Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án
- Hình thức:
+ Viết đoạn văn với số lượng 15 câu.
+ Sử dụng từ ngữ có lựa chọn, chính xác bố cục mạch lạc chặt chẽ, chữ viết rõ ràng sạch đẹp.
- Nội dung: Trình bày được các ý sau.
+ Chị Dậu là người phụ nữ chịu thương chịu khó.
+ Chị là người phụ nữ yêu thương chồng con, có sức mạnh phản kháng.
+ Chị là phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam.
Bài làm tham khảo
Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.
Giai đoạn 1930 – 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán nổi lên, là một nhà văn tiêu biểu trong thời điểm bấy giờ, Nam Cao cũng không nằm ngoài guồng quay của trào lưu đó. Ông cho ra đời tác phẩm “Tắt đèn” như muốn gửi gắm tới người đọc “bộ mặt thật” của xã hội lúc này. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chị Dậu – một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều, thế nhưng, đằng sau sự nhẫn nhịn chịu đựng của người phụ nữ mỏng manh đó chính là tinh thần phản kháng vô cùng mạnh mẽ. Một trong những đoạn trích thể hiện rõ tinh thần ấy là “Tức nước vỡ bờ”.
Đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.
Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bí trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới.
“Con giun xéo lắm cũng quằn”, ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ, thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Cho tới khi chị thấy tên cai lệ định lôi anh Dậu đi thì lúc này sự tức giận trong con người chị mới trào dâng lên tới đỉnh điểm. Chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa. Chị “găng” lên với giọng điệu đanh thép: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi.
Nam Cao đã rất tài tình khi lồng ghép những biến chuyển tâm lý vào trong một nhân vật chỉ trong một đoạn ngắn. Đó không chỉ là những biến chuyển bình thường mà còn là sự hỗn đoạn nội tâm của một người phụ nữ phải trải qua quá nhiều biến cố. Tiếc rằng ý thức đấu tranh đó chỉ đến bột phát chứ không có sự định hướng nào cả, thế nên nó sớm lụi tàn như chính cuộc đời chị phải vùng chạy và lao vào màn đêm đen tối.
Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn”. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.
k mk nhaaa
Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.
Tham khảo:
Một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong tiến trình văn học Việt Nam đó chính là nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã bán chó; vì quá ăn năn hối hận nên lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương. Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì. Nhân vật lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung là một đề tài quen thuộc đã và đang là chủ đề được khai thác nhận được sự quan tâm đặc biệt từ bạn đọc. Nhiều năm qua đi nhưng lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Tham khảo:
Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.
Em tham khảo:
Cách ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng biểu đạt và sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người được hình thành. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những lễ nghi, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, không tạo nên những hành động thô lỗ, phản cảm. Nhờ vậy, họ dễ dàng nhận được yêu quý và tôn trọng, khiến người đối diện hài lòng, từ đó có thể có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, thậm chí là thô thiển, đáng chê trách. Chẳng hạn, trong đám tang nghệ sĩ Minh Thuận, rất nhiều người đã gọi tên, xin chữ kí, đòi chụp ảnh với những người nổi tiếng tham dự, gây mất trật tự an ninh cũng như thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã khuất. Cha ông ta đã dậy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công viêc và trong cuộc sống.
