Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Giải thích
Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ chính nghĩa.
→ Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại.
b Phân tích
Trong xã hội có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần sự cứu giúp, lòng dũng cảm sẽ giúp con người hành động thiết thực, giải thoát họ khỏi tình huống đó.
Nếu trong cuôc sống, con người ai cũng có lòng dũng cảm, nghĩa hiệp thì sẽ có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, tạo nên cuộc sống văn minh, đẹp đẽ hơn.
Lòng dũng cảm đi cùng với tình yêu thương đồng loại, nếu thấy chết mà không cứu, thấy khó khăn mà không giúp thì đó là một con người vô cảm, hèn nhát, lạnh lùng cần bị xã hội đào thải.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có lòng dũng cảm để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Phê phán: Những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược, không dám đấu tranh, thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
1.3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề : lòng dũng cảm, rút ra bài học và liên hệ bản thân
bạn đưa thẳng 1 vấn đề, mình làm luôn nha chứ mình không có xem.
Trong cuộc đời con người chúng ta thì mỗi một người cho dù đi đâu đi chăng nữa cũng luôn luôn nhắc nhớ về một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Tình cảm gia đình mà tốt đẹp chắc chắn cũng sẽ nuôi dưỡng cho mỗi người một sự tin yêu, lạc quan hơn bao giờ hết và gia đình chính là hai tiếng gọi thật là thiêng liêng đối với cuộc đời một con người.
Gia đình có rất nhiều cách ví von khác nhau nhưng người ta vẫn hay nhắc nhớ đến nhất chính là câu chính là một tế bào, cũng chính là hạt nhân của xã hội. Trong mỗi gia đình mà có trọn vẹn, êm ấm và hạnh phúc thì lúc đó xã hội mới văn minh, dân chủ và giàu mạnh được. Bạn biết đó, từ lâu thì gia đình dường như cũng chính là cái nôi để đón nhận tiếng khóc chào đời của mỗi chúng ta. Nơi đó chúng ta nhận được sự bao bọc của cha mẹ, ông bà những người thương yêu. Gia đình luôn luôn có ảnh hưởng rất lớn đến với cuộc sống, những giá trị về nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình đó.
Không thể phủ nhận được rằng chính nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta cũng đã biết được rằng gia đình chính là nơi mà mỗi người cũng học được những bài học đầu tiên. Làm sao có thể phủ nhận được những bậc làm cha làm mẹ đã có công sinh thành ra chúng ta và đồng thời cũng chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ cái, đó còn là tiếng gọi bi bô, tiếng khóc dỗi hờn của con yêu và có cả tiếng cười đùa giòn tan và không ngớt của đứa con. Cũng chính những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do chúng ta vấp ngã. Và lúc này đây dường như cũng lại chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, đồng thời có thể che chở và yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất mà thôi. Tình cảm gia đình là một thứ tình cảm thiêng liêng và hơn hết nó còn chính là thứ tình cảm không thể thay thế được. Cuộc đời mỗi người dường như sẽ chẳng có ai luôn luôn sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, đó là những sự hi sinh thầm lặng, nhọc nhằn vì sự khôn lớn của đứa con. Đó là sự vất vả lo chính từng bữa cơm, giấc ngủ của những người con.
Thực sự con người chúng ta như cũng lại có thể cảm nhận được gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất, là một chốn thiên đường ấm áp đầy hương hoa và tình thương yêu. Gia đình chính là nơi hạnh phúc nhất và cũng yên bình nhất mà khi đi xa mỗi người con luôn khát khao và mong muốn có thể về gia đình của mình. Họ về để nhận được sự chia sẻ, nhận được tình yêu không bao giờ lừa dối. Ở đó ta nhận được sự cởi mở không bao giờ có những suy tính, những toan tính đắn đo thiệt hơn hay được mất mà ở đó chỉ có tình yêu mà thôi.
Và để có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm thì chắc chắn không thể thiếu được đôi bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày. Đó còn chính là những bài học, những nụ cười hiền lành có phần nghiêm khắc của người cha để mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với đứa con yêu của mình. Về nhà ta cảm nhận được mọi âu lo, mọi buồn đau dường như cũng chỉ là một cơn gió lướt qua mà thôi. Bên gia đình con người cảm nhận được những phút quây quần bên nhau, trao cho nhau những điều hay ý đẹp, ở nơi không có sự giả dối mà chỉ có quan tâm.
