Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm hồn của con người...)
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm thiên nhiên là gì? Tâm hồn con người là gì?
Lí giải vì sao thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm hồn con người:
+ Vì thiên nhiên giúp ta vượt qua những điều thiếu thốn, khó khăn, những ''bức vách'' ngăn cách trong tâm hồn con người
+ Là liều thuốc giúp tinh thần con người thư thái
+ Là người bạn, người đồng chí của con người
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Tinh thần yêu thiên nhiên vượt qua nghịch cảnh của người chiến sĩ và chủ tịch HCM...
Cách để thiên nhiên gần hơn với tâm hồn con người:
+ Cảm nhận thiên nhiên một cách chân thật nhất
+ Yêu những điều thuộc về thiên nhiên
+ Bảo vệ thiên nhiên
...
Tình cảm của em đối với thiên nhiên?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm hồn của con người...)
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm thiên nhiên là gì? Tâm hồn con người là gì?
Lí giải vì sao thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm hồn con người:
+ Vì thiên nhiên giúp ta vượt qua những điều thiếu thốn, khó khăn, những ''bức vách'' ngăn cách trong tâm hồn con người
+ Là liều thuốc giúp tinh thần con người thư thái
+ Là người bạn, người đồng chí của con người
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Tinh thần yêu thiên nhiên vượt qua nghịch cảnh của người chiến sĩ và chủ tịch HCM...
Cách để thiên nhiên gần hơn với tâm hồn con người:
+ Cảm nhận thiên nhiên một cách chân thật nhất
+ Yêu những điều thuộc về thiên nhiên
+ Bảo vệ thiên nhiên
...
Tình cảm của em đối với thiên nhiên?
KB: Khẳng định lại vấn đề
Tham khảo
1. Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
2. Câu cảm thán:
- Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
- Ngột làm sao, chết uất thôi
Công dụng: Làm nổi bật/ Thể hiện tâm trạng của người tù: Ngột ngạt, uất ức, muốn thoát khỏi cảnh ngục tù, trở về với cuộc sống tự do.
3. Bốn câu thơ cuối bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu đã khắc họa rõ nét tâm trạng của người tù cách mạng. Bằng việc sử dụng các biểu cảm trực tiếp với rất nhiều từ ngữ giàu sức gợi cảm,những câu cảm thán, tác giả đã thể hiện nổi bật tâm trạng ngột ngạt uất ức cùng niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù. Mùa hè tươi đẹp đầy sức sống tràn ngập ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh hiện ra trong tâm tưởng như lời mời gọi tha thiết với thế giới tự do khoáng đạt làm cho người tù càng cảm nhận rõ sự tù túng, ngột ngạt của bốn bức tường giam và càng khao khát tự do mạnh mẽ: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”. Ôi, niềm khao khát tự do của người tù thật mãnh liệt! Niềm khao khát ấy thể hiện qua ý nghĩ táo bạo, ước muốn hành động mạnh mẽ: muốn đạp tan phòng, phá tan tù ngục để thoát ra ngoài cuộc sống tự do. Nhưng làm sao anh có thể thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt chỉ với thân tù gầy yếu lại không một tấc sắt trong tay? Vì thế anh càng cảm thấy ngột ngạt uất ức: “Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”. Với cách sử dụng câu thơ với nhịp ngắt bất thường cùng những động từ mạnh, tính từ miêu tả trạng thái và các từ ngữ cảm thán có sức gợi tả lớn, tâm trạng người tù đã được khắc họa rõ nét. Người tù khao khát ước muốn thoát ra thế giới bên ngoài một cách mãnh liệt. Nhất là khi tiếng tu hú ngoài kia vẫn cứ thôi thúc, giục giã: “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” Nếu như tiếng chim tu hú ở khổ đầu bài thơ là tiếng gọi thiết tha của thế giới thiên nhiên mùa hè đầy sức sống, khơi dậy trong lòng nhà thơ niềm yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết thì tiếng tu hú ở khổ cuối bài thơ lại gợi niềm chua xót đau khổ, thôi thúc hành động mạnh mẽ.
4. Vọng nguyệt - Ngắm trăng của tác giả Hồ Chí MinhĐi đường - Tẩu Lộ của tác giả Hồ Chí Minh
- Nội dung: Tâm sự chán chường, tù túng của tác giả khi phải chịu cảnh tù đày, hướng đến khát vọng tự do, đạp tan các rào cản chắn lối đường cách mạng của nhà thơ.
- Nội dung: Tâm sự chán chường, tù túng của tác giả khi phải chịu cảnh tù đày, hướng đến khát vọng tự do, đạp tan các rào cản chắn lối đường cách mạng của nhà thơ.
Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng
Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".
Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.
Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm