Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồ Chí Minh là một người rất mực yêu thiên nhiên, khao khát hòa hợp với thiên nhiên, thích nếp sống thanh nhã. Người thích trăng, yêu hoa, thích nghe tiếng chim hót, suôi chảy. Ngắm trăng là một bài thơ như thế. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đầy băn khoăn. Câu Trong tù không rượu củng không hoa không phải nhằm để nói về hoàn cảnh trong tù thiếu thốn, gian khổ mà là nói về cái cảm giác thiếu thốn rượu hoa, của người tù. Bởi đây là người tù đặc biệt, một nhà thơ, một tâm hồn thanh cao, muôn được hưởng thụ xứng đáng một đêm trăng đẹp. Chỉ riêng niềm băn khoăn ấy cũng đã rất thơ mộng. Hoàn cảnh tù ngục không làm người ta mất đi những ý nghĩa thơ mộng cũng như khát vọng được sống một cách cao đẹp. Người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Và lạ chưa, dường như cũng muốn đến với con người, cảm động vì tình người và nhận ra đó là một nhà thơ. Trăng cũng chí tình, nhòm từ khe cửa để ngắm nhà thơ. Câu thơ như ý nói: vầng trăng sáng đã nhận ra cốt cách thi nhân của người tù, mà phong tặng danh hiệu nhà thơ cho người. Bài thơ là sự tự khẳng định cốt cách thi nhân, thanh cao của con người trong hoàn cảnh đen tối.
Bài viết : http://loptruong.com/cam-nhan-cua-em-ve-bac-ho-qua-bai-tho-ngam-trang-36-1766.htmlHồ Chí Minh là một người rất mực yêu thiên nhiên, khao khát hòa hợp với thiên nhiên, thích nếp sống thanh nhã. Người thích trăng, yêu hoa, thích nghe tiếng chim hót, suôi chảy. Ngắm trăng là một bài thơ như thế. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đầy băn khoăn. Câu Trong tù không rượu củng không hoa không phải nhằm để nói về hoàn cảnh trong tù thiếu thốn, gian khổ mà là nói về cái cảm giác thiếu thốn rượu hoa, của người tù. Bởi đây là người tù đặc biệt, một nhà thơ, một tâm hồn thanh cao, muôn được hưởng thụ xứng đáng một đêm trăng đẹp. Chỉ riêng niềm băn khoăn ấy cũng đã rất thơ mộng. Hoàn cảnh tù ngục không làm người ta mất đi những ý nghĩa thơ mộng cũng như khát vọng được sống một cách cao đẹp. Người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Và lạ chưa, dường như cũng muốn đến với con người, cảm động vì tình người và nhận ra đó là một nhà thơ. Trăng cũng chí tình, nhòm từ khe cửa để ngắm nhà thơ. Câu thơ như ý nói: vầng trăng sáng đã nhận ra cốt cách thi nhân của người tù, mà phong tặng danh hiệu nhà thơ cho người. Bài thơ là sự tự khẳng định cốt cách thi nhân, thanh cao của con người trong hoàn cảnh đen tối.
Bài thơ rút trong "Nhật ký trong tù"; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.
"Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"
Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật "Trong tù không rượu cúng không hoa" thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?
Nhưng cũng chính vào những phút giây căng thẳng như thế, Hồ Chí Minh lại cũng tìm được cách để giành lấy một sự thư thái, nó là trạng thái cân bằng không thiếu được, nói như cách nói tâm lý học: ông đã tự phân thân để có một cuộc sống thứ hai - nghĩa là từ trong tâm thức, ông đã mang sẵn cốt cách một thi nhân. Và ở đây ta đang nói đến những ngày tù ngục trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc, cuộc sống thứ hai trong khung cảnh tù đày của Hồ Chí Minh là cuộc sống bên trong, cuộc sống hướng nội. Hướng nội - trong cách nhìn sự vật, trong cách độc thoại với chính mình, và hướng nội cả trong cách "vượt ngục" bằng "ý tại ngôn ngoại" của những vần thơ tù.
Ở đây sự "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ, sự phấn đấu trở nên hài hòa, hồn nhiên, thư thái: "Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". "Trong tù không rượu cũng không hoa" là việc cố nhiên. Nhưng "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" không phải việc cố nhiên nữa. Chúng ta sống trong cõi đời tự do mà còn chẳng để ý đến sự tròn khuyết của vầng trăng ngay trên đầu, nói chi đến một người tù. Câu thứ hai đã là một tâm hồn thi nhân - hiền triết trong sáng và tinh tế. Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí: "làm thế nào bây giờ" quả là một tâm hồn thơ mộng. Cái thơ mộng này sóng đôi với cái thực tế trên tạo nên một thi vị rất "uá mua" của Hồ Chí Minh. ông yêu rất nghệ sĩ vầng trăng trên đầu, nhưng ông cũng không quên rất cụ thể cái cùm sắt dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh lãng mạn của trí tưởng. Ba yếu tố rượu, hoa, trăng thì thiếu mất hai rồi. Nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn dọn một bữa tiệc thưởng nguyệt độc đáo:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.