Gia đình luôn luôn có tầm quan trọng như vậy trong mỗi cuộc đời của mỗi một con người. Và trách nhiệm để có thể xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cũng không phải là cố gắng của một thành viên trong gia đình. Mà nó chính là vai trò cũng như trách nhiệm của tất cả các thành viên. Không thể có một gia đình hạnh phúc và ấm êm nếu như nó chỉ được xây dựng dựa trên sự đơn lẻ của một cá nhân mà nó phải được chung ta từ các thành viên. Chắc chắn gia đình của bạn sẽ hạnh phúc khi mỗi thành viên ý thức được vai trò, ý nghĩa của gia đình.
Mỗi người chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, đồng thời mỗi chúng ta cũng lại như chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn. Và tất cả tạo lên được những giá trị của sự hạnh phúc của gia đình. Người ta cũng có thể nhìn nhận được những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng lại luôn chan chứa được tình yêu của cha mẹ chúng sẽ có lỗi sống, lối hành xử khôn khéo, nhân đạo hơn những đứa trẻ được nuông chiều, hay gia đình không hạnh phúc.
Tổ ấm gia đình chính là cầu nối thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Và bạn hãy nhớ rằng hãy luôn luôn hướng về gia đình của mình. Gia đình là nơi không bao giờ quay lưng cũng như bỏ rơi chúng ta. Gia đình sẽ là điểm tựa, điểm dừng chân chắc chắn nhất khi con người cần nghỉ ngơi, khi vấp ngã.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nói thêm rằng trong xã hội hiện nay cũng lại còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị. Những đứa trẻ khát thèm hạnh phúc, mong muốn tình yêu của mẹ, của cha. Chính vì thế mà con người hãy biết thương yêu nhau hơn nữa để có thể có được một đại gia đình lớn – dân tộc. Chắc chắn đất nước sẽ phát triển, con người yêu thương nhau hơn. Hơn hết để cho con người thấy được tầm quan trọng của tình cảm gia đình, tình thương yêu của mỗi người.
Mỗi người chúng ta cũng cứ hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Gia đình chính là nền tảng để đưa xã hội phát triển và mang lại sự an toàn sự hạnh phúc cho mỗi thành viên sống trong gia đình yêu thương của mình.
Tham khảo:
Tình cảm gia đình là một tình cảm vô cùng cao đẹp và thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người .Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một nơi để về đó là gia đình. Chính vì thế, gia đình chính là ngôi nhà yêu thương và thiêng liêng nhất trên trái đất cho ta sự bao dung và vị tha, nguồn suối nóng chân thành của yêu thương, vì thế mái ấm gia đình và tình cảm gia đình chính là thứ mà tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh được.
“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.
Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.
Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.
Có một gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.
Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.
Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.
Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.
Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.
Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.
Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.
Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.Hãy mở lòng để tạo những mái ấm thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.
Tham khảo nha em:
Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.
Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.
Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.
Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.
Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.
Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.
tk
Nhà chính trị gia Benjamin Franklin đã từng nói: “Hãy ăn để thỏa mãn mình, nhưng mặc để thỏa mãn người khác”. Đúng như vậy trang phục là nhu cầu vật chất rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Không chỉ được xem như là một sản phẩm bình thường , mà ngoài ra trang phục còn được xem như là phẩm chất , tính cách con người chúng ta. Do xã hội ngày càng phát triển nên những trang phục truyền thống cổ truyền đã dần bị học sinh, nói một cách bao quát hơn là giới trẻ ngày nay thay đổi đa dạng hơn nhưng có một chút gì đó quá đà bởi các thứ quần áo không phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, môi trường,…
Trang phục là những loại vải được thiết kế thành những hình dạng dùng để mặc như áo, quần, váy,…, dùng để đội như nón, mũ,…, dùng để mang như giày, dép,…Chức năng chính của trang phục là dùng để bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp con người làm đẹp, thể hiện được sự hiểu biết thẩm mĩ của bản thân với mọi người.
