Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Qua tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" bản thân em cũng như các bạn đọc có rất nhiều suy nghĩ về nhật vật Dế Mèn. Có thể thấy rằng, Dế Mèn đều có điểm tốt và điểm xấu. Trước hết là về điểm tốt, thì Dế Mèn là một chú dế vô cùng tự tin, bản lĩnh, không sợ bất kì ai cũng như thứ gì ở trên đời. Trong cuộc sống, chúng ta cũng cần phải có sự tự tin, thậm chí phải rèn luyện cho mình sự tự tin bởi lẽ nếu không có nó, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì. Hoặc có làm thì cũng run bần bật, mặt tái xanh. Tuy nhiên, Dế Mèn cũng có rất nhiều điểm xấu. Và điểm xấu này cũng bắt nguồn từ chính sự tự cao, tự đại của chú. Chính nó là nguyên nhân làm cho Dế Choắt mất đi sự sống. Chính nó là bài học quý giá nhất và là bài học đầu tiên của Dế Mèn. Thật vậy, tự tin - rất quan trọng nhưng phải kiềm chế sự tự tin đó. Không thể tự tin quá mức, tự tin một cách thái quá. Không coi ai ra gì, cho mình là giỏi nhất, không ai có thể vượt qua mình. Trong cuộc sống cũng vậy. Đôi lúc bạn phải biết cúi đầu, biết khiêm nhường để làm được nhiều điều, nhiều việc hơn. Để người khác không đánh giá mình là "tinh tướng", "chả làm được gì những lúc nào cũng kiêu căng". Thật vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm tốt và hạn chế những điểm xấu của bản thân, và đặc biệt đừng tự tin quá mức để rồi rước họa vào thân nhé!
tham khảo:
Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.
Tham khảo:
Trong bài thơ "Lượm", hình ảnh của chú bé Lượm đã được xây dựng vô cùng chân thực và sinh động. Thật vậy, người đọc cảm nhận được hình ảnh của một chú bé đưa thư liên lạc đáng yêu và vô cùng dũng cảm. Đầu tiên, người đọc có thể cảm nhận được ngoại hình dễ thương, đáng yêu của 1 chú nhóc đưa thư, phục vụ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ. Những từ láy được sử dụng như "loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh" và hình ảnh "ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang" cho thấy được một cậu bé đưa thư hồn nhiên, vô tư, đáng yêu và dường như chẳng hề sợ hãi sự nguy hiểm của chiến trường để mà hoàn thành nhiệm vụ đưa thư được giao phó. Hình ảnh so sánh "Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng" gợi ra hình ảnh của một cậu nhóc hồn nhiên mà vô cùng dũng cảm, nhanh nhẹn như 1 con chim chích chòe trên đồng lúa vàng ươm. Thứ hai, người đọc có thể thấy được sự dũng cảm, quả cảm của Lượm. Lời nói hồn nhiên của cậu bé là "Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà" cho thấy một sự dũng cảm, hồn nhiên của chú bé Lượm nhỏ tuổi. Có lẽ đây chính là khởi nguồn của lòng yêu nước đã được nuôi dưỡng ở tâm hồn trẻ em VN từ nhỏ. Hơn nữa, hình ảnh chú bé Lượm chẳng hề sợ hãi trước cảnh mưa bom bão đạn "đạn bay vèo vèo" để hoàn thành được nhiệm vụ giữ liên lạc và đưa những lá thư thượng khẩn cấp bạc phục vụ cho kháng chiến. Quan trọng nhất, sựu hy sinh của Lượm đã thể hiện được sự dũng cảm đến phút giây cuối của em. Sự ra đi của Lượm được miêu tả rất nhẹ nhàng, đó là sự ra đi của 1 chú nhóc vì độc lập bình yên của tổ quốc. Em ra đi nhưng tay thì vẫn nắm chặt lấy bông lúa. Tóm lại, chú bé Lượm hiện lên là một cậu bé hồn nhiên yêu đời và có tinh thần dũng cảm sâu sắc trong kháng chiến.
Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh, yệu đời, yêu nước sâu sắc. Tuy còn nhỏ nhưng lượm rất gan dạ,dũng cảm và có trách nhiệm cao về công việc được giao. Lượm luôn hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ của mình. Em rất khâm phục. Lượm đã hy sinh anh dũng nhưng hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. Lượm xứng đáng là tấm gương sáng cho em và cho mọi thế hệ người Việt học tập và noi theo.\(thamkhao\)
Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.
Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?.
Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng....
Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!.
Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.
Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.
Hình ảnh của Lượm để lại trong em thật nhiều cảm xúc khâm phục, đau xót, thương tiếc và qua bài thơ đã cho em một cảm nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước trong thời kì hòa bình, để xứng đáng với những gì mà các anh hung đi trước phải hi sinh, để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
Bạn tham khảo nha (có thể rút gọn nếu thấy dài quá)
Lượm được nhà thơ Tố Hữu sáng tác năm 1947 in trong tập Việt Bắc. Bài thơ là câu chuyện kể về một chú đồng chí nhỏ với tinh thần chiến đấu dũng cảm, hồn nhiên yêu đời, đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ tại Huế trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã đọng lại trong em nhiều cảm xúc tiếc thương, cảm phục trước một cậu bé liên lạc tuổi nhỏ nhưng gan dạ và anh hùng.
Chú bé liên lạc nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên như chú chim non sổ lồng mang trong mình bao hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ. Ấy vậy mà trong phút đã nằm xuống nơi đồng lúa bát ngát, Tố Hữu đã mang đến cho người đọc những nỗi sửng sốt, xót thương nghẹn ngào khi nghe tin Lượm hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ:
“Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Đường quê vắng về
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi lượm ơi
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Lượm ơi, còn không?”
Như thường ngày chú bé bỏ thư vào bao, băng qua mặt trận, trước mắt là biết bao hiểm nguy. Những luồng đạn của kẻ thù cứ bay “vèo vèo” nhưng người anh hùng nhỏ chẳng hề run sợ vẫn mạnh mẽ đối mặt với thử thách phía trước. Đường quê vắng vẻ được bao phủ bởi màu vàng của lúa, ánh nắng rực rỡ soi sáng hình ảnh Lượm, bóng dáng ấy nhanh thoăn thoắt, ca lô nhấp nhô trên cánh đồng bát ngát. Tuy tuổi nhỏ ấy vậy mà Lượm đã là người chiến sĩ mang trong mình tình yêu quê hương, đất nước nồng nhiệt vì “thư đề: Thượng khẩn” mà bất chấp cả sự sống “sợ chi hiểm nghèo?”. Chỉ bằng những dòng thơ mộc mạc, giản đơn của nhà thơ Tố Hữu đã khiến cho em cảm thấy rất đỗi khâm phục, tự hào về tinh thần quả cảm của chú bé liên lạc nhưng cũng rất lo lắng cho sự an nguy của cậu bé bởi vì xung quanh cậu đều là nguy hiểm trực chờ, nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt với mịt mù khói lửa của bom đạn.
Mạch thơ hồn nhiên, vui tươi bỗng như chững lại bằng những dấu chấm lửng, chú bé đã trúng đạn “bỗng loè chớp đỏ”. Viên đạn xuyên qua người Lượm, em bàng hoàng sửng sốt mong cho đó chẳng phải sự thật, chú bé còn quá nhỏ với cả tương lai phía trước giờ đây lại đành bỏ mạng nơi chiến trường còn nỗi đau đớn, xót xa nào hơn cho một cuộc đời dang dở. Người chiến sĩ nhỏ giờ đây nằm giữa cánh đồng vắng, dòng máu anh hùng đỏ tươi đang tuôn chảy, tay nắm chặt những bông lúa vàng tươi. Chú bé hy sinh trong vòng tay quê hương, bao quanh bởi thiên nhiên đất trời, mùa lúa thơm lừng tất cả như dang vòng tay đón người anh hùng trở về với đất mẹ. Đau xót thay! Lượm đã ra đi thật rồi, cảm xúc đau xót, tiếc thương như bóp nghẹn trái tim em nhưng em biết chú bé không rời xa quê hương hồn chú vẫn “bay giữa đồng” như lưu luyến cuộc đời ngắn ngủi. Chú bé nằm giữa cánh đồng như chìm vào giấc ngủ ngàn thu, môi hé một nụ cười hồn nhiên, ngây thơ của tuổi niên thiếu. Tố Hữu viết những câu thơ như đồng cảm cùng người đọc, ông cũng xót xa đau đớn vô cùng khi phải chứng kiến cãi chết oan ức, tức tưởi của người anh hùng Lượm. Tuổi nhỏ nhưng Lượm cũng mang trong mình lòng yêu nước mãnh liệt, tinh thần chiến đấu kiên cường, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ hoà bình độc lập cho dân tộc.