Bác đã quên đi trong phút chốc cái hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã chố lao tù để thảnh thơi mà "thưởng nguyệt" như cái thú thanh cao của thi sĩ muôn đời. Vẻ đẹp thiên nhiên ở đây giản dị mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và trở thành tri âm, tri kỉ của người tù.
Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở.Dù trong hoàn cảnh ngục tù đau khổ thiều thốn nhưng Bác vẫn tự tạo cho mình 1 tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp.
Đất nước ta có những ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi – một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích của rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết “đốt nương làm rẫy” khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiệm lợi về mình. Ôi ! những cánh rừng thân yêu sẽ dần dần biến mất chăng? Lá phổi xanh của Trái Đất sẽ bị tàn phá chăng? Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được
Câu 1 :
Ôi! Tình bạn! 1 tiếng thân thương khe khẽ nhưng ấm áp làm sao.Tình bạn là gì vậy nhỉ? Đơn giản mà, tình bạn là một tình cảm thân thương của bạn bè với nhau.Điều này không có nghĩa là thứ tình cảm ấy phải bộc phát hết ra ngoài mới được coi là Tình Bạn.Điều đó có thể thể hiện khá rõ ràng qua từng cử chỉ,hành động: Giúp đỡ nhau học tập, bênh vực cho nhau, cùng nhau trò chuyện hay ôn bài. Tình bạn dường như thể hiện rõ nhất ở chốn học đường. Tình bạn có 1 vai trò có thể nói là khá to lớn trong việc gây dựng những cử chỉ đẹp, những bài học hay và hành động tốt do học hỏi từ chính bạn bè của mình.Tình bạn giúp ta vượt qua khó khăn,vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, cảm động muốn khóc và gục đầu vào đứa bạn thân mà sụt sùi.Bạn bè còn là chỗ để ta trút bầu tâm sự khó nói nữa. Tình bạn có vai trò quả thật lớn lao...Vậy nên, ai có tình bạn tốt.tình bạn đẹp thì hẫy cố gắng giữ lấy, đừng để như 1 câu nói :
Có không giữ
Mất đừng tìm
Trợ Từ: " chính ": dùng để nhấn mạnh
Nhân dịp lần sinh nhật thứ 12 của em, mẹ đã tặng cho em 1 con búp bê rất đẹp.Nó được mặc bộ váy màu hồng, làm bằng vải xa-tanh; đầu có mái tóc vàng óng và đội chiếc mũ miện đính kim cương; dưới chân đi đôi giày màu xanh nhạt, trong suốt như pha lê. Nó như là một nàng công chúa kiều diễm. Hễ em đi đâu thì em đều mang búp bê đi theo đó, búp bê và em cứ như đôi bạn thân. Em rất yêu quý con búp bê này, em hứa sẽ bảo quản nó thật kĩ để nó sẽ mãi tốt như bây giờ.
QHT:của, như, hễ...thì, bằng,...
