Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Gia Lai”, bạn đã đến đó bao giờ chưa? Đó chính là quê hương của tôi đấy. Thức ăn, nhà ở chắc các bạn cũng biết nó độc đáo đến thế nào rồi. Nhưng đừng vì thế mà cắp sách đi về, hãy lên chuyến du hành của chúng tôi để đến với một chủ đề mới, các mùa trong năm của Gia Lai thân mến. Gia Lai thuộc nhiệt đới khí hậu gió mùa và có hai màu rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, tôi còn nhớ cảm giác mùa mưa ở Gia Lai lắm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% lượng mưa hàng năm. Mùa mưa ở chỗ chúng tôi dù tốt cho cây nhưng nhiều lúc, ông trời chẳng bết vì sao mà khóc nức nở khiến cho cơn mưa ngày càng nặng hạt và tạo thành một trận mưa lũ to nơi trần gian, khiến nhà cửa đổ nát. Cũng chính vì thế nên người dân Gia Lai chúng tôi khi xây nhà luôn luôn thiên về chất lượng, còn ở nơi bạn thì như thế nào? Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến tháng 4, trong thời gian này thời tiết khô và ít mưa. Mùa khô, có vẻ đây là một mùa tôi không thích lắm vì nắng chói chang, tôi chẳng muốn đi học nhưng không vì thế mà tôi bỏ học đâu nhá. Mùa khô ở Gia Lai đất càn cỗi, khiến cho thực vật héo mòn đi còn con người ủ rũ chẳng còn sức sống.
(vì là môn địa lý nên sẽ trình bày theo phong cách địa lý nhưng nếu là văn thì bài này chưa chắc được 1 điểm)
ước gì đc bn trả lời sớm hơn tại tui thi lun òi:( mà tui cũng cảm ơn bạn nhiều lắm nhe
Tham khảo
Thế giới không thể nào quên thảm họa kép kinh hoàng xảy ra lúc hơn 14 giờ ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản. Đúng 14h46 theo giờ đại phương, đại địa chấn Honshu độ lớn 9,1 khởi phát ngoài khơi hòn đảo Honshu ở phía Đông Bắc nước này, gây ra sóng thần cao đến 40 mét ập vào đất liền, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Theo thống kê chính thức, 15.899 người đã thiệt mạng với 2.572 người vẫn mất tích và được cho là đã chết. Trên 6.000 người bị thương. Nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ. Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm gần bờ biển, sóng thần tấn công đã làm hỏng hoàn toàn các hệ thống làm mát thanh nhiên liệu hạt nhân, gây ra thảm hoạ nghiêm trọng, khiến các vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ. Nhiều nơi 10 năm sau con người vẫn chưa thể sinh sống trở lại. Một thập kỷ trôi qua, người dân Nhật Bản chưa thể quên được ngày 11/3/2011 đen tối ấy. Dù nỗi đau chưa nguôi, chính phủ và nhân dân quốc gia Đông Á này vẫn nỗ lực vươn lên để xây dựng lại quê hương và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Tham khảo:
Thế giới không thể nào quên thảm họa kép kinh hoàng xảy ra lúc hơn 14 giờ ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản. Đúng 14h46 theo giờ đại phương, đại địa chấn Honshu độ lớn 9,1 khởi phát ngoài khơi hòn đảo Honshu ở phía Đông Bắc nước này, gây ra sóng thần cao đến 40 mét ập vào đất liền, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Theo thống kê chính thức, 15.899 người đã thiệt mạng với 2.572 người vẫn mất tích và được cho là đã chết. Trên 6.000 người bị thương. Nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ. Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm gần bờ biển, sóng thần tấn công đã làm hỏng hoàn toàn các hệ thống làm mát thanh nhiên liệu hạt nhân, gây ra thảm hoạ nghiêm trọng, khiến các vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ. Nhiều nơi 10 năm sau con người vẫn chưa thể sinh sống trở lại. Một thập kỷ trôi qua, người dân Nhật Bản chưa thể quên được ngày 11/3/2011 đen tối ấy. Dù nỗi đau chưa nguôi, chính phủ và nhân dân quốc gia Đông Á này vẫn nỗ lực vươn lên để xây dựng lại quê hương và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Xuân về tràn trề sức sống, hạ đến mang sắc màu rực rỡ và khi tiết thu bắt đầu chạm ngõ, ta nghe đâu đây trong cơn gió mơn man mát lành một không khí dịu êm và vô cùng lãn mạn. Trên miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc , lòng người cứ rạo rực lên một cảm giác bồi hồi, ngất ngây khó tả bởi những gam màu mộng mơ trong trẻo cứ thế nối tiếp nhau từ triền núi này qua nương đồi kia. Để trái tim người lữ hành khát khao được đặt chân lên mảnh đất cao nguyên, tay chạm vào khung trời mơ mộng và ngọt ngào đến mê mẩn.
tham khảo:
Sau một mùa Đông, từng tia nắng ấm áp của mùa Xuân đã theo tháng Giêng về cùng. Ngọn gió giao mùa cứ xôn xao như từng khúc hát gọi Xuân về. Ánh nắng của mùa này cũng vàng hơn. Những tia nắng ấm áp báo hiệu một mùa Xuân lại đang về. Bầu trời xanh cũng cao hơn cho những đàn chim én bay về.
Tham khảo
-Trong những năm gần đây con người đã tác động lên các tài nguyên thiên nhiên và trong số đó đã làm biến đổi về tài nguyên của đất. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển của khoa học công nghệ. Và trong quá trình khai thác và cải tạo tự nhiên, con người đã gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Con người đã tác động đến tài nguyên đất như : Sử dụng không gắn liền với cải tạo và bảo vệ đất. Khai thác gỗ, củi làm nguyên liệu, đốt rừng làm nương rẫy làm cho lớp đất bảo vệ bị xói mòn trôi rửa ảnh hưởng đến các thiên tai cũng như làm cho tài nguyên đất càng mất đi chất dinh dưỡng có sẵn. Ngoài những tác động đấy còn gây ra những hậu quả và hạn chế như : Diện tích đất canh tác bị thu hẹp mất hết chất dinh dưỡng để trồng các loại cây đạt chất lượng cao.Suy giảm đi nguồn tài nguyên đất.Vậy nên tài nguyên đất là tài nguyên vô cùng quý giá cần được mọi người sử dụng hợp lí và cải tạo.
Tham khảo:
Trong những năm gần đây con người đã tác động lên các tài nguyên thiên nhiên và trong số đó đã làm biến đổi về tài nguyên của đất. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển của khoa học công nghệ. Và trong quá trình khai thác và cải tạo tự nhiên, con người đã gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Con người đã tác động đến tài nguyên đất như : Sử dụng không gắn liền với cải tạo và bảo vệ đất. Khai thác gỗ, củi làm nguyên liệu, đốt rừng làm nương rẫy làm cho lớp đất bảo vệ bị xói mòn trôi rửa ảnh hưởng đến các thiên tai cũng như làm cho tài nguyên đất càng mất đi chất dinh dưỡng có sẵn. Ngoài những tác động đấy còn gây ra những hậu quả và hạn chế như : Diện tích đất canh tác bị thu hẹp mất hết chất dinh dưỡng để trồng các loại cây đạt chất lượng cao.Suy giảm đi nguồn tài nguyên đất.Vậy nên tài nguyên đất là tài nguyên vô cùng quý giá cần được mọi người sử dụng hợp lí và cải tạo.
Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, từ những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cho đến những cánh đồng lúa vàng óng trải dài tít tắp… Một trong số những cảnh đẹp đó không thể không nhắc đến vùng núi Sa Pa tuyệt đẹp. Và cảnh đẹp Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ngắm nhìn Sa Pa em cảm nhận thấy được ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng với đó là những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Khi đặt chân đến đây thì du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Ngắm nhìn quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu và đây thực sự là một địa điểm du lịch hút khách. Không chỉ thể khí hậu nơi đây còn rất trong lành và mát mẻ.
1. Kinh tuyến là một nửa vòng tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.
Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.
2. Bản đồ nào cũng có ghi tỉ lệ ở phía dưới hay ở góc bản đồ. Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.
Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:
- Tì lệ số : là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ : tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa.
- Tỉ lệ thuớc : tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tĩnh sẵn. mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ : mỗi đoạn 1 cm bằng 1 km hoặc bằng 10 km v.v...
Ti lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Ti lệ càng lớn thi mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
Câu 1:
- Vĩ tuyến là các vòng tròn trên quả địa cầu, vuông gốc với kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo
- Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên bề mặt quả địa cầu, từ cực Bắc đến cực Nam, có tất cả 181 vĩ tuyến
Câu 2:
- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách thực tế trên mặt đất
- Tỉ lệ số :là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
- Tỉ lệ thước :tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa
Câu 3:
- Kinh độ của 1 điểm là số độ tính từ kinh tuyến đi tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Toạ độ địa lí của 1 điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó.
- Khi viết toạ độ địa lí của một điểm, người ta thường viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới.
Câu 4:
Có 3 loại kí hiệu bản đồ
- Kí hiệu điểm:
Kí hiệu hình học
Kí hiệu chữ
Kí hiệu tượng hình
- Kí hiệu đường
- Kí hiệu diện tích
Các biểu hiện địa hình trên bản đồ:
-Bảng thang màu
-Đường đồng mức: là dường nối các điểm có cùng độ cao với nhau
- Có trị số cách đều nhau
- các dường đồng mức càng gần nhau thì độ dốc càng cao và ngược lại
Câu 5:
Trái Đất chuyển động theo theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Thời gian 1 ngày đêm theo quy ước là 24h
Câu 6:
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiên và không đổi hướng nên Trái đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đó dường phân chia sáng tối không trùng với trục của Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ...
- Các địa điểm trên dường xích đạo, quanh năm có ngày đêm dài ngắn như nhau.
Câu 7:
Trái Đất có 6 lục địa :
- Lục địa Á-Âu
- Lục đia Phi
- Lục địa Nam Cực
- Lục địa Bắc Mĩ
- Lục địa Nam Mĩ
- Lục địa Ô-xtray-li-a
Trái đất có 4 đại dương lớn:
- Thái Bình Dương
- Ấn Độ Dương
- Bắc Băng Dương
- Đại tây Dương
Chúc bạn học tốt, mệt quá