Câu hỏi tu từ “Lượm ơi còn không?” được tác giả tách thành một khổ thơ riêng biệt gợi cho em những suy nghĩ trăn trở về sự tồn tại của chú bé: Còn hay đã mất thật rồi? Và nhà thơ Tố Hữu đã khéo léo trả lời bằng những câu thơ cuối bài:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chán thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.”
Những câu thơ như lời khẳng định Lượm vẫn mãi tồn tại trong lòng mỗi người dân Việt Nam, sống mãi với quê hương đất nước. Bài thơ đã kết thúc nhưng lời thơ lại mở ra vẫn còn dư âm mãi trong lòng em bóng hình một chú bé liên lạc hồn nhiên ngây thơ mà dũng cảm. Chú bé Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc như một tượng đài bất diệt về tuổi trẻ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương đất nước.
Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại cho em thật nhiều ấn tượng sâu sắc. Hình ảnh chú bé Lượm như đại diện cho cả thế hệ thiếu niên Việt Nam thời kỳ kháng chiến, tấm gương ấy như có sức mạnh lan toả cổ vũ tinh thần đấu tranh giữ gìn hoà bình cho dân tộc của những thế hệ thanh thiếu niên sau này.
Tham khảo nka ~:
"Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi lượm ơi"
Câu thơ này luôn vang vang bên tai của tôi. Dù chỉ hai câu thơ nhỏ nhưng nó để lại trong lòng người đọc biết bao nhiêu cảm xúc lâng lâng, bồi hồi khi nhớ về " Lượm", chú bé liên lạc nhỏ tuổi đã hi sinh trong một kháng chiến chống giặc. Tố Hữu một tác giả của cách mạng, mỗi bài thơ của ông đều để lại trong mỗi chúng ta những cảm xúc khó mà có thể nói thành lời. Nhiều tác phẩm hay là vậy, nhưng với tôi, Lượm là bài thơ đã để lại trong tôi những kỉ niệm và những kí ức đẹp về chú bé Lượm. Thật xúc động!. Bài thơ đã nêu lên được hình ảnh chú bé lượm dũng cảm, hăng hái tham gia công tác kháng chiến khi còn rất nhỏ tuổi, điều đó đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương đất nước, mong tổ quốc độc lập của lượm. Chẳng những thế, Lượm còn là một cậu bé rất ngây ngô, hồn nhiên đúng lứa tuổi, yêu đời.
" Chú bé loắt choắt
Cái chắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoát
cái đầu ngênh ngênh"
Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn nhưng đã góp phần nào tạo nên những hình ảnh đẹp của lượm. Đến những khổ thơ cuối
Vụt qua mặt trận,
đạn bay vèo vèo
Thư đề thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo
Các câu thơ sau đã thể hiện rõ hình ảnh dũng cảm của lượm, vượt qua những nơi có súng đạn nhưng lượm vẫn không hề sợ hãi. Trước nhiệm vụ cao cả ấy, đã giúp cậu bé vượt qua nỗi sợ chết chóc, vì tổ quốc, quê hương, đã tiếp thêm sức mạnh cho cậu bé lượm vuwotj qua nơi nhuy hiểm, nơi có thể khiến lượm hi sinh bất cứ lúc nào. Nhưng:
Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.
