Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên liệu làm bánh chưng gồm: lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hành, tiêu… Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc kỹ càng. Lá dong chọn lá xanh đậm, có gân chắc, lá to không bị rách hoặc héo rũ, sau đó đem rửa sạch, phơi qua nắng để lá héo sẽ dễ gói hơn. Gạo nếp phải chọn loại thơm và dẻo, hạt đều đặn, đem vo qua nước rồi ngâm 2 - 3 tiếng để hạt gạo nở đều, khi luộc sẽ nhanh chín hơn. Đậu xanh xát bỏ vỏ, đun nhừ rồi vo thành từng viên tròn để làm nhân. Riêng với thịt lợn, người làm bánh chọn miếng thịt có cả mỡ và nạc, thường là thịt ba chỉ để đảm bảo độ ngầy ngậy, không bị quá khô hoặc quá ngán. Ngoài ra cần phải chuẩn bị thêm lạt giang chẻ mong, ngâm qua nước để buộc bên ngoài bánh. Tất cả các nguyên liệu này chính là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, vùng có khí hậu quanh năm nóng ẩm, nhiệt đới mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Khó nhất trong cách làm bánh chưng chính là khâu gói bánh. Người gói đòi hỏi phải có tay nghề, sự tỉ mỉ, kiên trì và khéo léo thì bánh mới vuông vức, đều đặn, đẹp và chắc tay. Đầu tiên, xếp 2 tàu lá dong úp xuống, hơi chồng lên nhau. Sau đó, xếp tiếp 2 lá mặt ngửa theo hình chữ thập lên trên rồi đặt khuôn gói vào chính giữa. Gói lần lượt các mặt lá xung quanh thành hình vuông của khuôn rồi đặt một khuôn mới, vuông và to hơn phía ngoài. Đến đây, mở lá lấy khuôn ở phía trong ra, rải lần lượt nguyên liệu vào bên trong, gạo nếp thì phủ kín 2 mặt lại, dàn đều và gói cẩn thận. Khâu gói bánh đòi hỏi phải chắc tay, cẩn thận buộc từng dây lạt để bánh không bị méo mó, không bị vỡ khi luôn chín. Khó là khó vậy nhưng lạ thay, cả già trẻ, gái trai đều quây quần, háo hức được gói bánh. Luộc bánh chưng phải luộc bếp củi, thời gian từ 8 - 10 tiếng thì bánh mới mềm, thơm ngon. Trong quá trình luộc phải luôn canh để lửa đều, vừa phải trong nồi có đủ nước. Được một nửa thời gian thì lật bánh, đổi vị trí của những chiếc bánh để không bị đập nát hoặc nhão. Đến khi bánh chín, vớt ra, xếp thành từng lớp rồi dùng vật nặng nén lại nhưng vậy, bánh sẽ rền, mịn, phẳng và chắc hơn.
Em tham khảo nhé !!
Nếu như Hàn Quốc có kim chi và canh rong biển, Nhật Bản có cơm sushi thì Việt Nam lại nền nã y như nó vốn có với món bánh chưng truyền thống.
Mỗi loài hoa sẽ có một hương thơm riêng, mỗi dân tộc sẽ có một bản sắc văn hóa và phong tục tập quán đặc trưng không trộn lẫn. Một trong những yếu tố tạo nên Văn hóa bản sắc dân tộc là văn hóa ẩm thực. Vâng, và chúng ta đang nói đến dân tộc Việt Nam dịu dàng và duyên dáng với chiếc áo dài duyên dáng, dưới chiếc nón lá xinh xinh và du dương trong những câu quan họ ngọt ngào nồng đượm. Chắc có lẽ bởi thế mà bánh chưng- một món ăn giản dị đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay.
Truyền thuyết kể rằng, vào thời vua hùng thứ sáu, nhà vua đã già và muốn truyền ngôi cho con nhưng chưa biết chọn ai trong số những người con trai của mình. Bởi thế, vua Hùng bèn gọi các con lại và nói rằng nếu ai tìm được món ăn ngon nhất để cúng Tiên Vương thì sẽ được nối ngôi. Các Lang nghe vua cha nói vậy, bèn kẻ lên rừng, người xuống bể tìm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị để mang về cúng Tiên vương. Người con thứ mười tám của nhà vua là Lang Liêu, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh đâm sinh bệnh rồi chết. Từ nhỏ, chàng đã sống ở ngoài cung vua, hòa nhịp với cuộc sống của nhân dân lao động. Chàng vốn tính tình thuần hậu, chí hiếu nhưng lực bất tòng tâm , không biết kiếm của ngon vật lạ ở đâu để dâng lễ Tiên Vương. Vào đêm trước ngày tế lễ, chàng nằm mộng thấy có người chỉ rằng:” Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống con người. nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh giấc, bèn làm theo lời thần dặn làm bánh cúng Tiên Vương và được vua hùng truyền ngôi cho. Từ đó, bánh chưng trở thành một vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết trong dân gian Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, được gói bằng lá rong màu xanh rất đẹp mắt. Đó là một món ăn giản dị xuất phát từ một nền văn minh lúa nước. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, đỗ xanh, hành củ, hạt tiêu và thịt lợn. Gạo càng ngon thì bánh sẽ càng dẻo. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ. Thịt quá nạc bánh sẽ bị khô và ngược lại thịt quá mỡ sẽ khiến cho bánh ăn bị ngấy, mau chán Khi gói bánh, sau một lớp gạo lè đến một lớp đỗ, nhân là thịt lợn và hành được cho ở giữa rồi tiếp tục đến một lớp đỗ, rồi một lớp gạo. Lá dong là lá được dùng để gói bánh chưng vì có màu xanh rất đẹp và dịu, lại không làm mất đi hương vị của bánh. Khi gói phải gói thật kín, để khi luộc nước không thể vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc nhưng phải khéo. Gói lỏng tay, bánh không ngon. Song nếu quá chắc, bánh cũng không ngon.
Độc đáo nhất là, bánh chưng được nấu trong thời gian dài, 8-10 tiếng đồng hồ. phải để lửa vừa phải, không to quá và cũng không bé quá. Tuy gọi là luộc bánh chưng nhưng nước không trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu được luộc (gạo nếp, đỗ, thịt lợn,…) nên là hình thức hấp hay chưng giúp giữa nguyên được vị ngon của gạo đỗ và thịt. Chắc có lẽ vì cách chế biến ấy mà người ta mới gọi thứ món ăn bổ dưỡng ấy là bánh chưng. Thời gian luộc bánh lâu nên các hạt gạo mềm ra như quyện vào nhau, không giống như khi đồ xôi. Khi hạt gạo nhừ mà quyện vào nhau như thế người ta gọi là bánh chưng “rề”, tức là bánh chưng đó đã đạt đến độ quyện dẻo như ý, là bánh ngon. Cũng nhờ đặc điểm thời gian làm chín bánh lâu, lại trong nước sôi nên nhân bánh là đỗ hay thịt có đủ thời gian để nhừ ra, hòa quyện đan cài các hương vị vào với nhau tạo nên một món ăn hoàn chỉnh nhất. Đó phải chăng cũng là quan niệm sống hòa đồng, hòa quyện, cởi mở của dân tộc ta?
Chế biến bánh chưng không khó nhưng cần công phu tỉ mỉ và bàn tay khéo léo. Đó cũng chính là những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam.
Tham khảo tại:
https://lazi.vn/edu/exercise/941073/viet-1-doan-van-1-trang-giay-thuyet-minh-ve-1-danh-lam-thang-canh-cua-viet-nam-trong-doan-co-1-cau-ghep-gach-chan-chu-thich-ro
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...)
