Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
cái này mik tham khoảo trên mang á