Lượm đã hi sinh cực anh dũng trên đất mẹ. Linh hồn bé bỏng của lượm hòa quyện vào hương lúa non trên đồng đã trở thành chi tiết thể hện tình cảm lượm dành cho quê hương, khiến ai cũng cảm thấy xúc động.
Lượm ơi, còn không?
Câu thơ này tác giả như không thể tin rằng lượm đã hi sinh, ông đã rất haongr hốt khi thốt ra câu thơ này. lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn mãi với non sông, tổ quốc
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vô cùng phong phú, giàu có. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người đọc chính là truyện cổ tích Tấm Cám. Tác phẩm đã cho thấy những vẻ đẹp khác nhau của cô Tấm: thảo hiền, chăm chỉ,… và phẫn nộ trước sự độc ác của mẹ Cám. Tác phẩm để lại dấu ấn không phai mờ trong lòng người đọc.
Trước hết tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một cô Tấm hiền lành, chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng số phận bất hạnh, chịu nhiều bất công. Tấm là con người vô cùng chăm chỉ, lương thiện, đôn hậu: công việc trong nhà một tay Tấm làm lụng, quán xuyến, Cám chỉ biết rong chơi lêu lổng. Cô cần mẫn nên khi mẹ Cám treo phần thưởng là chiếc yếm đỏ bằng sự nhanh nhẹn khéo léo cô đã nhanh chóng bắt đầy giỏ tép. Không chỉ vậy, có người bạn là bống cô còn nhường cơm cho bống, nuôi bống lớn lên,… Đọc đến đây ai lại không xúc động trước tấm lòng lương thiện của cô trước những sinh linh bé nhỏ. Nhưng vẫn như ông cha ta xưa vẫn quan niệm, người hiền lành ắt sẽ có được hạnh phúc, nàng Tấm đã lấy được vua, trở thành hoàng hậu. Đây là phần thưởng xứng đáng cho tấm lòng lương thiện, trong sáng của nàng.
Nhưng cuộc đời Tấm lại chịu nhiều bất hạnh, bất công. “Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi”, như vậy ngay từ nhỏ Tâm đã không được sống trong tình yêu thương đủ đầy của cả cha và mẹ. Và đau xót hơn cô phải sống chung với dì ghẻ, một người vô cùng độc ác. Mụ hành hạ, bắt Tấm làm việc từ sáng đến đêm. Còn Cám thì lừa Tấm để trút hết giỏ tép, tranh phần thưởng với Tấm. Phần thưởng cái yếm đào bị mất, Tấm khóc không chỉ vì bị mất phần thưởng mà còn khóc bởi một chút tình cảm, hơi ấm gia đình, sự công bằng cũng bị cướp mất đi. Không dừng lại ở đó Tấm còn bị mất cả người bạn thân thiết – cá bống. Số phận nàng Tấm vô cùng bất hạnh, bị tước đoạt mọi quyền lợi, tước đoạt hết cả vật chất lẫn tinh thần. Tấm chính là đại diện tiêu biểu cho số phận của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội xưa.
Đau đớn và xót xa hơn Tấm còn bị mẹ con Cám tước đi mạng sống hết lần này đến lần khác, nhưng nàng không cam chịu mà vùng lên đấu tranh. Cô hóa thành chim vàng anh, bay vào cung vua, nhắc nhở, cảnh cáo Cám: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao, thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Bị giết hại nàng biến thành cây xoan đào, thành khung cửi, thành quả thị. Nàng kiên cường, bất khuất không chịu khuất phục trước cái xấu, cái ác. Hành trình đó cho thấy quá trình đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng của cái thiện với cái ác, đồng thời những lần hóa thân của Tấm cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện, nó không thể bị cái ác tiêu diệt. Sau quá trình đấu tranh không ngừng nghỉ, Tấm đã trở về, lấy lại hạnh phúc của mình và trừng trị những kẻ độc ác. Hành trình đấu tranh của Tấm cũng cho thấy một chân lí: hạnh phúc chỉ có được khi ta biết dũng cảm dành và giữ chúng. Hạnh phúc trở về với Tấm chính là món quà quý giá cho tấm lòng thủy chung, cho sự dũng cảm của cô.
