Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng xót thương thay! Em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.
Nhà văn An-đéc-xen khiến thế giới biết đến với vô vàn tác phẩm để đời và “Cô bé bán diêm” chính là một trong số đó. Tác phẩm này không có một cái kết đẹp như bao truyện khác của ông thế nhưng nó để lại trong lòng bạn đọc những bài học về cách sống thông qua hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá. Em mồ côi mẹ từ khi bà mới mất, phải sống cùng người cha trên cái gác xép nhỏ tối tăm, lạnh lẽo hay đánh đập, hành hạ em. Đêm giao thừa cuối năm, khi người người nhà nhà đều nhanh chóng trở về nhà để quây quần bên gia đình thì cô bé tội nghiệp ấy phải đi bán những que diêm nhỏ trong tình trạng đầu trần, chân đất giữa cái rét giá buốt ấy. Suốt cả một ngày, cô bé không bán được bao diêm nào, em lo sợ không dám trở về vì sợ người cha lại đánh đập, chửi mắng. Em cố nép cơ thể vào góc tường ven đường, lo ngại rồi từ từ thắp những que diêm của mình lên để sưởi ấm, cũng từ đó, những ước ao bé nhỏ hiện lên trong em thật tươi đẹp. Lần lượt đốt những que diêm là lần lượt những ước mơ chân thực biết bao, đó là các lò sưởi ấm áp, đó là một mâm cỗ đầy thịnh soạn, hay một ước ao mãnh liệt nhất chính là hình ảnh người bà hiện ra, đang đưa tay ôm lấy em, ôm lấy thân thể nhỏ bé đang co ro giữa trời đông lạnh giá này và cùng bà bay lên trời cao mãi mãi, rời xa cái thực tại rét buốt, cực khổ nơi đây. Những ước mộng của cô bé thật giản đơn mà chân thực biết bao, đó là những thứ em cần nhất lúc này, là hơi ấm xóa đi cái giá rét của thân thể, hơi ấm của niềm vui gia đình, hơi ấm của tình yêu thương vô bờ bến. Không một ai để ý đến em, người ta đi qua đi lại nhưng chẳng ai hỏi han em được một câu, để rồi đến khi cô bé đã rời xa cõi đời này vĩnh viễn, cái nhìn lạnh lùng của kẻ đi người lại vẫn cứ hiện hữu trước thân xác của em. Thế nhưng, nó cũng là một sự giải thoát khỏi cho em, rời khỏi tất cả những tăm tối của cuộc đời này, em đến một thế giới có bà, có mẹ, có tình yêu thương, nơi em không phải chịu những đau đớn, cực khổ nữa. Cái chết của cô bé cũng chính là một hồi chuông cảnh tỉnh mà nhà văn về thực trạng xã hội lúc bấy giờ, một xã hội lạnh lùng, vô cảm , không quan tâm đến người xung quanh, để rồi đưa ra bài học về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống này. Dưới ngòi bút đầy tài hoa của An-đéc-xen, câu chuyện “Cô bé bán diêm” không mang một sắc thái quá bi thương mà vẫn có những màu sắc trầm bổng về những giấc mơ thần tiên, về tình yêu thương ấm áp và sự ra đi của cô bé bán diêm ở cuối truyện cũng diễn ra một cách hết sức nhẹ nhàng, khiến cho người đọc không cảm thấy quá nặng nề mà qua đó trăn trở, nhức nhối trong lòng một bức thông điệp về cách sống của nhà văn.
Em tham khảo nhé !!
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng xót thương thay! Em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.
Tham khảo:
Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.
Từ văn bản "Tôi đi học" em cảm thấy ciệc học tập có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người và sự phát triển của xã hội. Ý thức được điều đó nên đa số các bạn học sinh đều rất cần cù, chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức của mình,để mai sau tìm kiếm được một công việc tốt nuôi sống chính bản thân mình và gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn học sinh còn lơ là, chủ quan, lười biếng, xem thường việc học. Họ đến trường mà không ham thích, xem đó như một việc làm bắt buộc, ngồi trong lớp không tập trung nghe giảng mà uể oải nằm lên nằm xuống hay làm việc riêng,... Nếu tình trạng này kéo dài thì các bạn sẽ bị hổng kiến thức, kết quả học tập ngày càng kém, dần dần sinh ra chán nản, muốn bỏ học và sa vào các tệ nạn,... Trong tương lai, các bạn sẽ sống trong xã hội mà khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, với vốn kiến thức hạn hẹp của mình thì làm sao bạn có thể tìm được công việc tốt. Chính vì vậy, ngay từ lúc này, học sinh chúng ta cần phải phấn đấu học tập nghiêm túc, nghiêm khắc rèn luyện mình để mai sau thành công trong cuộc sống.
Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường...
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường.
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
Em tham khảo !
Hồ Chí Minh từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Học mà không hành thì vô ích còn đến “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, giúp chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa học và hành. Ngay từ đầu Nguyễn Thiếp việc học thực sự quan trọng: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Ông phê phán lối học hình thức, cưỡi ngựa xem hoa gây ra biết bao hệ quả. Ông chỉ ra được phương pháp học đúng đắn mang lại hiêu quả cao nhất. Các quan điểm của ông đều chuẩn xác và đều giải thích cho câu nói học phải đi đôi với hành. Học là quá trình thu nạp, tích luỹ kiến thức cho bản thân trong một thời gian dài. Học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn từ nhỏ như học ăn, học nói, học gói, học mở. Học từ cơ bản đến nâng cao tương tự như xây một ngôi nhà, muốn có ngôi nhà chắc thì móngtrước tiên phải vững. Con người thu nạp kiến thức và phải sử dụng kiến thức đó và cuộc sống mới hiệu quả. Học cung cấp kiến thức, kĩ năng mà còn giúp mỗi cá nhân phát triển tương lai. Học muốn hiệu quả phải học đúng các, có phương pháp. Nếu chỉ học mà không hành thì kiến thức chỉ vô ích, con người không làm được việc. Chẳng hạn như bạn các kiến thức Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng,… các kiến thức đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Có nhiều người sau khi ra trường lại không theo nghề bởi học đã không vận dụng, thực hành mà chỉ biết có học thuộc lòng. Nếu chỉ học mà không hành chắc chắn sẽ học trước quên sau, kiến thức vô bổ. Thật khâm phục La Sơn Phu Tử giúp chúng ta hiểu được bản chất của học và hành thật sự quan hệ với nhau chặt chẽ. Học thu nhận kiến thức, hành giúp các kiến thức đó hữu ích cho con người..Ngày nay, bên cạnh những học sinh, sinh viên học hành chăm chỉ còn một vài đối tượng học chỉ lấy hình thức, lấy tiếng chứ không thực sự giá trị. Các bạn trẻ chỉ biết chăm chú vào điện thoại mà quên đi việc tiếp nhận kiến thức và vận dụng vào thực tế. Điều này rất đáng báo động. ... “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, “học” và “hành” đều có tầm quan trọng và gắn bó với nhau. “Học” thu nạp kiến thức và hành áp dụng thực tế vào cuộc sống. Qua trên chúng ta nên thay đổi phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân.
Dòng cảm xuc của nhân vật "tôi" là dòng cảm xúc theo trinh tự không gian và thời gian. Đây là dòng cảm xúc vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt trong lần đầu tiên đi học:
- Nhân vật "tôi" cảm thấy mọi vật quanh mình thay đổi một cách lạ lùng, dù là con đường đã quen đi lại lắm lần. Và bỗng nhận ra rằng, chính mình đang có một sự thay đổi lớn lao: "hôm nay tôi đi học".
-Nhân vật"Tôi" đã có quyết tâm học tập ngay từ ngày đầu đi học, ko để thua kém bạn bè khi bảo với mẹ đưa cho mình cầm thước, bút.
-Rồi cảm thấy ngôi trường bỗng nhiên to lớn, đẹp đẽ, đâm ra lo sợ vẩn vơ...
-Qua 2 h/a so sánh thấy rằng nhân vật tôi khát khao, và mong muốn như những ng học trò cũ để khỏi sợ sệt.
-Cảm thấy lo sợ khi phải rời xa bàn tay yêu thương của mẹ, và cuối cùng, cậu đã bật khóc nức nở. Chi tiết ấy ko phải nói rằng nv ''tôi'' nhút nhát, nhưng là lần đầu tiên rời xa cái thế giới quen thuộc mà mình vẫn thường ngày đối diện, bc vào hoàn toàn 1 thế giới khác.
-Khi đã vào lớp, nv "tôi" lại thấy mọi vật hay hay. Và thích thú nhìn ra xung quanh. Rồi tự nhiên ko còn cảm thấy xa lạ hay sợ hãi mà là cảm giác gần giũ thân quen ngay với cả nh~ ng bạn chưa lần nào gặp mặt.