công. Biểu hiện của ý chí nghị lực đó là những tấm gương dám sống, dám thành công như chàng trai không tay , không chân Nick Vujicic, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai Nguyễn Sơn Lâm. Ý chí nghị lực có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ , dám làm, dám sống. Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!
Có câu nói như thế này: "Người nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ." Thực vậy, cuộc sống sẽ thật nhạt nhẽo và nghèo biết chừng nào nếu như sống mà chẳng có khát vọng, hoài bão, ước mơ. Vậy ý nghĩa của ước mơ là gì?. Ấy là tượng trưng cho động lực cố gắng, phấn đấu của mọi người để đạt điều mình muốn. Còn với tuổi học trò, ước mơ sẽ giúp cho ta trở thành một con người tài năng ngày càng trưởng thành. Chẳng hạn như khi gặp phải những trở ngại, thử thách, nếu không có ước mơ, ta sẽ dễ dàng bị mất động lực, hy vọng và cảm thấy thất bại. Nhưng khi có ước mơ, ta sẽ có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách và trở thành người mạnh mẽ hơn. Chúng ta mới buộc mình phải hành động để thực hiện ước mơ đó mà để hành động bao giờ ta cũng phải học thật tốt, rèn luyện bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, khi ấp ủ ước mơ trong lòng ta còn có thể kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống rồi định hướng cho tương lai của mình. Hãy để bản thân được tự do mơ mộng, làm điều mà mình mong muốn rồi bắt tay vào thực hiện nó dù thời gian có là bao lâu đi nữa. Mặt khác để đạt được ước mơ, cần phải kiên trì và không bỏ cuộc dù gặp phải những khó khăn, thử thách. Chỉ khi có đủ sự nỗ lực và kiên trì, chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực. Như một hạt giống mong ngày được nảy mầm, nó luôn cố gắng bén rễ sâu vào đất lấy chất dinh dưỡng; như một con người của nghệ thuật, họ luôn cố gắng làm sao cho bài thơ bài hát của mình thật du dương thật hấp dẫn. Ước mơ gắn với cuộc đời, vì vậy hãy sống hết mình với ước mơ của chính chúng ta. Khép lại, không chỉ với tuổi học trò mà ước mơ luôn có ý nghĩa quan trọng với bất kì ai.
☕T.Lam
Nhà bác học Lênin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi", qua câu nói của ông, chúng ta đã ngầm hiểu được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết giữa việc học tập với cuộc sống của con người. Hay trong câu thành ngữ "Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người", chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng của việc học. Coi trọng việc học chính là coi trọng cuộc sống của chúng ta.
Trước hết, chúng ta cần hiểu "việc học" ở đây cụ thể là "công việc" như thế nào. "Việc học" hay chính là "học tập", "học hành" hay "học hỏi", nói chung đây là một quá trình tiếp thu, thu nhập, bổ sung và trau dồi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị và nhận thức mới mẻ. Có thể nói, đây là một khả năng bẩm sinh, vốn có thuộc sở hữu của không chỉ riêng loài người, liên quan đến nhiều những thông tin khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích học tập của mỗi người. Học tập được coi là một quá trình, quá trình này có thể bài bản hoặc đơn sơ và không bắt buộc, bởi việc học tập là một phần của giáo dục và phát triển cá nhân. Tuy nhiên ngày nay, việc học tập đối với mỗi con người và mỗi xã hội đã tiến tới bắt buộc, bởi con người và xã hội nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Lịch sử nhân loại trải qua hàng nghìn năm đã để lại và lưu truyền cho các thế hệ sau, để có thể tiếp tục tiếp thu và lưu truyền tinh hoa trí tuệ đó chúng ta phải đi theo con đường học tập. Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được học, đó là học ăn, học nói, học đi... lớn hơn chúng ta học thêm các kiến thức khoa học - nhân văn - xã hội, học về các mối quan hệ xã hội. Ở Việt Nam, người học sinh trải qua 12 năm học phổ thông, 3 - 6 năm trung cấp, cao đẳng và đại học rồi học các học vị thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư... Nhìn chung dù học ở cấp độ nào cũng có tầm quan trọng nhất định. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao, ngày càng cải tiến hiện đại và không bị lạc hậu và thời đại. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa với những tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật, sức mạnh của con người chính là tri thức, mà tri thức chỉ có thể có được bằng cách học tập không ngừng nghỉ. Tri thức là tiền đề quan trọng nhất để sống trong kỉ nguyên số, có tri thức giống như người đi trong đêm tối mà có đèn soi sáng. Quá trình học không chỉ mang lại cho con người tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm mà còn rèn giũa nhân cách, phẩm chất đạo đức con người. Học để biết được điều hay lẽ phải, học để biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong các mối quan hệ xã hội, và học để có thể thấu hiểu cái lý - cái tình, những quy luật trong xã hội. Một xã hội có học tập là một xã hội văn minh, tiên tiến, có nền tảng và có động lực để phát triển.
Giả định như con người không học tập, thứ nhất là sẽ không thể tiếp thu và lưu truyền được những tinh hoa tri thức của nhân loại hàng ngàn năm, con người sẽ mãi sống trong thời tiền sử, không phát triển và không có xã hội loài người như bây giờ. Con người không học tập sẽ trở thành người lạc hậu, tách biệt với xã hội và không thể đóng góp cho xã hội. Giống như tình trạng một số công ty, xí nghiệp ở nước ta đòi hỏi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đối với các công nhân. Đòi hỏi ấy là thiết thực và phù hợp với yêu cầu công việc, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vẫn biết việc học là quan trọng nhưng vẫn có những thành phần chưa nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều em học sinh bỏ học, chán học và không muốn đi học, chỉ thích đi chơi, giao du với các đối tượng xấu đi vào con đường tệ nạn. Những kẻ đó không chỉ không có tri thức mà còn mất đi nhân cách trở thành gánh nặng cho gia đình và nguy hại cho xã hội. Tri thức là vô tận, việc học không bao giờ là muộn và không bao giờ thừa, chỉ sợ chúng ta không muốn học mà thôi. Bản thân những người học sinh chúng ta phải cố gắng và nỗ lực học tập hơn nữa, không chỉ tiếp thu kiến thức trên ghế nhà trường mà cả ở ngoài xã hội, cố gắng hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội, đừng để lãng phí những cơ hội được học tập bởi rồi khi chúng ta có hối hận cũng không còn kịp nữa.
Như vậy, có thể khẳng định rất rõ ràng rằng việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người, nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội. Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày cao của đất nước, xã hội trong những giai đoạn mới.
ĐC CHƯA
Trong cuộc sống, học tập chính là việc làm quan trọng không thể thiếu và chính là động lực để cho con người phát triển bản thân và bắt kịp xu thế xã hội. Thật vậy, việc học mang đến nhiều lợi ích cho con người vì chúng ta học thêm thứ gì thì chúng ta lại càng vững vàng hơn trong cuộc sống của chính bản thân mình. Đầu tiên, việc học thêm tri thức sẽ trang bị cho chúng ta những kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Ngoài việc học trên trường, con người có thể học ở nhiều nguồn. Học ở sách vở, học ở bạn bè, học từ internet,. . . Những kiến thức ấy áp dụng được vào đời sống hàng ngày sẽ trở thành vốn tri thức của chính chúng ta, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay thì việc tiếp cận với tri thức tiến bộ của nhân loại lại càng cần thiết hơn nữa. Thứ hai, việc học những kỹ năng làm việc chính là yếu tố then chốt giúp chúng ta trở thành những người thành công và công dân toàn cầu trong tương lai. Thành công của một người chỉ dựa vào 25% là kiến thức chuyên môn, còn lại là kỹ năng mềm. Ngày nay, chúng ta cần những kĩ năng như: làm việc nhóm, quản lí thời gian, thuyết trình,. . . để bứt phá trong công việc. Cuối cùng, việc học những đạo đức và lối ứng xử trong cuộc sống chính là việc mà chúng ta cần học. Học những phép ứng xử văn minh để có được phép ứng xử, cách giao tiếp lôi cuốn, dễ mến. Tóm lại, việc học mang đến rất nhiều lợi ích cho con người và là việc làm mà con người bắt buộc phải làm trong đời.