Dân gian thường nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Con người có trở nên đẹp hơn bởi biết cách lựa chọn trang phục và ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh. Bởi thế, nếu giới chúng ta lựa chọn trang phục, điều đó sẽ giúp ta đẹp hơn, thoải mái hơn hoặc cũng có thể bị mọi người “kì thị” nhiều hơn. Vì vậy, lựa chọn được trang phục vừa phù hợp với mình vừa phù hợp với đôi mắt của mọi người xung quanh là rất quan trọng.
Trang phục đẹp là trang phục không cầu kỳ, giản dị nhưng hài hòa về màu sắc, phù hợp với học sinh ở mọi lứa tuổi. Không những vậy, nó còn thể hiện tính cách. Người có một trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kỳ. Người có một bộ trang phục hợp thời trang là người biết chăm chút vẻ bề ngoài của mình. Một bộ trang phục còn nói lên nghề nghiệp, trình độ của chúng ta, nó giúp ta tự tin hơn trong mọi tình huống.
Trang phục của giới trẻ đang trở thành một đề tài bàn tán với nhiều ý kiến trái chiều. Ngắn, mỏng, hở là ba từ chỉ tình trạng trang phục của học sinh và giới trẻ hiện nay. Tại những thành phố lớn, ta có thể thấy những bạn trẻ có cách ăn mặc táo bạo này. Những chiếc áo quá mỏng, quá hở, quần jean xé gấu, áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ có ý nghĩa đen tối hoặc tục tĩu,… Tất cả là do lối suy nghĩ lệch lạc, thích phá cách, đặc biệt là các bạn nữ thích khoe “body”, “mặc như không mặc”. Ra đường những chiếc quần ngắn cũn cỡn làm người ta phải xấu hổ giùm, hay những chiếc áo có thể xuyên thấu nhìn thấy cả nội y bên trong, thật không hiểu tại sao các bạn ấy lại có suy nghĩ mặc vào là đẹp, mặc vào là quyến rũ, là làm người khác phải ngưỡng mộ vẻ đẹp của mình.
Tôn vinh vóc dáng hay “khoe” vẻ đẹp hình thể vốn là một nhu cầu của mỗi người. Thế nhưng, nếu ta lạm dụng quá mức điều đó một cách lố lăng là một hành động thiếu đạo đức và vi phạm các chuẩn mực xã hội. Con người cần phải ứng xử lịch sự và tôn trọng người khác. Khoe không đúng chỗ, đúng lúc, đúng hoàn cảnh sẽ là điều xúc phạm, tự hạ thấp giá trị bản thân mình.
Đối với một người học sinh, người ta sẽ đánh giá sự hiểu biết, thậm chí là trình độ học vấn qua cách ăn mặc và cũng có thể là danh tiếng của ngôi trường chúng ta đang học qua bộ đồng phục học sinh. Đó là thời trang quen thuộc của mỗi học sinh, sinh viên khi đến trường ở Việt Nam. Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.
Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu…
Nhưng việc mặc đồng phục hiện nay đã có sự lạm dụng hóa. Nhiều bạn đi học không bao giờ ủi đồ, để quần áo nhăn nhúm đến trường, ai nhìn vào cũng cảm thấy khó chịu và đánh giá tính cách đầy lượm thượm, không chỉnh tề của chính bản thân chúng ta. Những chiếc váy của các bạn nữ thì ngắn hơn đùi, các bạn đi học luôn son môi, trang điểm đậm, thậm chí còn mặc nội y màu tối để làm nổi bật, như vậy sẽ mất đi giá trị của chiếc đồng phục học sinh, đồng thời thể hiện sự thiếu tôn trọng của bản thân đối với nhà trường.
Còn các bạn nam không bỏ áo vào quần, áo quần xộc xệch không ra hệ thống gì, ống quần thấp ống quần cao không giống đi học chút nào. Chúng ta hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.
Thật không lạ với những chiếc áo, chiếc váy khoét sâu, mỏng manh chỉ cần một cơn gió là có thể “phản chủ”. Họ quan niệm rằng, “đẹp là khoe” nên chọn cho mình những bộ áo quần ít vải, hở quá đà, nhưng người ta chỉ thấy “nóng mắt”, phản cảm từ những bộ cánh “ấn tượng” ấy. Từ những trang phục này, đại đa số đều cho rằng, đó là những con người vô ý thức, bởi nếu có ý thức thì họ đã không chọn những chiếc áo quá mỏng, những chiếc quần quá ngắn lộ cả phần nhạy cảm của cơ thể.
Thậm chí, nhiều người còn sử dụng phong cách ấy ở những nơi công sở, chốn công cộng, hoặc những nơi tôn nghiêm, thành kính khác.… gây sự phản cảm cho mọi người. Ta vẫn thường thấy những kiểu tóc lạ lẫm nhiều màu hay những hình xăm quái dị được các bạn trẻ ưu dùng xuất hiện trên các đường phố. Ta cũng thường thấy những kiểu kết hợp trong ăn mặc rắc rối, xa lạ, thiếu sự thân thiện, thiếu thẩm mĩ mà các bạn trẻ cho là bình thường. Một chiếc váy ngắn, một chiếc áo khoét cổ rộng lại xuất hiện trên sân chùa, viện bảo tàng, khu tưởng niệm, nhà văn hóa thì thật là không có văn hóa.
Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh cách ăn mặc “dị hợm” này. Nguyên nhân chính là do sự vi phạm đạo đức, lối sống đua đòi của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Họ thích làm nổi bậc mình, thích sống khác thường theo kiểu thời thượng kì quặc, lố lăng mà không quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống hay cảm nhận của người khác. Từ đó, làm nảy sinh những lối ăn mặc phản cảm, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Trào lưu “mốt” từ đó cũng ra đời và phát triển dần, đặc biệt người cập nhật xu hướng luôn là các bạn trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những bộ cánh đẹp mắt thì vẫn có những trang phục gây khó chịu với người đi đường. Lối ăn mặc “độc”, “lạ” và “dị” không giống ai của giới trẻ là một trong những vấn đề đáng ngại.
Tuổi trẻ luôn tò mò, hào hứng với những cái mới mẻ, cái khác lạ. Điều đó dẫn đến tình trạng lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi ứng xử của con người. Những chiếc áo, chiếc quần màu mè, sặc sỡ đi kèm với những phụ kiện kì dị càng gây nên sự mất thiện cảm với người khác. Các bạn trẻ cho rằng đấy là “độc lạ”, là “cá tính”. Thực chất, những bộ trang phục “không giống ai” mà họ mặc trên người chỉ gây sự chú ý khi ra đường theo hướng tiêu cực.
Gia đình chưa có cách giáo dục đúng đắn con em của mình. Xã hội còn thờ ơ, thiếu quan tâm hay điều chỉnh xu hướng sở thích của giới trẻ. Sự khác biệt luôn được đề cao nhưng khác biệt mà vi phạm các giá trị thẩm mĩ truyền thống và đạo đức con người thì cần phải loại bỏ, cần phải loại trừ ra khỏi cuộc sống. Đừng ngồi không đánh giá người khác, hãy tiến đến nhắc nhở, khuyên nhủ họ. Phong cách ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội.
Qua phong cách ăn mặc và trang phục của học sinh và giới trẻ, ta hiểu đất nước đó phát triển đến độ nào. Do vậy, các bạn trẻ cần chú ý khi lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng, hoàn cảnh và xu thế thời đại nhưng quan trọng hơn cả là không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Nâng cao năng lực thẩm mĩ, xu hướng thời trang tiến bộ là việc cần làm của giới trẻ hiện nay.
Nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm hơn nữa việc giáo dục, điều chỉnh phong cách ăn mặc cho giới trẻ. Xác định những kiểu trang phục truyền thống còn phù hợp và thay đổi nó, thiết kế nó sao cho có phong cách trong thời đại mới, đồng thời định hướng cho giới trẻ tiếp nhận những kiểu trang phục phù hợp của các dân tộc trên thế giới để giới trẻ có lựa chọn đúng đắn. Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực trang phục của dân tộc, đề cao giá trị đạo đức trong xã hội, tạo cơ hội hội nhập cho giới trẻ trong thế hệ hiện nay.
Không thể phủ nhận được rằng, trang phục sẽ làm tôn vinh và khẳng định vẻ đẹp của chúng ta. Để trang phục có thể thực hiện tốt chức năng ấy, chúng ta cần phải chọn lựa thật kỹ càng trước khi khoác lên mình một bộ cánh mới. Vấn đề trang phục của học sinh giới trẻ nhất định phải được suy nghĩ một cách nghiêm túc và có giải pháp điều chỉnh hiệu quả. Ngoài ra, ta phải luôn nhắc nhở bản thân rằng trang phục và văn hóa luôn song hành và có quan hệ mật thiết với nhau. Không nên khoe mẽ quá mức. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn là cách ứng xử văn hóa và nhã nhặn nhất mà con người cần thực hiện.