TB:
Nêu nguyên liệu để làm tò he:
+ Bột nếp
+ Phẩm màu
+ Que tre
...
Cấu tạo:
2 phần
+ Phần hình
+ Phần que cắm
Cách tạo ra tò he:
+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu
+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre
+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu
...
Công dụng:
+ Trang trí
+ Làm quà tặng
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Có những kỉ niệm sẽ nhạt dần theo năm tháng nhưng những kỉ niệm đã hằng sâu trong tim thì không cách nào bỏ đi được. Với tôi, với bạn, chắc chắn ai cũng sẽ có những kỉ niệm như vậy. Riêng tôi, chỉ cần nghe đến cái tên “Hoàng Lâm” là vết thương trong tiềm thức lại tấy lên, đau nhói.
Tôi và Lâm sinh cùng ngày và trong cùng bệnh viện, nhà chúng tôi lại là hàng xóm nên không có gì khó hiểu khi tôi và Lâm thân với nhau lắm. Chúng tôi cùng lớn lên với những kí ức trong veo. Ngay từ khi còn bé, Lâm đã cao lớn và khỏe mạnh hơn tôi rất nhiều nên vì thế Lâm hay bênh vực tôi lắm.
Tôi vẫn còn nhớ như in những năm cấp một, chúng tôi cùng nhau cố gắng để được trường chọn thi “hoa trạng nguyên” nhưng cuối cùng chỉ có một người được chọn và đó là Lâm. Tôi giận ghê lắm, với ý nghĩ non nớt và ngô nghê của một đứa trẻ, tôi cho rằng Lâm đã ăn gian. Tôi không thèm nói chuyện với Lâm gần một tháng, rồi ngày Lâm đi thi cũng đến và lần đó Lâm được giải Trạng Nguyên. Người đầu tiên Lâm báo tin là tôi, tôi vui quá nhảy cẫng lên và ôm chầm Lâm, tôi quên luôn mình đang giận.
Theo thời gian, tôi và Lâm cùng lớn lên. Chúng tôi cùng học ở một trường trung học nhưng khác lớp. Càng lớn, Lâm càng đẹp, một nét đẹp rất nam tính bụi bặm, nhưng đôi mắt lúc nào cũng buồn buồn và hay nhìn về đâu đó vô định. Còn tôi, người ta nói rằng tôi đáng yêu, với đôi mắt lúc nào cũng ngân ngấn nước và đôi má phúng phính. Tính tôi trẻ con lắm, chính vì thế mà tôi giận Lâm không biết bao lần. Ví dụ nhé, tôi không biết đi xe đạp nên Lâm là người đưa rước tôi mỗi ngày, mỗi lần Lâm đến đón trễ tôi nhất quyết không lên xe, mỗi lần thế nhìn Lâm tựa hồ như buồn lắm.
Tôi nghịch lắm, đầu têu của những trò quậy phá trong lớp hầu hết đều là tôi. Một lần nọ, tôi rủ rê cả lớp cúp học và đi chơi, hôm sau, cả lớp tôi bị phạt. Thầy hỏi ai là người “cầm đầu”, Lâm bước lên và nhận tội thay tôi. Lâm nhìn tôi cười hiền, ấm áp quá, đôi mắt Lâm như nói với tôi rằng: “không sao đâu, đừng sợ”. Tôi mím môi, giương đôi mắt đỏ hoe hết nhìn thầy rồi nhìn Lâm, tôi sợ lắm. Thế rồi tôi cũng thở phào nhẹ nhõm vì Lâm chỉ bị phạt trực vệ sinh một tuần. Chiều đó, Lâm lại chở tôi về, lưng áo ướt đẫm mồ hôi, tôi khẽ: “Lâm cho Ngọc xin lỗi nha”. Lâm quay lại nhìn tôi rồi mĩm cười. Tim tôi hẫng đi một nhịp, không hiểu sao hình ảnh nhiều năm về trước lại hiền về, lúc Lâm báo tin vui cho tôi, mập mờ.
Nhưng tình cảm thân thiết của chúng tôi cũng có lúc bị lung lay, tất cả là do tôi. Tôi nhớ, đó là một buổi chiều, tôi nhờ Lâm chở đi sinh nhật bạn. Lâm nói mười lăm phút sau sẽ đền, thế nhưng hơn nửa tiếng sau tôi mới thấy Lâm. Tôi giận: “nếu Lâm không đến được thì nói, tôi tự biết nhờ người khác”. Lâm không nói gì cả, kéo tôi lên xe, tôi vùng vằn một lúc rồi cũng ngồi im. Từng guồng quay xe đạp cứ chầm chậm lăn, dường như Lâm đang mệt lắm thì phải nhưng rồi tôi cũng thờ ơ không quan tâm. Lâm xin lỗi, tôi ậm ừ cho qua chuyện. Từ hôm đó, giữa chúng tôi có một khoáng cách, không quá lớn nhưng đủ làm tôi và Lâm không thân thiết nữa.
Đã là những năm gần cuối năm lớp chín, thi học kì, thi chuyển cấp, bài vở trở thành gánh nặng cho học sinh. Giờ đây, tôi không đi chung với Lâm nữa, sáng mẹ sẽ đưa tôi đi và chiều tôi lại có bố đón về. Vậy đấy, chỉ vì quá bận rộn nên tôi cũng không biết Lâm đã bỏ học gần một tuần rồi. Thi học kì xong, tôi mới nghe lũ bạn nói Lâm bỏ thi. Bao thắc mắc ngờ vực ùa đến trong tôi. Tôi chạy thật nhanh sang nhà Lâm, được tin Lâm đang trị liệu ở bệnh viện, tôi lã người đi. Tôi nhờ mẹ Lâm chở tôi đi thăm Lâm. Tôi hoang mang thật sự, đứng trước phòng bệnh của Lâm nhưng tôi không dám bước vào. Lâm bị bệnh gì? Lâm có làm sao không?... Tôi đang tự nhát chính mình, lắc nhẹ đầu để xua đi những ý nghĩ không hay. Tôi thở dài rồi đẩy cửa bước vào. Trước mắt tôi là một Hoàng Lâm xanh xao, sự mệt mỏi và đau đớn chiếm lấy cơ thể tràn đầy sức sống ngày nào. Tôi ngồi cạnh Lâm, khóc rất nhiều, Lâm xoa xoa đâu tôi, tôi nấc lên từng cơn. Hôm đó, tôi tâm sự với Lâm đến chiều, tôi nói nhiều lắm, còn Lâm nhìn tôi chăm chú và mĩm cười. Tim tôi lại đập nhanh hơn khi thấy nụ cười đó, tôi ra về nhưng lòng buồn rười rượi. Tối đó, tôi không ngủ được, mãi gần sáng tôi mới chợp mắt được đôi chút. Sáng đó, tôi dậy sớm, định sẽ nấu gì cho Lâm, nhưng mẹ tôi báo Lâm đã mất khuya hôm qua. Tôi quị xuống.
Sau đám tang của Lâm, tôi lơ ngơ như mất hồn, tôi suốt ngày co ro trước nhà Lâm, ai cũng nhìn tôi đầy ái ngại. Bố mẹ tôi đã định cho tôi nghỉ thi và sẽ cho tôi học trường tư, thế nhưng đến ngày thi không hiểu tôi lấy đâu ra nghị lực, tôi làm bài rất tốt và tôi đã đậu vào một trường chuyên danh tiếng. Một ngày mưa buồn, tôi lại co ro trước nhà Lâm, lạnh lắm, mẹ Lâm lôi tôi vào nhà và đưa cho tôi một hộp gỗ, bà nói: “Lâm gửi cháu trước lúc mất, nó dặn cô cháu phải vào cấp ba thì cô mới được đưa”. Những nếp nhăn trên khuôn mặt người mẹ tội nghiệp xô lại vào nhau ép cho từng giọt nước mắt lăn dài.