Bên cạnh nhân vật Tấm hiền thục, thảo hiền mang nhiều phẩm chất đẹp đẽ thì phía bên kia lại có tuyến nhân vật vô cùng độc ác, nhẫn tâm chính là mẹ con nhà Cám. Cám là kẻ lười biếng, chỉ ham chơi, không bao giờ giúp đỡ những công việc trong gia đình giúp Tấm. Không chỉ vậy Cám còn là một kẻ xảo trá, lừa Tấm hụp nước cho sâu rồi cướp mất giỏ tép Tấm chăm chỉ bắt được. Chính Cám là người cướp đi phần thưởng quý giá đầu tiên của Tấm. Cám còn nghe lời mẹ, gây ra bao nhiêu điều độc ác với Tấm, thậm chí giết Tấm. Lòng dạ của Cám vô cùng thâm hiểm.
Và người độc ác nhất phải kể đến chính là mụ dì ghẻ, mụ là chính là đầu mối gây nên mọi đau khổ cho Tấm. Chính mụ dì ghẻ đã dừng thứ để Cám lộng hành, chính mụ ta bắt Tấm làm việc ngày đêm, không chỉ vậy mụ còn đang tâm giết Bống – người bạn duy nhất của Tấm. Mụ lần lượt cướp hết đi niềm vui tinh thần của Tấm, ngay cả nhu cầu đi xem hội mụ cũng tìm cách tước đoạt nốt. Mụ quả là một người phụ nữ xấu xa.
Những tưởng sau khi Tấm làm hoàng hậu, mụ ta sẽ không tìm cách hại Tấm nữa. Nhưng không phải vậy, chặng sau của câu chuyện tội ác của mụ còn nhân lên gấp bội. Mụ là người bày mưu để Tấm về và giết chết Tấm với kế sách chị chết, em thay và quả thực ý định của mụ đã thành hiện thực. Nhưng điều mụ không ngờ nhất chính là sức sống mãnh liệt của Tấm, Tấm biến thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, mụ đều xui Cám giết chết, hoặc đốt chết đi. Mụ không từ mọi thủ đoạn để loại bỏ sự sống của Tấm, cốt sao cho con gái mụ được yên ổn làm hoàng hậu. Quả thật, xưa nay hiếm có người nào lại độc ác, thâm hiểm đến vậy, mụ đã giết Tấm những bốn lần, mỗi lần thủ đoạn lại tàn ác hơn. Mụ đã mất hết nhân tính, tình người, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Mụ lại đại diện tiêu biểu cho kẻ ác trong xã hội lúc bấy giờ. Và theo quan niệm của cha ông ta, những kẻ bất nhân tất sẽ phải nhận quả báo, báo ứng và mụ ta cùng đứa con cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Sau tất cả những hành vi tội lỗi của mình cả hai nhân vật đều phải trả giá bằng cái chết. Đây là trừng phạt thích đáng nhất cho những kẻ chuyên đi gây tai họa, tàn nhẫn với người khác.
Để tạo nên thành công của tác phẩm, ta không thể không nhắc đến những nét đặc sắc về nghệ thuật. Tác phẩm có cốt truyện hết sức kịch tính, tình tiết phát triển hợp lí, gây hứng thú cho người đọc. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi nhân vật thực hiện chức năng riêng, thể hiện một loại người trong xã hội. Các yếu tố thần kì, nhân vật phù trợ, những câu vần vè đan xen trong tác phẩm cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của truyện cổ tích Tấm Cám.
Đọc những dòng cuối cùng của tác phẩm, người đọc không thể nào quên một cô Tấm lương thiện, có ý chí đấu tranh, bằng sự kiên trì, bền bỉ đã cấp bến bờ hạnh phúc; còn những kẻ bất lương như mẹ con Cám đã phải chịu hình phạt xứng đáng. Qua tác phẩm chúng ta còn thấy rõ hơn ý nghĩa, triết lí của cha ông ta: “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
Cứ mỗi lần đọc bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, hình ảnh chú bé Lượm lại hiện ra trước mắt em. Đó là một em bé hồn nhiên yêu đời, có tinh thần dũng cảm đã hy sinh tại Huế trong thời kì đầu chống Pháp. Bài thơ đã đọng lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em vô cùng cảm phục, yêu mến và tự hào về Lượm - chú bé liên lạc gan dạ, anh dũng trong đoạn thơ:
Một hôm nào đó
........