Trong doi ai cung co 1 tinh ban dep,rieng toi cung vay .Tinh ban cua chung toi rat sau nang va tham thiet.@};-
Nguoi do luon chia se voi toi nhung luc vui hay buon.Do la "Hien".Hien la ban cua toi tu khi con hoc lop 1.Tuy do la mot thoi gian kha dai nhung tinh ban cua chung toi van khong bao gio nhat nhoa.Co nguoi noi rang:"Tinh ban chi la su loi dung lan nhau ",rieng toi thi toi khong nghi nhu vay . Tinh ban co khi ta hieu va tin tuong lan nhau .Khi co mot su hieu lam nao do ma cai va lan nhau thi do khong duoc xem la tinh ban.Tinh ban khong an duoc hay mua duoc ma co khi ta biet quy trong no thi no se dan dan se ben vung va nong nan hon
Nhà tôi có 1 lọ hoa rất đẹp. Lọ hoa ấy là do bố tôi tặng mẹ nhân ngày 8/3. Hôm đó, tôi ở nhà 1 mk, buồn quá tôi liền đem nó ra xem và định ngắt hoa trong vườn để cắm vào đó. Phải công nhận là lọ hoa đẹp thật! Nó được làm bằng sứ màu cẩm thạch. Trên thân lọ có những hoa văn được in nổi. Loay hoay thế nào, tôi trượt tay đánh rơi xuống nền nhà. Choang! 1 tiếng động rất lớn. Thế là lọ hoa vỡ tan tành. Tôi luống cuống ko biết phải làm gì bây giờ. Giá mà tôi cẩn thận hơn thì đâu xảy ra cơ sự này. Tôi cảm thấy lo sợ, ko biết tôi sẽ giải thích như thế nào để mẹ hiểu đây? Và liệu mẹ có tha thứ cho tôi ko nhỉ? Lúc đó hàng ngàn câu hỏi hiện lên đầu tôi thì lúc đó mẹ về. Thấy những mảnh vỡ trên sàn nhà nhưng mẹ vẫn ko nói gì? Mẹ gọi tôi lại và bảo tôi ko cần giải thích gì hết. Sau đó 2 mẹ con cùng nhau thu dọn. Chuyện là như vậy đấy. Sau lần đó tôi đã rút ra được bài học là lần sau phải cẩn thận hơn trong mọi việc
Viết đoạn văn ngắn: chẳng may em đánh vỡ lọ hoa đẹp (tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm):
Bài làm:
Hôm đó tôi đi học về sớm hơn mọi khi, vừa về tới nhà tôi đã thấy có ai đó gửi một cái bình hoa rất đẹp cho bố. Tôi nghĩ chắc sáng ai đó đã tặng bố nhưng bố chưa có thời gian để đặt lên tủ. Tôi nhanh chóng để cặp xuống và bê lọ hoa lên tủ. Tôi phải công nhận là lọ hoa này rất đẹp và nhìn trông rất bắt mắt với những đường hoa văn in nổi. Lúc để bình hoa lên tủ, tôi loay hoay thế nào, trượt chân ngã làm bình hoa rơi xuống vỡ tan. Tôi lo sợ không biết là phải giải thích làm sao? Lúc đó hàng ngàn câu hỏi hiện ra trong đầu tôi thì đúng lúc bố cũng vừa đi làm về tới nhà, tôi nhanh chóng dọn dẹp các mảnh vỡ của bình lại và chạy ra chào bố. Vừa nhìn thấy tôi bố đã hỏi ngay:"Con ơi! Con vào bê bình hoa mà sáng nay chú Trung cho bố ra đây đi!" Thấy bố nói vậy, như một phản xạ, hai hàng nước mắt tôi tuôn rơi, tôi nói trong nước mắt:"Bố ơi! Bố cho con xin lỗi bố vì con đã làm vỡ lọ hoa của bố!" Tôi cứ nghĩ rằng bố sẽ rất tức và mắng cho tôi một trận nhưng không, bố mỉm cười và xoa đầu tôi nói:"Con gái à! Bố không mắng con đâu vì con có lỗi mà biết nhận lỗi là bố vui rồi! Nhưng con là con gái thì lần sau con phải nhớ cẩn thận nhé!" Tôi ôm chầm lấy bố, khóc nức nở nói:"Bố ơi, con cảm ơn bố nhiều! Con hứa từ nay sẽ cẩn thân hơn ạ!" Sau lần đó, tôi đã rút ra bài hok là phải cẩn thân hơn từ lời nói cho đến hành động của bản thân.
Hình ảnh Giôn-xi đang nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá được cụ Bơ Men vẽ Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình, thơ mộng trong đêm trăng khuya. Ngay vừa " đặt chân" vào bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không hoang vu, tĩnh lặng. Bởi phép so sánh ấy đã làm cho tiếng suối thêm một màu tươi mới. Lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng là cách mà tác giả sử dụng cho bài thơ của mình thêm phần gần gũi, thân mật. "Bước vào" câu thứ hai hình ảnh vầng trăng tươi sáng gợi lên một bầu khí diễm lệ đến khó tả, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt điệu, bắt tai. Bài thơ tuy chỉ có hai màu đen trắng nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc lung linh bởi cái gọi là thiên nhiên trong tác giả đã giúp ông tô màu lên bức vẽ khiến nó trở nên thêm phần sinh động. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Chỉ với hai câu thơ, nhưng đã phần nào gợi ta hết cái mong muốn hòa mình vào thiên nhiên, chìm đắm trong vẻ đẹp tươi sáng một màu xanh thơ mộng của một tâm hồn cao đẹp - vị lãnh tụ thời xương máu Hồ Chí Minh.
dựa vào bài thơ viết 1 đoạn văn ngắn kể lại chuyện ông đồ
help me !!!
mk đag cần gấp tuần sau hk rùi
Tháng Chạp rét lạnh và thỉnh thoảng lại rơi rắc mưa phùn. Người tấp nập đi sắm sửa Tết. Đầu phốHàng Bồ, mấy chú khách và mấy người đàn bà đã dựng những cửa hàng pháo và hương để cung phụng cho sự tế tự và chơi đùa ngày Tết. Tôi thong thả đi chơi, tò mò xem những ông đồ viết câu đối làm việc trên hè xi măng.
Họ độ vài chục người trong cả dãy phố. Có một ông năm ngoái tôi đã gặp, biết mặt nhưng chưa quen. Giấy đỏ rải song song từng đám, thường lạm vào chỗ khách qua lại. Những hình chữ nhật rải giấy hồng điều bay phất phơ trên sợi dây gai buộc vào cánh gỗ dóng của những nhà không mở hàng. Tôi dừng bước trước một ông cụ chữ tốt nhất, trạc ngoài sáu mươi tuổi. Đôi bít tất trắng không nịt, trễ xuống đến cổ chân, ông ngồi xổm, khoác cái áo ba-đờ-xuy bằng da có vết chuột nhấm, không che quá đôi ông quần cháo lòng nhàu và cao. Một tấm phu-la nâu phủ chiếc khăn xếp thâm đã bạc, buộc nút dưới cằm. Ông mài mực lấy trong lon sành to bằng chiếc lọ nhỏ và sâu độ bốn năm phân. Thoi mực ngắn độ gang tay, to bằng thân cây nứa tép, ông đã mua ở hiệu khách phốHàng Đường, bên số lẻ. Một manh chiếu cũ, một ấm nước chè để trong một cái giỏ, giấu mình sau một chồng giấy câu đối đã viết rồi hoặc chưa viết.
Trên mặt chiếu có trải hai câu đối, chữ còn đọng mực chưa khô. Những hòn đá nhặt ở rãnh lên, dùng để chận những góc giấy lại. Ngườisành bảo ông viết bay bướm ngang với người Tàu. Khách đến hàng ông khá đông, khách tò mò lại đông hơn. Đôi kính bầu dục gọng sắt trễ xuống trên mũi ông, lóng lánh sáng trên bộ mặt xương xương, nhăn nheo và đen sạm, như một hình ảnh của phong trần. Ông ngồi xổm và cúi lưng xuống, một tay chặn giấy, một tay cầm bút đưa đi đưa lại, hơi xoắn ngọn bút lông trên nghiên, mềm mềm, dẻo dẻo trước khi dạo nó để đè những nét long phượng trên mặt giấy.
Mừng xuân, cảm khái, tự trào ... có người đưa câu đối sẵn để ông viết, có người nhờ ông cho chữ ... Dân quê còn ưa câu đốiđỏ, người tỉnh thành cũng không chê dán mấy lời chiêu tài lợi ở ngoài cửa hoặc vườn hoa.
Năm ấy, cụ đỡ lo thiếu tiền ăn Tết. Sáng ba mươi tháng Chạp, ông mua hương, nến, pháo, thủy tiên, lạp xưởng, xách lủng lẳng về quê.
^-^Chúc bạn học tốt!!!^-^
Tháng Chạp rét lạnh và thỉnh thoảng lại rơi rắc mưa phùn. Người tấp nập đi sắm sửa Tết. Đầu phốHàng Bồ, mấy chú khách và mấy người đàn bà đã dựng những cửa hàng pháo và hương để cung phụng cho sự tế tự và chơi đùa ngày Tết. Tôi thong thả đi chơi, tò mò xem những ông đồ viết câu đối làm việc trên hè xi măng.
Họ độ vài chục người trong cả dãy phố. Có một ông năm ngoái tôi đã gặp, biết mặt nhưng chưa quen. Giấy đỏ rải song song từng đám, thường lạm vào chỗ khách qua lại. Những hình chữ nhật rải giấy hồng điều bay phất phơ trên sợi dây gai buộc vào cánh gỗ dóng của những nhà không mở hàng. Tôi dừng bước trước một ông cụ chữ tốt nhất, trạc ngoài sáu mươi tuổi. Đôi bít tất trắng không nịt, trễ xuống đến cổ chân, ông ngồi xổm, khoác cái áo ba-đờ-xuy bằng da có vết chuột nhấm, không che quá đôi ông quần cháo lòng nhàu và cao. Một tấm phu-la nâu phủ chiếc khăn xếp thâm đã bạc, buộc nút dưới cằm. Ông mài mực lấy trong lon sành to bằng chiếc lọ nhỏ và sâu độ bốn năm phân. Thoi mực ngắn độ gang tay, to bằng thân cây nứa tép, ông đã mua ở hiệu khách phốHàng Đường, bên số lẻ. Một manh chiếu cũ, một ấm nước chè để trong một cái giỏ, giấu mình sau một chồng giấy câu đối đã viết rồi hoặc chưa viết.
Trên mặt chiếu có trải hai câu đối, chữ còn đọng mực chưa khô. Những hòn đá nhặt ở rãnh lên, dùng để chận những góc giấy lại. Ngườisành bảo ông viết bay bướm ngang với người Tàu. Khách đến hàng ông khá đông, khách tò mò lại đông hơn. Đôi kính bầu dục gọng sắt trễ xuống trên mũi ông, lóng lánh sáng trên bộ mặt xương xương, nhăn nheo và đen sạm, như một hình ảnh của phong trần. Ông ngồi xổm và cúi lưng xuống, một tay chặn giấy, một tay cầm bút đưa đi đưa lại, hơi xoắn ngọn bút lông trên nghiên, mềm mềm, dẻo dẻo trước khi dạo nó để đè những nét long phượng trên mặt giấy.
Mừng xuân, cảm khái, tự trào ... có người đưa câu đối sẵn để ông viết, có người nhờ ông cho chữ ... Dân quê còn ưa câu đốiđỏ, người tỉnh thành cũng không chê dán mấy lời chiêu tài lợi ở ngoài cửa hoặc vườn hoa.
Năm ấy, cụ đỡ lo thiếu tiền ăn Tết. Sáng ba mươi tháng Chạp, ông mua hương, nến, pháo, thủy tiên, lạp xưởng, xách lủng lẳng về quê.
Sông, đại dương, kênh rạch, ao hồ như cười trong đêm trăng lộng lẫy. Cây cối và dây leo bỗng thật lấp lánh. Các tín đồ long lanh trong vườn như ngọc. Chim ra khỏi tổ và bay về. Những con thú ra khỏi ổ của chúng chạy tới chạy lui. Mọi người ở mọi lứa tuổi vui đùa trong đêm trăng. Họ bay trong mộng hơn tiếng đồng hồ để nói chuyện phiếm và kể chuyện. Nó có một sức mạnh kỳ diệu đưa chúng ta đến một vùng đất của cổ tích và trí tưởng tượng. Nó khơi dậy cho các thi sĩ mọi thứ tiếng cất cao tiếng hát trong đêm trăng. Nó làm mất đi sự buồn tẻ của một đêm và làm trái tim chúng ta hồi hộp. Đó là một niềm vui và nguồn giải trí tuyệt vời của mọi người.
Tham khảo :
Cứ mỗi năm, vào ngày Trung thu, bố mẹ lại chở em về quê để cùng ông bà đón ngày trăng rằm. Đối với em, đây là 1 trog những trải nghiệm tuyệt vời, thú vị nhất mà e từng đc trải nghiệm. Tối hôm đó, e cùng ông bà trải chiếu ra giữa sân để thưởng thức cảnh đẹp đêm trăng. Mặt trăng từ từ nhô lên rồi lên đến đỉnh đầu. Đầu ngõ, một vài anh đom đóm lập lòe đi dạo. Nằm trên sân nhà ông bà ngắm trăng , nhiều lúc em tưởng tượng bầu trời cao rộng kia là sân khấu còn những đám mây trắng bồng bềnh thì giống như một tấm áo choàng lộng lẫy, mềm mại để tô điểm cho vẻ đẹp của nàng trăng . Lúc ấy, Trăng tròn vành vạnh như 1 chiếc mâm bạc, lửng lơ treo giữa trời. Làm cho ko gian làng quê bừng sáng trong biển trăng vàng. Em ngắm trăng mãi mà ko biết chán. Sau khi cùng ông bà, bố mẹ ngắm trăng đến tận khuya, đã thưởng thức hết món bánh Trung thu bà làm thì gia đình e cùng nhau trở về nhà. Cứ như vậy, năm nào cũng thế, bố mẹ đều trở e về quê thăm ông bà và ngắm trăng. Dù cuộc sống có bận rộn, bộn bề ngổn ngang công việc đến đâu chỉ cần về quê là ta đc cảm giác thư giãn, thoải mái, ấm áp, gần gũi bên ng thân. Em sẽ nhớ mãi kỉ niệm này!