Đất nước ta có những ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi – một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích của rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết “đốt nương làm rẫy” khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiệm lợi về mình. Ôi ! những cánh rừng thân yêu sẽ dần dần biến mất chăng? Lá phổi xanh của Trái Đất sẽ bị tàn phá chăng? Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được
Câu 1 :
Ôi! Tình bạn! 1 tiếng thân thương khe khẽ nhưng ấm áp làm sao.Tình bạn là gì vậy nhỉ? Đơn giản mà, tình bạn là một tình cảm thân thương của bạn bè với nhau.Điều này không có nghĩa là thứ tình cảm ấy phải bộc phát hết ra ngoài mới được coi là Tình Bạn.Điều đó có thể thể hiện khá rõ ràng qua từng cử chỉ,hành động: Giúp đỡ nhau học tập, bênh vực cho nhau, cùng nhau trò chuyện hay ôn bài. Tình bạn dường như thể hiện rõ nhất ở chốn học đường. Tình bạn có 1 vai trò có thể nói là khá to lớn trong việc gây dựng những cử chỉ đẹp, những bài học hay và hành động tốt do học hỏi từ chính bạn bè của mình.Tình bạn giúp ta vượt qua khó khăn,vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, cảm động muốn khóc và gục đầu vào đứa bạn thân mà sụt sùi.Bạn bè còn là chỗ để ta trút bầu tâm sự khó nói nữa. Tình bạn có vai trò quả thật lớn lao...Vậy nên, ai có tình bạn tốt.tình bạn đẹp thì hẫy cố gắng giữ lấy, đừng để như 1 câu nói :
Có không giữ
Mất đừng tìm
Trợ Từ: " chính ": dùng để nhấn mạnh
A. Mở bài:
Nói đến Nam Cao là phải nói đến Lão Hạc. Tác phẩm này được coi là một truyện ngắn hiện thực xuất sắc trong trào lưu hiện thực phê phán của thời kì 1930 – 1945. Truyện không những tố khổ người nông dân trước tai trời ách đất, trước xã hội suy tàn mà đáng chú ý hơn cả là đã nêu bật được hình ảnh một lão nông đáng kính với phẩm chất của một con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con, để lại trong lòng người đọc niềm xót xa, cảmm thông và mến phục.
B. Thân bài:
I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng.
1. Lão Hạc
*. Nỗi khổ về vật chất
Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và làm thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật. Nam Cao đã dũng cảm nhìn thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.
*. Nỗi khổ về tinh thần.
Đó là nỗi đau của người chồng mất vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc. Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng
Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó. Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Lão đã chọn cái chết thật dữ dội. Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hác đã không có lối thoát
2. Con trai lão Hạc
Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn khiến anh phẫn chí, bỏ làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển vông có bạc trăm mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.
Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân, truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói và những hủ tục phong kiến lạc hậu
II. Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân
1. Lòng nhân hậu
Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút: lão bắt rận, tắm, cho nó ăn bằng bát như nhà giàu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng. Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con.
Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão coi đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo mong được dịu bớt nỗi đau dằng xé trong tâm can.
Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại xám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước con chó yêu dấu.
2. Tình yêu thương sâu nặng
Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão. Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi giảng giải cho con hiểu dằn lòng tìm đám khác. Thương con lão càng đau đớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng: Sẽ mất con vĩnh viễn “Thẻ của nó .............chứ đâu có còn là con tôi ”. Những ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão. Trong câu chuyện với ông giáo , lão không quên nhắc tới đứa con trai của mình.
Lão sống vì con, chết cũng vì con : Bao nhiêu tiền bòn được lão đều dành dụm cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo cho tương lai của con.
Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã: Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết. Và lão đã quyên sinh không phải lão không quý mạng sống, mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao.
3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả.
Đối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng, cũng luôn giữ ý để khỏi bị coi thường. Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp đỡ của ông giáo, rồi ông cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác. Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma. Con người hiền hậu ấy, cũng là con người giàu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng.
III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời:
Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác .
C. Kết bài:
- Có thể nói Lão Hạc là điển hình về cuộc đời và số phận của người nông dân trong xã hội cũ. Lão là người nghèo khổ bị đẩy vào bước đường cùng, bị ức hiếp bị chà đạp vùi dập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bàn tay của XHPK. Hoàn cảnh của lão phải bán chó thâm chí phải tự kết liễu đời mình vì quá túng quẫn cơ cực. Dù trong hoàn cảnh nào lão vẫn ánh lên phẩm chất cao đẹp của người nông đân hiền lành lương thiện giàu tình yêu thương và giàu lòng tự trọng.
Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi anh Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng, bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước" còn chồng chị là kẻ cùng đinh có tội. Chị "run run" xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho", nhưng đến khi chính mình bị đánh, chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng.Sự phản kháng của chị thể hiện một sức mạnh to lớn đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị dám đứng lên để bảo vệ mạng sống cho chồng. Hình ảnh của chị tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống, luôn thương yêu và hi sinh tất cả vì gia đình dù điều đó có gây ra hiểm nguy cho chính bản thân.
Rất vui vì được trả lời câu hỏi cho bạn. Nhớ k cho mình nha!