Bài làm
Sinh thời, bác Hồ đã từng nói học phải đi với hành . Điều đó đồng nghĩa với việc cách học phải thực sự hiệu quả , nâng cao khả năng nhận thức và tự giác . Tuy nhiên hiện nay , tình trạng học tủ học vẹt ngày càng lan rộng trong nhà trường.Cả hai cách học đều đem lại những hậu quả khó lường khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng đi xuống . Học tủ , học vẹt những bài của thầy cô giảng chính là không hiểu gì , đầu óc , rỗng tuếch,kiến thức hạn hẹp nông cạn . Khi đề ra so khác với ban đầu , lập tức học snh sẽ cảm thấy lũng tũng không biết làm cách nào để có thể giải quyết vấn đề . Tình trạng ngày càng một phổ biến cũng đều có nguyên nhân của nó . Nhiều người có thói quen ỷ lại , không chịu suy nghĩ để phat triển khả năng sáng tạo . Vì vậy , khi học ta phải vừa học vừa suy nghĩ , đặc biệt trước khi học thuộc câu chữ phải hiểu vấn đề , tránh xa vào việc lặp đi lặp lại . Xác định đúng mục đích của việc học tập học để làm người , để để mở mang kiến thức chứ không phải học để lấy thành tíchphù phiếm là cách mà một học sinh nên làm . Việc học tập xét đến cùng cũng đều để phục vụ tương lai . Hãy dùng phương pháp học tâp đũng đắn để những kiến thức ta có được trên ghế nhà trường có giúp ích cho chính cuộc sống của ta.
Đáp án
a. Mở bài (0.5đ)
- Nước Đại Việt ta là đoạn trích mở đầu trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Có thể nói, đoạn trích là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc.
- Thôi thúc từ tinh thần ấy, mỗi cá nhân ý thức được trách nhiệm của mình trước vận mệnh đất nước.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích: Tinh thần tự hào dân tộc (2đ):
+ Sự ngưỡng mộ, tự tôn về những vẻ đẹp trong bản sắc dân tộc.
+ Ý thức về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
+ Là biểu hiện kết tinh song hành cùng lòng yêu nước.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
* Biểu hiện của tinh thần tự hào dân tộc:
+ Nhận thức rõ hơn về bản sắc dân tộc, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, luôn giữ gìn những vẻ đẹp truyền thống của bản sắc dân tộc.
+ Thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế, mang những vẻ đẹp về giá trị cốt lõi của dân tộc mình đến thế giới.
+ Tự hoàn thiện bản thân, sống có ích, tử tế, có đam mê và hoài bão.
* Tại sao chúng ta có tinh thần tự hào dân tộc?
+ Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước để ghi tên mình vào bản đồ thế giới, mang lại ấm no cho nhân dân của Việt Nam trải qua không ít khó khăn, gian khổ. Dân tộc ta đã vượt qua tất cả, để “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
+ Chúng ta có nền văn hiến lâu đời, có kho tàng văn chương phong phú, có các di sản vật thể và phi vật thể đại diện của nhân loại, có những vị anh hùng, hiền triết nổi danh thế giới (Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...).
+ Chúng ta có những truyền thống tốt đẹp làm rạng danh dân tộc: yêu nước, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đoàn kết...
- Bình luận (2đ):
+ Tự hào dân tộc là tinh thần đáng trân quý và hoàn toàn đúng đắn.
+ Tuy nhiên, không nên tự hào dân tộc mù quáng, thái quá mà vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác.
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. Thế hê trẻ phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình: có ý thức trong việc giữ gìn và thể hiện bản sắc dân tộc, ra sức tìm tòi, học tập từ bạn bè quốc tế, tự hoàn thiện bản thân, sống xứng đáng với thế hệ đi trước đã đổ xương máu để chúng ta được hưởng nền hòa bình tự chủ như hôm nay.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị và sự cần thiết của việc hun đúc ở mỗi người tinh thần tự hào dân tộc.
a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.