Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Trong cuộc sống mỗi con người sẽ thật vô nghĩa và tẻ nhạt nếu con người không trao đi và nhận lại tình thương. Tình yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ tình cảm với những người xung quanh. Tình yêu thương xuất phát từ ngay những điều nhỏ nhặt nhất như ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ, hay việc yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị em. Còn rộng hơn nữa là ngoài xã hội con người quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn hơn mình. Tình yêu thương phải xuất phát từ chính tấm lòng của mỗi người. Nó giúp sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. Yêu thương là món quà duy nhất làm giàu cho người nhận nhưng không làm nghèo đi người đã sẻ chia nó. Nó còn giúp cho chúng ta xích lại gần nhau hơn. Tình yêu thương chính là thứ ánh sáng dueeuj kì soi rọi khắp nơ cho bạn khi bạn đang ngập tràn trong bóng tối. Tóm lại tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, Mỗi chúng ta nên biết trao đi yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Hãy để tình yêu thương giống như những cánh hoa bồ công anh, theo chiều gió lan tỏa yêu thương đến mọi người.
Tham khảo :
Trong cuộc sống mỗi con người sẽ thật vô nghĩa và tẻ nhạt nếu con người không trao đi và nhận lại tình thương. Tình yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ tình cảm với những người xung quanh. Tình yêu thương xuất phát từ ngay những điều nhỏ nhặt nhất như ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ, hay việc yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị em. Còn rộng hơn nữa là ngoài xã hội con người quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn hơn mình. Tình yêu thương phải xuất phát từ chính tấm lòng của mỗi người. Nó giúp sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. Yêu thương là món quà duy nhất làm giàu cho người nhận nhưng không làm nghèo đi người đã sẻ chia nó. Nó còn giúp cho chúng ta xích lại gần nhau hơn. Tình yêu thương chính là thứ ánh sáng diệu kì soi rọi khắp nơ cho bạn khi bạn đang ngập tràn trong bóng tối. Tóm lại tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, Mỗi chúng ta nên biết trao đi yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Hãy để tình yêu thương giống như những cánh hoa bồ công anh, theo chiều gió lan tỏa yêu thương đến mọi người.
''... Hãy sống như đồi núi
Vươn tới những tầm cao...''
Đó là những ca từ sâu lắng ,ý nghĩa của bài hát '' Khát vọng '' của Phạm Minh Tuấn .Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp .Hãy sống thật với lòng mình! Lời nhắn nhủ mọi người phải sống có ý nghĩa, có ích, sống có ước mơ, hoài bão, phải cống hiến cho đời, giúp ích cho người khác.Tuổi trẻ sức trẻ ,chúng ta nên cống hiến cho tương lai của non sông đất nước .Hãy làm những việc mà bản thân có thể làm đc cho cộng đồng , lối sống thờ ơ vô trách nhiệm là hành vi cần phải loại bỏ ngay từ bây giờ . Bởi lẽ ,con người phải biết yêu thương dồng loại . Chúng ta hãy sống bằng tất cả tấm chân tình để yêu hơn cuộc sống này : hãy hóa thân vào những gì đẹp đẽ nhất của thế gian:Là gió, là mây, là phù sa, là bài ca, là mặt trời,là đồi núi…Hãy biết ước vọng và sống sao cho mạnh mẽ: hãy là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông…Chúng ta hãy sống trong cuộc đời này với tất tình yêu và khát khao hòa nhập. Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục, tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng của tuổi trẻ ,muốn hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời... cho hiện tại và tương lai!
Anh tham khảo ạ:
Lời bái hát đã đem đến cho em những cảm xúc sâu xa về việc lựa chọn cách sống. Đó là sống phải biết ơn với nguồn cội, bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Đó còn là định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.Đồng thời cũng đem đến cho em niềm cảm phục về tình yêu tha thiết với cuộc sống của tác giả.Khát vọng của tác giả chính chính là hóa thân để được cống hiến cho đời.
Tham khảo!
“Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.
COVID-19, SARS-CoV-2, CRONA, NCOVI... là những từ được nhắc đến nhiều nhất những ngày qua. Khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, đến nay dịch bệnh đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Gọi COVID-19 là “giặc” quả không sai khi nó đang gây ra nỗi sợ hãi, sự chết chóc, thậm chí từng giây trôi qua lại có công dân của một nước nào đó trên thế giới phải bỏ mạng vì tên “giặc” này. Sự “hung tàn” của COVID-19 đang “tuyên chiến” với cả thế giới, chúng thật “mưu mô, xảo quyệt” khi đã và đang “lén lút” gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình.
Những ngày này, bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc COVID-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam mến yêu.
Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó được hun đúc trong mỗi người Việt Nam và thể hiện rõ nhất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Theo nghĩa nào đó, COVID-19 cũng chính là “giặc ngoại xâm”, đang tìm cách lây lan, gây phương hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn được duy trì ở mức cao trong những năm gần đây. Trước khi “tên giặc này” xâm phạm “bờ cõi” với ca dương tính đầu tiên ngày 23/01/2020, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức rõ sự “hung hãn” của nó nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước làm tốt công tác nắm tình hình diễn biến dịch bệnh, đồng thời tập trung huy động nguồn lực nhằm chiến đấu và chiến thắng “giặc COVID-19”. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Chủ trương, quan điểm này được cả hệ thống chính trị và toàn dân một lòng hưởng ứng. Qua đây, chúng ta cũng thấy được bản chất nhân văn, nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ khi cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19” được khởi động, chúng ta đã nhìn thấy tinh thần quyết liệt, khẩn trương ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành để kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của “quân địch”; các biện pháp ngăn chặn, cách ly tại địa bàn dân cư và các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được triển khai nhằm cô lập, triệt tiêu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19”, đã xuất hiện nhiều tấm gương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác đóng góp công sức, tiền của chống giặc. Đó chính là tinh thần yêu nước, tương thân tương ái.
Hiện nay, trước diễn biến mới của dịch bệnh, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, ở tất cả các địa phương đã và đang thực hiện biện pháp tăng cường hơn, mạnh mẽ hơn, cách ly toàn xã hội trong 15 ngày. Những thông tin, hình ảnh về các chốt kiểm soát trên khắp các tuyến đường, tuyến phố, bản làng giống như “thiên la địa võng” không để “giặc COVID-19” xuyên qua, đi qua. Chính phủ kêu gọi mỗi người dân hãy phát huy tinh thần yêu nước, chỉ ở nhà trừ những trường hợp cần thiết phải ra ngoài, đơn giản như vậy thôi cũng đã là một hành động hết sức thiết thực góp phần tiêu diệt “giặc COVID-19”.
Đáng nói hơn, mặc dù tiếp giáp với quốc gia khởi phát của dịch bệnh là Trung Quốc, nhưng đến thời điểm hiện tại, cuộc chiến đấu của Việt Nam chống “giặc COVID-19” đang duy trì những tín hiệu hết sức tích cực, chúng ta đã kiềm chế tốt sự lây lan và gia tăng các ca nhiễm mới, chưa có trường hợp bệnh nhân nào bị “quật ngã” khi được sự trợ giúp của đội ngũ y, bác sĩ tận tình và tâm huyết. Đặc biệt, khí thế quật cường của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chưa lúc nào bị nao núng. Những chiến binh áo trắng đang không quản ngại ngày đêm túc trực và giữ thế chủ động trong cuộc chiến đấu sinh - tử này. Vẫn biết rằng, nguy cơ bị lây nhiễm là không thể loại trừ nhưng mỗi y, bác sĩ vẫn “vững tay súng”, “vững trận địa” trên mặt trận chiến đấu chống “giặc COVID-19”. Có được điều đó là xuất phát từ tinh thần quả cảm, từ ý thức, trách nhiệm cao với công việc, giữ vững tinh thần “lương y như từ mẫu” và một điều rất quan trọng ở phía sau họ chính là hậu phương vững chắc, là sự đoàn kết một lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân được kết tinh và phát huy từ lòng yêu nước của nhân dân ta, dân tộc ta.
Cuộc chiến đấu này có thể chưa kết thúc ngay mà kéo dài một thời gian nữa, nhưng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi hoàn toàn và xướng lên ca khúc khải hoàn với tinh thần yêu nước được thắp sáng lên. Nhất định là như vậy.
Mở bài
- Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.
- Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ.
- Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.
Thân bài
Giải thích:
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.
- Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.
- Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.
Kết bài
- Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội.
- Chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại.
Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web..., song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)... một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam. Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc đĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng" và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.
Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc, nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp.
Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng tin gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí, hay thậm chí cả trong văn bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay cho “người đi đường"? Thực tế, người dân không bao giờ sử dụng từ “tham gia giao thông”. Người ta thường dặn dò nhau “đi đường phải cẩn thận” chứ chẳng ai nói “tham gia giao thông phải cẩn thận” bao giờ!
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú !tr ng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
1 Mở bài: “Tiếng Anh giúp em đi xa, tiếng Việt giúp em về gần” là một ý kiến đúng đắn.
2. Thân bài:
- Bàn luận:
+ “Tiếng Anh” là một ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi tại nhiều lĩnh vực và khu vực trên thế giới.
