Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc sống hiện nay của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn , thử thách . Đặc biệt trong thời điểm hiện tại toàn nhân loại đang phải đố mặt với một căn bệnh khủng khiếp mang tên COVID - 19 ( NCOV hoặc CORONA ) . Căn bệnh quái ác này được sinh ra và lớn lên tại thành phố Vũ Hán ( Trung Quốc ) . Nó đã cướp đi hàng nghìn , hàng triệu sinh mạng của biết bao con người trên toàn thế giới , những con người vô tội . Vì vậy đảng và nhà nước ta đã phải lên kế hoạch phòng chống và ngăn ngừa con virus này với tựa đề " CHỐNG DỊCH NHƯ CHỐNG GIẶC " . Vì thế chúng ta cần phải tuân theo các quy định mà nhà nước , bộ y tế đề ra yêu cầu mọi người tuân thủ . Đây là trách nhiệm của mỗi cá nhân , tập thể và cả cộng đồng . Để bảo vệ lẫn nhau hãy luôn rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô mỗi khi đi ra ngoài , đi nơi công cộng nhớ đeo khẩu trang y tế , không đến nơi đông người , chỉ đi ra ngoài khi cần thiết . Tóm lại , hãy luôn chung tay để bảo vệ chính bản thân , gia đình và cả cộng đồng . Bảo vệ những con người vô tội kia đẩy lùi virus xấu xa kia ra khỏi cuộc sống của chúng ta .
Trách nhiệm của em là: ở nhà và chấm hết
người VN phạt BN số 17 cực nhẹ mỗi 1 đến 2 triệu
Trong số những tác phẩm văn học ,bài thơ "Tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình thương mến bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.
Từ đồng nghĩa ko hoàn toàn: In đậm nghiêng
Yêu nước không có nghĩa là "đánh đuổi mọi ngoại bang". Yêu một ai là luôn muốn điều tốt cho người đó, chứ không phải là khư khư giữ người ta (nhất là khi mình không có khả năng đem lại hạnh phúc cho họ). Bởi vậy nếu Pháp, Mĩ có xâm chiếm VN, biến VN thành 1 quận, bang của họ mà làm cho người dân ấm no thì cứ để con cháu ta theo họ thôi. Yêu nước cũng không nên bắt nguồn từ nguồn cội, ví dụ như người Đài Loan thế hệ mới hoàn toàn chẳng nên coi mình là người TQ làm gì, họ hoàn toàn có quyền tự hào mình là người Đài Loan, vì nhân dân Đài Loan đã đổ mồ hôi xây dựng đất nước của riêng họ. Người Việt trẻ thế hệ 2 ở nước ngoài cũng hoàn toàn có quyền coi mình không phải là người VN. Tóm lại, ta nên tránh những cái sáo rỗng quá lố. Con người tự do yêu nước nào cũng được, người Mông, Tây người Thượng muốn yêu nước riêng của họ cũng được, chỉ cần con người sống tử tế là có ích, thế là đủ rồi.
Khi cả gia đình tôi vừa dọn mâm cơm chiều ra thì lúc đó trăng cũng đã lên rồi. Lúc này, bầu trời cao vời vợi, những đám mây cứ trôi bồng bềnh. Kìa! Xa xa, phía chân trời vẫn ửng sáng. Màn đêm nhàn nhạt bao trùm khắp nơi. Vầng trăng đang từ từ nhô lên sau rặng tre đen của làng, tròn vành vạnh. Vầng trăng bây giờ đã lên cao, tỏa sáng khắp mọi nơi. Xa xa, phía đầu làng, là dòng sông hiền hòa, lóng lánh gợn sang lăn tăn. Dòng sóng sánh, vàng chói lọi như một đường trăng lung linh dát vàng. Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Vạn vật say sưa tắm ánh trăng trong. Các chú đom đóm thì chơi trò ú tim bay lượn khắp nơi, trốn ở trong các kẽ lá hay quanh lũy tre. Những vì sao đêm long lanh như những ngọn nến đang giúp sức tỏa ánh sáng cùng vầng trăng ấy. Cây cối dựa vào nhau dường như đang chìm vào giấc ngủ. Gió đồng thổi lồng lộng, thảm lúa cứ nhấp nhô, nhấp nhô tới tận mãi chân trời. Nhìn từ xa, tôi cảm thấy làng mình là một bức tranh quê thanh bình, tĩnh mịch. Đứng ở sân ngắm ánh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, tôi cảm thấy lòng mình lâng lâng sảng khoái .
Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh dậy, ông vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ dạy của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có hai loại bánh được làm theo lời mộng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ bèn hỏi, thì được Lang Liêu đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu.