Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học. Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lần rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nắm bắt. Lần dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nắm lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Ngã. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
Truyện trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX là loại truyện văn xuôi chữ hán, có cách viết không giống với truyện hiện đại ngày nay. Truyện nhiều khi gần với kể, với sử và thường mang tính giáo huấn. Tuy vậy cũng có loại truyện hư câu, tưởng tượng nghệ thuật, các nhà văn mượn hình ảnh của loài vật để nói về con người, đạo đức nhân sinh... Truyện con hổ có nghĩa là một thí dụ điển hình.
Ngay sau khi bà trần cứu được hổ cái qua cơn hoạn nạn mà tưởng chừng không thể vượt qua. Hổ cái được mẹ tròn con vuông, gia đình nhà hổ vô cùng hạnh phúc và sung sướng mừng rỡ đùa giỡn với con. Cảm động trước ơn cứu mạng của bà Trần, Hổ đực quỳ xuống bên cạnh một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc, tặng ngay cho bà Trần giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém. Hành động trả ơn của hổ đực để lại trong em bao ấn tượng sâu sắc. Việc trả ơn diễn ra tức thì, không đắn đo suy nghĩ, mà số bạc đâu có ít những “hơn mười lạng bạc”.
Hình ảnh hổ đực được khắc họa sinh động, ấn tượng qua thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, nhờ đó chúng ta thấy rằng con hổ đực mang trong mình những hành động, suy nghĩ như một con người. Trong gia đình, nó hết lòng với vợ con lúc bụng mang dạ chửa, luôn biết quan tâm, chăm sóc yêu thương hổ cái lúc sắp sinh con..., hổ đực vui mừng, sung sướng đến tột độ khi được làm cha, lưu luyến cảm động nghẹn ngào khi chia tayân nhân cứu mạng vợ mình.
Hổ đực nhận thức được rằng nó sẽ chẳng bao giờ thấy vợ và con trên cõi đời này nữa nếu như không có bà đỡ Trần. Nó hiểu rằng hạnh phúc hôm nay với gia đình nó là do bà đỡ Trần đem lại. Từ những suy nghĩ mang đậm chất nhân văn, chất Con người như vậy giúp hổ đực hành động thật cao đẹp và cảm động nhường nào - ân nghĩa vẹn tròn. Hành động trả ơn được diễn ra tự nhiên như một bản năng, một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Nó như hiểu vô đạo lí ở đời rằng ơn ai một chút chẳng quên, chịu ơn cứu mạng thì phải Khắc cốt ghi xương. Trong đôi mắt hổ đực, bàn tay của bà Trần như đôi bàn tay tiên tri, nhẹ nhàng cứu vợ nó qua cơn vật lộn với tử thần. Và trong tâm khảm hổ đực ơn cứu mạng này phải ghi lòng tạc dạ và đền đáp ân sinh. Khi tiễn bà Trần - vị ân nhân đáng kính ra về, hổ vẫn cúi dầu vẫy đuôi, khi bà Trần đã rời xa nó vẫn Gầm lên một tiếng rồi bỏ đi.
Tiếng gầm của hổ đực phải chăng cảm phục đến nghẹn ngào mà không cất được nên lời? Hay chính là lời chào tiễn biệt vị ân nhân, mà cả đời mang ơn cứu mạng. Trong đôi mắt hổ đực hình ảnh bà Trần như một vị tiên, và chính trong đôi mắt ấy hiện lên lòng biết ơn vô hạn với người đã cứu sống vợ con mình. Và để rồi hổ đực, hổ cái ngày ngày bên con và cũng ngày ngày nhớ đến bà Trần, dẫu rằng đã hậu tạ chút bạc. Nó hiểu rằng chút bạc ấy không thể so sánh, mua bán ơn cứu mạng. Cả gia đình nó, cha truyền cho con ghi nhớ đời đời.
Cũng là lối sông có nhân nghĩa nhưng cách báo đáp ân nghĩa của hổ trán trắng lại khác. Nó được cứu sống sau lần hóc xương. Và nó cũng hiểu rằng, nó sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy thiên nhiên cuộc sống, chốn rừng thiêng kia nếu như không có bác tiều. Vị ân nhân ấy như một vị thánh xuất hiện trước mặt nó, ân cần, hết lòng giúp nó trước khi nó từ giã cuộc sống. Nó cũng san xẻ miếng ngon cho ân nhân của mình. Nhưng cảm động hơn khi biết rằng vị ân nhân đã chết, nó đau xót vô chừng bởi nó không thế làm gì giúp bác được. Nén chặt đau thương, tình cảm dâng trào, hổ trán trắng đã đến đưa tang bác tiều. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhẩy nhót... Từ xa, nhìn thấy hổ dụi dầu vào quan tài gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Và đâu phải chỉ ngày bác mất, mà từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều hổ lại đưa Dê hoặc Lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều.
Thật cảm động và đáng khâm phục biết bao trước hành động của hổ trán trắng. Nhớ ơn cứu mạng, trong tâm khảm hồ trán trắng, hình ảnh vị ân nhân đã cứu sống mình không bao giờ phai nhạt. Lúc sống hổ quan tâm, chăm sóc, có miếng ngon đều mang biếu bác tiều, và khi qua đời nó vẫn giữ trong lòng biết ơn như ngày nào, dân gian có câu Sông tết chết giỗ, tỏ lòng biết ơn, ngày giỗ lần nào hổ trán trắng đều có lễ vật cúng, tê ân nhân ân nghĩa ấy được kết tụ trong hai tiếng ngầm của nó; một tiếng ngầm Đền ơn khi đem nai đến cho ân nhân khi còn sống, mà một tiếng gầm đau thương khi ân nhân sang thế giới bên kia. Trong những tiếng gầm ấy hằn lên niềm tiếc thương vô hạn với người đã cứu mình. Đồng thời nó cũng khẳng định với cuộc đời và chính bản thân nó phải ghi lòng tạc dạ với lời hứa, với ân nhân cứu mạng cả khi sống cũng như đã khuất.
Chúng ta thấy rằng trên thực tế có những con hổ có nghĩa nhưng hẳn không thế cao đẹp như con hổ trong truyện .
Mục đích của các nhà nho phong kiến dựng lên câu chuyện này nhằm mục đích giáo huấn, răn dạy con người, hay nói theo cách khác là mượn chuyện hổ nói chuyện người. Quan niệm nho giáo phong kiến ngày xưa luôn đề cao lối sống nhân nghĩa, vì vậy các tác giả xây dựng hai con hổ trong câu chuyện là tiêu biểu cho suy nghĩ, hành động của người đền ơn đáp nghĩa. Nhưng từ xưa đến nay trong tiềm thức nhân dân ta hổ là loài hung tợn nhất vậy sao lại có nghĩa và ân tình đến thế. Con hổ đực và hổ trán trắng đã được tác giả thổi vào suy nghĩ và hành động của con người, và nó hành động như con người. Loài vật dữ tợn như vậy mà trong lòng ẩn chứa bao tình cảm con người, ân nghĩa vẹn tròn, có tình có nghĩa. Vậy con người thì sao. Câu chuyện mượn hình ảnh hai con hổ trả ơn đáp nghĩa để răn dạy con người phải sống có nghĩa. Khi người khác gặp hoạn nạn phải sẵn lòng giúp đỡ không nề hà, nguy hiểm. Bà đỡ Trần và bác tiều phu có sợ hổ ăn thịt không? Họ sợ chứ, nhưng nhờ lòng yêu thương của một con người, tình cảm con người họ vượt qua sợ hãi cứu hai con hổ thoát chết.
Và khi mang ơn, chịu ơn phải biết nhớ ơn và tìm cách trả ơn. Sự trả ơn phải xuất phát từ sự ngưỡng mộ, khâm phục và lòng biết ơn chân thành, từ suy nghĩ và hành động, từ sự nhận thức về đạo lí, cuộc sống ở đời. Người làm ơn không so đo tính toán, giúp đỡ kẻ khác gặp hoạn nạn là bổn phận, trách nhiệm, đồng thời kẻ chịu ơn phải khắc cốt ghi xương, ở đây ta nhận thấy điều đáng quý, đáng khâm phục của hình ảnh hai người làm việc nghĩa là bác Tiều và bà Trần là: Họ không hề đòi hỏi gì sau khi cứu hổ mẹ và hổ trán trắng. Và dường như họ sinh ra là để làm việc thiện. Và cũng rất tự nhiên, hai con hổ trả ơn, đáp nghĩa như một thói quen, bản năng có sẵn.
Câu chuyện hết sức sâu sắc, nó không chỉ dừng lại ở góc độ một con vật, một giai đoạn lịch sử mà nó mang yếu tố thời đại. Bất kì một xã hội nào mà con người sông với nhau nhân nghĩa, yêu thương đều phải ca ngợi, và có như vậy xã hội mới tốt đẹp. Từ xưa cho đến nay dân tộc ta luôn có truyền thống đẹp “sống có ân nghĩa”. Đặc biệt qua câu chuyện này chúng ta càng hiểu thêm rằng “ân nghĩa” là sợi dây nối kết con người gần nhau hơn, giúp họ vượt qua rào cản của tiền bạc, công danh, giúp họ quên đi sự sòng phẳng mua bán bằng tiền. Câu chuyện mang tính triết lí sâu sắc, mang một lối sống đáng khâm phục, cảm động xiết bao. Đã bao câu chuyện, đã bao lần con người nói đến “có nghĩa”. Cái nghĩa chính là cái gốc làm nên giá trị đích thực trong nhân cách sống của con người. Và hơn thế cái nghĩa trong mỗi người phải luôn tự tu dưỡng, hoàn chỉnh. Đó cũng chính là đạo đức sống. Câu chuyện khuyên dạy chúng ta hãy sống tốt đẹp hơn, yêu thương nhau hơn. Đồng thời câu chuyện đề cao lối sống ân nghĩa vẹn tròn sau trước. Các tác giả viết câu chuyện này cũng thầm gửi tới cho chúng ta một thông điệp: Mọi người hãy biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, sống nhân nghĩa với nhau sống đúng với đạo lý làm người để nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Câu chuyện có giá trị nhân văn sâu sắc, có giá trị thời đại to lớn.
Khi học xong câu chuyện, em như lớn lên trước đạo lý trong cuộc sống, chịu ơn thì phải trả ơn, ơn nghĩa ấy trả đến bao giờ cũng không hết, và phải lấy đó làm phương châm sống, lẽ sống. Em thầm mơ ước xã hội này, thế giới này, ai ai cũng hiểu và làm được như vậy
Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học. Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lần rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nắm bắt. Lần dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nắm lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Ngã. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
Bạn tìm giúp nha !!! Mình làm biến quá
THAM KHẢO!
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Đây là câu nói rất hay mà Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, ý nhắc bảo chúng em: chúng em vân còn nhỏ hãy tập trung học tập thật tốt là sẽ trở thành một con người tốt. Là một thành viên trong đoàn trường, em càng phấn đấu mình hơn để có thể làm tấm gương cho các bạn noi theo. Em cố gắng học tập một cách chăm chỉ nhất, làm mọi công việc theo quy định của trường lớp đã đề ra. Hằng ngày, em vẫn thường đốc thúc các bạn đi học và làm bài tập đầu đủ. Trong lớp em thường xuyên giơ tay phát biểu, xây dựng bài. Những lúc cô giảng, em chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy. Em rất mong mình có thể là một tấm gương để mọi người noi theo.
cụm danh từ: Là một thành viên trong đoàn trường, một con người tốt.
cụm động từ: tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, làm bài tập đầu đủ
cụm tính từ: chăm chỉ nhất, chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy
Hôm nay, một ngày đông đẹp trời, dịu lạnh như bao ngày khác. Tan học, tôi rảo bước trên con đường thân quen về nhà. Đang thả hồn theo làn gió man mát, tôi bỗng vô tình dừng chân bên công viên- nơi chúng tôi thường nô đùa ngày bé. Trên vòng quay ngựa gỗ góc phải là mấy đứa trẻ đang nhốn nháo í ới gọi nhau, có cả vài em bé thích thú leo trèo ở cầu trượt phía xa kia nữa. Dường như bọn trẻ thích những trò chơi này lắm, tôi chăm chú theo dõi hồi tưởng lại kí ức tuổi thơ. Nhưng nhìn kìa, ngay tại hàng ghế cạnh bờ hồ sao lại có đứa nhóc với ánh mắt mong muốn trông về phía này thế kia? Tôi bước đến, hỏi: "Sao em không đến chơi cùng các bạn?". Đứa bé trai có vẻ rụt rè nói: "Mẹ em bệnh nặng, em đi bán báo để kiếm tiền mua thuốc cho mẹ, nếu vui chơi thì làm sao bán hết báo ạ.". "Ôi, thật tội nghiệp cho mảnh đời nghèo khó, em ấy vẫn còn đang tuổi ăn tuổi học cơ mà" Tôi thầm nghĩ trong lòng, mắt cũng cay, nhớ khi bé, tôi toàn được chăm lo, biết thế nào là mưu sinh đâu, vậy mà em, mới từng ấy tuổi... Tôi mua giúp đứa bé tờ báo, dặn dò: "Em chăm ngoan và cố gắng học để mẹ vui lòng, khỏi bệnh nhé." Mắt thằng bé bỗng sáng hẳn lên, tự tin: "Tất nhiên rồi ạ, ước mơ của em là trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho mẹ và người nghèo mà." Tôi thấy cuộc đời đẹp hẳn lên, dù trong hoàn cảnh nghèo khó, vẫn còn những người có tấm lòng nhân ái đến thế. Tôi về đến nhà lúc nào không hay, chỉ còn biết... hôm nay tôi học được bài học về chữ hiếu, lòng thương người từ một đứa trẻ.
Câu 1:
Giống:
Đều là một tổ hợp từ.
Khác: Cụm tính từ đc cấu tạo bởi tính từ và một số từ ngữ khác.
CDT đc cấu tạo bởi danh từ và một số từ ngữ khác.