+ Với khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, chúng ta như đã cầm trong tay một “tấm vé thông hành” kỳ diệu giúp chúng ta dễ dàng bước ra thế giới. Có thể nói, tiếng Anh là một bước đệm cần thiết khi chúng ta đang dần tiến đến hội nhập quốc tế sâu rộng.
+ Tiếng Việt chính là ngôn ngữ đại diện cho dân tộc Việt Nam. Nó cũng là sợi dây liên kết chặt chẽ với thời gian để những người con đất Việt tìm về với cội nguồn văn hóa và lịch sử dân tộc. Gần ở đây chính là gần với quê hương, cội nguồn dân tộc hay gần gũi hơn với những người Việt Nam máu đỏ da vàng với những phẩm chất tốt đẹp.
=> Ngoại ngữ là chìa khóa để ta mở ra cánh cửa khám phá thế giới mới mẻ ngoài kia. Nhưng không vì vậy mà ta sẽ bỏ qua việc học tập và trau dồi tiếng Việt - ngọn đèn soi đường cho chúng ta tìm về cội nguồn của chính mình.
- Chắc hẳn ít nhất một lần chúng ta đã từng nghe qua cụm từ “Toàn cầu hóa”, đó là một xu hướng phát triển hiện nay của thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển kinh doanh ở nước ngoài. Vì vậy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là phương tiện để thâm nhập, kết nối mọi người và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta trở thành “công dân toàn cầu”. Chính vì thế không phải tự nhiên Fellini Federico lại khẳng định “ Một ngôn ngữ mới, một thế giới mới”.
- Nhưng biết tiếng Anh đâu phải là tất cả? Trước khi muốn trở thành một công dân toàn cầu hay là một người thành công trên bất cứ lĩnh vực nào thì bản thân chúng ta là người Việt Nam.
- Chúng ta không thể dễ dàng lãng quên tiếng Việt - tiếng nói dân tộc được truyền giữ qua bao thế hệ đến ngày hôm nay. Giữ được tiếng nói dân tộc ta sẽ không bao giờ quên đi Tổ quốc và sẽ luôn ấp ủ một tình yêu nước nồng nàn.
- Tiếng Việt cho chúng ta những cơ hội được sống gần với đất Mẹ tổ quốc thiêng liêng. Qua những lời ca ngọt ngào của mẹ, tình yêu thương con người được nuôi dưỡng. Qua những trang sử hào hùng của dân tộc, ta thấy được cả một thế hệ vàng của đất nước những người sẵn sàng hi sinh để làm nền hòa bình độc lập ngày hôm nay.
Mở rộng:
- Một bộ phận thế hệ rẻ vẫn vô tư sáng tạo những ngôn ngữ học trò “đọc hiểu chết liền”, vô tư chêm những câu tiếng Anh vào một câu tiếng Việt gây rối nghĩa khó hiểu cho người nghe.
- Thói quen sử dụng tiếng nước ngoài vô tội vạ xuất phát từ suy nghĩ nói thế mới “sành điệu” đúng mốt hoặc từ chính thái độ coi thường, thiếu ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Và đặc biệt tiếng yêu với tiếng Việt không mâu thuẫn với việc tiếp thu tinh hoa ngôn ngữ nước ngoài. Hòa nhập ngôn ngữ nhưng không hòa tan chính là phương châm hàng đầu để gìn giữ và phát triển vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt trong cuộc sống ngày hôm nay.
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của cá nhân và liên hệ bản thân về vấn đề trên
Tham khảo ý:
– Câu thơ cho thấy những ân tình của tiếng Việt, những giá trị cao cả mà tiếng Việt bồi đắp và dẫn dắt.
– Câu thơ cũng nhắc nhở về tình cảm mến yêu tha thiết, ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ, bảo vệ làm cho tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp.
Không phải ngẫu nhiên nhiều nhà phê bình văn học cho rằng bài thơ Tiếng Việt của nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ phải được chọn đưa vào chương trình Ngữ văn trung học. Tôi nghĩ, đây là ý kiến cần được quan tâm bởi Tiếng Việt là một trong những bài thơ hay viết về tiếng nói dân tộc. Nếu được chọn, bài thơ không những hội đủ các tiêu chí của một tác phẩm văn học có giá trị về nội dung và nghệ thuật mà còn có tính tích hợp cao với các phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn.Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc. Tiếng Việt - "Thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc" – là thứ tiếng “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói” bởi nó liên quan đến ý thức xã hội, ứng xử và giao tiếp, cũng như các kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của người Việt.