Nhảy trên đường vàng.
Đó là đoạn thơ mà em thích nhất, xúc động nhất. Hình ảnh Lượm làm nhiệm vụ hiện dần trong đầu em. vẫn như mọi hôm, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai và bước nhanh trên con đường vàng nắng. Nhưng đường Lượm đi đâu có vàng nắng mãi. Lượm phải vượt qua nơi có chiến sự ác liệt đang diễn ra, bom đạn khói lửa mịt mù. Đạn bay vèo vèo qua đầu nhưng Lượm vẫn gan dạ:
Vụt qua mặt trận
Cái bóng bé nhỏ của Lượm thoăn thoắt qua từng đám lúa cao rì rào như muôn che đạn cho chú. Nhiệm vụ và tinh thần chiến đấu gan dạ của Lượm đã chiến thắng đạn bom đe doạ. Vì:
Thư đề: "Thượng khẩn”
Đây là lí do chính đáng khiến Lượm không quản khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ:
Sợ chi hiểm nghèo
Em thấy hồi hộp và lo lắng cho Lượm. Chắc lúc đó Lượm không hề nghĩ đến cái chết đang vây sát bên mình. Sao chú mạo hiểm thế? Em thầm hỏi và càng khâm phục lòng dũng cảm của Lượm. Có phải chính lòng dũng cảm ấy đã giúp chú hoàn thành nhiệm vụ, chú lại bước trên con đường vàng nắng:
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng
Nhưng:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi
Cả đoạn thơ bỗng ngưng lại như dòng suối đang chảy bị hòn đá chắn ngang. Em bàng hoàng như không tin vào lời tác giả. Một viên đạn lạc vu vơ đã găm trúng ngực Lượm. Chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi trào ra thấm đẫm làn áo mỏng. Lượm đã ngã xuống nhưng tay vẫn nắm chặt bông lúa, lúa ôm Lượm vào lòng hát ru vỗ về êm dịu.
Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng.
Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu!
Tác giả cũng như em, như bao người đều mang trong lòng sự tiếc thương, đau xót vô bờ trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. Lượm đã hy sinh dũng cảm như bao thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất thân yêu của quê hương. Nếu xưa kia cậu bé làng Gióng đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lượm quả là một con người ưu tú của một dân tộc anh hùng, nối gót Trần Quốc Toản, Kim Đồng... lập lên những chiến công hiển hách. Lượm đã xứng đáng là tấm gương kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cha ta trong thời kì cách mạng tháng Tám.
Lượm ơi, còn không?
Một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài để nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm? Nhà thơ đã gián tiếp trả lời bằng việc khắc lại hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối bài:
Chú bé loắt choắt
Cái sắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cải đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Lượm vẫn còn mãi mãi trong lòng dân tộc, trong tác giả và trong lòng em. Một chú bé liên lạc xinh xắn, nhanh nhẹn, hoạt bát, vẫn còn là con chim chích nhỏ nhảy trên đường vàng tươi đẹp.
Từ hiện thực của một đất nước anh hùng, Lượm là nhân vật tiêu biểu cho một thế hệ thiếu niên thời chống Pháp. Hình tượng nhân vật ấy có sức mạnh cổ vũ bao thế hệ đã qua xông vào cuộc chiến đấu đánh đuổi ngoại xâm và sẽ còn tiếp tục cổ vũ chúng em trên con đường xây dựng xã hội mới. Bài thơ Lượm của Tố Hữu đang và sẽ còn tạo được cảm tình tốt đẹp cho các thế hệ thiếu nhi Việt Nam.
Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.
Nguồn: https://lazi.vn/edu/exercise/266294/hay-viet-doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-luom-trong-luc-hi-sinh-doan-van-tu-6-8-cau