CĐT đc cấu tạo bởi động từ và một số từ ngữ khác.
5)Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một truyện ngụ ngôn. Mượn chuyện về năm bộ phận trên cơ thể con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, câu chuyện này nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học trong cuộc sống. Chân, Tay, Tai, Mắt cho rằng lão Miệng chỉ là kẻ ăn bám còn mình là người phải chịu vất vả cực nhọc làm việc. Nhưng cuối cùng họ đã hiểu ra rằng mỗi bộ phận có một chức năng riêng, cần biết phối hợp đoàn kết với nhau để giúp nhau khỏe mạnh. Truyện nhắc nhở con người rằng trong cuộc sống mỗi người có một vị trí, nhiệm vụ khác nhau không nên ganh tị nhau; mỗi người cần làm tốt công việc của mình để tạo nên sự giàu mạnh cho xã hội.
co the giup minh duoc bai van nay khong vay do la van lop 6 ma cac ban a!
Ngày ấy, em mới bỡ ngỡ bước chân vào lớp một. Trường học, bạn bè, thầy cô với em còn nhiều lạ lẫm. Những buổi đầu đi học, em rụt rè, không dám giơ tay phát biểu, ra chơi cũng chỉ ngồi một chỗ, nhiều khi, em còn nhớ mẹ, muốn về nhà mà khóc nức nở trong lớp. Một hôm, khi các bạn khác đã ra về, cô giáo liền gọi em ở lại. Cô hỏi lý do sao em không chịu hòa nhập chơi đùa với các bạn. Em liền khóc. Cô kể cho em nghe câu chuyện về những cánh hoa bồ công anh, những cánh hoa ấy khi đến một thời kì nhất định, phải rời xa me, phải dũng cảm bay theo gió để đến những vùng đất mới, có như vậy, chúng mới có thể sinh tồn. Nghe xong, em cảm thấy bản thân mình đã quá yếu đuối, em không dám rời xa mẹ, dù chỉ một chút, như vậy, em sẽ mãi mãi chẳng thể trưởng thành.
Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, cũng là mùa đẹp nhất trong năm vì mang đến cho con người không khí ấm áp, vui tươi nhất.Mùa xuân thường gắn liền với Tết, thường bắt đầu vào tháng 1 và kết thúc vào tháng 3. Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Mọi người vẫn luôn mong chờ mùa xuân đến, vì được đón Tết cổ truyền, được quây quần bên nhau ấm áp.Cảnh vật mùa xuân luôn tràn đầy sức sống. Những cánh hoa đào của miền bắc và hoa mai của miền nam đua nhau khoe sắc, chở bao nhiêu dư vị và màu sắc của mùa xuân. Những cành cây cao vút bắt đầu nhú những mầm non xanh nõn, mượt mà như những nét chấm phá nhẹ nhàng giữa bầu trời cao trong xanh.Buổi sáng mùa xuân thật trong lành, ấm áp, gió chỉ thổi thật khẽ và những chú chim én đang từng đàn bay từ phương Nam trở về báo hiệu mùa xuân đã đến. Bầu trời dường như thoáng đãng, từng đám mây xanh trắng nối đuôi nhau trôi đi thật chậm rãi.Trong những khu vườn, những khóm rau mới trồng của mẹ xanh mướt, còn đọng lại một vài hạt sương nhỏ bé tí. Chờ khi ánh nắng mặt trời lên thì sẽ tan ra.Lũ trẻ con trong xóm vui cười hớn hở khi mùa xuân về, lại sắp thêm một tuổi, lại được nhận những phong thư lì xì.Mùa xuân thật đẹp, mùa xuân là mùa mà vạn vật thay áo mới.
Hôm nay mẹ đi vắng, tôi ở nhà chẳng có gì ăn, chán thế tôi bật ti vi. May thay, có con bạn vào chơi, hai đứa liền rủ nhau đi làm bánh. Buồn thay, làm xong nó về, tôi đợi mẹ mà cảm thấy chán nản. Chao ôi, mẹ về, bữa cơm tối gia đình giờ này mới bắt đầu. Thật uể oải, bữa cơm diễm ra nhanh chóng hơn tôi nghĩ và cuối cùng gia đình tôi cũng đi vào giấc ngủ chuẩn bị cho một ngày mai tốt đẹp.
Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào cũng đạt điểm 9, 10 khiến cho các bạn vô cùng thán phục. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan ko học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng trả lời miệng. Em đã có điểm kt miệng rồi nên tin chắc thầy sẽ ko gọi đến mình. Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy kt ra làm bài. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ?
Tuần sau thầy trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để trả cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy mình bị điểm 3, tim em thắt lại. Kể từ đó, em cố gắng học tập để ko bị điểm kém như vậy nữa.