Tôi chạy về nhà, mặc kệ trời mưa, mặc kệ quần áo ướt, tôi chạy lên phòng khóa cửa lại. Tôi mở hộp, bên trong có rất nhiều ảnh, một cặp nhẫn và một lá thư rất dài. Trong thư, Lâm nói rất nhiều, nhắc tôi biết bao kỉ niệm. Tôi khóc, nước mắt lại làm nhòe thêm những dòng chữ vốn đã đẫm nước mắt của Lâm. Tôi xem từng tấm ảnh một, có tấm Lâm chụp lén khi tôi đang ngủ, có tấm chụp chung với đám bạn, có tấm khi tôi còn bé tí, và rất nhiều tấm chụp chung với Lâm. Tôi bàng hoàng khi nhận thấy một dòng chữ được nắn nót cẩn thận “Lâm yêu Ngọc”. Tôi gào lên: “tại sao, Lâm về đi, Lâm về với Ngọc đi, sao Lâm không cho Ngọc cơ hội nói lên tình cảm của mình, Lâm về đi…”. Giờ đây, tôi đã dần bình tâm, cặp nhẫn của Lâm, tôi đeo một chiếc, còn một chiếc tôi lồng vào dây đeo ở cổ, nó giúp tôi cảm thấy không cô đơn.
“Lâm à, Ngọc biết Lâm đang ở đâu đó trong thế giới vô hình, nhưng Lâm hãy luôn dõi theo và bảo vệ Ngọc nhé”
Mỗi kí ức là một bản nhạc, có hay có dở, có vui có buồn. Tuy bản nhạc trong tôi vô cùng buồn bã và nhiều nước mắt nhưng tôi sẽ không bao giờ quên nó vì đó là bản nhạc mà tôi và Lâm cùng viết lên. Trên trời cao, lấp lánh nụ cười của Lâm.
Tham khảo:
Trên bàn học của bạn hẵn không thể thiếu một cái ống đựng bút xinh xắn. Nếu mua ngoài hàng thì không nói làm gì, nhưng nếu bạn tự tay làm nó thì sẽ rất độc đáo đấy.
Để làm được một chiếc ống đựng bút, bạn cần chuẩn bị: Một tấm bìa cứng với kích thước 12 X 20 centimét. Một tấm bìa mỏng. Giấy màu. Keo dán, kéo.
Đầu tiên, bạn hãy lấy tấm bìa cứng, cuốn lại thành hình trụ để làm ống đựng rồi dùng keo dính lại. Đặt ống đó lên tấm bìa mỏng. Vẽ một hình tròn quanh đáy ống bơ và vẽ hình cây cỏ liền vào hình tròn đó. Dùng kéo cắt rời hình vừa vẽ. Đặt hình vừa vẽ lên giấy màu xanh lá cây, căn đều và dùng kéo cắt rời, dán hai phần lại với nhau. Tương tự như hình cây cỏ, bạn có thể vẽ nhiều hình khác theo trí tưởng tượng của bạn. Phủ giây màu xanh da trời quanh ống, dán lại. Phần hình tròn dán dưới đáy ống, hình cây cỏ phủ gấp lên trên, cắt một sọc giấy bìa cứng làm thân bông hoa sao cho thân đó cao hơn ống một chút và cắt một bông hoa đính vào thân. Cuối cùng, đặt bông hoa đính vào đáy ống.
Vậy là chúng ta đã có một ống đựng bút xinh xắn (chiếc ống này phải bền, đẹp và các mối nối phải chắc chắn). Tương tự như vậy, bạn có thể làm được nhiều ống đựng bút với hình thù và màu sắc khác nhau. Với chiếc ống này, bạn có thể để những chiếc bút vào đó mà không sợ bị thất lạc.