K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

Mùa đông , giữa ngày mùa , làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau . Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi . Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại . Nắng nhạt ngả màu vàng hoe . Trong vườn , lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm , không trông thấy cuống , như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng . Từng chiếc lá mít vàng sẫm . Tàu đu đủ , chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi . Buồng chuối quả chín vàng đốm . Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng , như những vạt áo nắng , đuôi áo nắng , vẫy vẫy

có , có , sự mạch lạc trong vẳn bản :

Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tự hợp lí: Vì các câu, các ý ấy thống nhất xoay quanh một ý chung

 ''Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi, quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người''. Một câu nói rất là tâm đắc và đầy ý nghĩa thực tế. Với mỗi người, quê hương đất nước là nơi mà mình được sinh ra. Cũng vì thế, mà mỗi người cần nhớ và biết ơn quê hương mình. Nhân dân ta luôn có một lòng yêu nước dũng cảm, cuồng nhiệt. Từ ngày xưa, những cuộc chiến tranh được thắng vẻ vang là nhờ sự đồng lòng vượt khó, hợp tác với nhau để giành được. Không ngại gian khó hay nguy hiểm đang cận kề để tham gia cuộc chiến giành lại đất nước. Trừng trị và đánh bại những kẻ bán nước và kẻ cướp nước. Hiện nay, thứ tình cảm và lòng yêu nước sâu sắc này vẫn còn tồn tại và còn mãnh liệt hơn thế nữa. Nhất là trong giai đoạn dịch bênh Covid-19 này thì mọi người dân cần nâng cao ý thức hơn. Cả một đất nước hãy chung tay phòng chống thứ dịch nguy hiểm này.

-Trạng ngữ: gạch chân - chỉ thời gian

k cho m nha

2 tháng 10 2023

tham khảo

Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.

24 tháng 2 2021

Tham khảo:

Buổi sớm mai trên con đường quê hương yên bình đến lạ. Làn sương mỏng manh vẫn còn vương trong không gian. Trên cao, tiếng mấy nàng chích chòe, chị sáo sậu hót vang chào ngày mới, làn gió nhẹ lay động khóm tre cuối làng. Xa xa, các cụ ông dậy sớm đi bộ tập thể dục, chị hàng rau cộc cạch trên chiếc xe đạp tranh thủ chở rau ra chợ bán. Bác nông dân tay cuốc, tay cày vội vã ra đồng làm việc để tránh nắng ban trưa,...Tiếng gà gáy: Ò...ó ...o vẫn còn vang đâu đó. Bầu không gian trên con đường làng buổi sớm thật trong lành, thanh bình và dễ chịu. Yêu lắm! Quê hương tôi!

23 tháng 7 2019

a. Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc; khác nhau: mẹ bắt hai anh em Thành, Thủy rất thương nhau chuyện về hai con búp bê; Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay; Thủy để cả hai con búp bê lại cho Thành. Nhưng không vì thế mà văn bản ấy thiếu mạch lạc, vì toàn bộ các sự việc chính; hai anh em Thành, Thủy buộc phải xa nhau, nhưng các em đã nhất định không chịu để cho tình cảm anh em mình phải chia lìa. Trong đó “sự chia tay “và “những con búp bê" là sự kiện chính, còn hai anh em Thành, Thủy là nhân vật chính của truyện.

b. Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, xa nhau, khóc... cứ lặp đi lặp lại trong bài. Một loạt từ ngữ và chi tiết khác biểu thị ý không muốn phân chia cũng lặp đi lặp lại: anh cho em tất, chẳng muốn chia bôi, chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau, không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau... Các sự việc nêu trên đã liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất. Đó chính là sự mạch lạc văn bản.

Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay. Các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ thời gian.

c. Trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ:

- Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại ⟶ liên hệ tâm lí.

- Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường ⟶ liên hệ không gian.

- Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay ⟶ liên hệ thời gian.

- Đoạn kể về tâm trạng của hai an hem với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài ⟶ liên hệ tương phản.

- Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai an hem ⟶ liên hệ tương đồng.

⟹ Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí.

Đoạn văn :

Trong nhà, mẹ em là người chăm sóc và nuôi dạy em tỉ mỉ, chu đáo nhất. Mẹ em là người bán hàng. Ngoài một buổi bán hàng, mẹ ở nhà chăm lo việc nhà cửa và chăm sóc bố con em. Mẹ lo cho em từng bát cơm nóng, canh ngọt, từng tấm áo thơm sạch là ủi phẳng phiu. Có bàn tay mẹ, mọi việc trong nhà đâu vào đấy, gọn gàng. Mẹ vẫn hay xoa đầu em và bảo: “Con phải chăm học và ngoan nhé!”. Em dạ vâng và thấy yêu mẹ thật nhiều. Mẹ em vất cả lo toan việc nhà nhưng mẹ chẳng bao giờ than vãn. Mẹ là nơi ấm áp, an toàn để em nương tựa trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em. Em tự hứa phải học thật giỏi để có khả năng giúp mẹ đỡ vất vả hơn.

Sự liên kết và mạch lạc : Đi từ giới thiệu đến miêu tả, nói về phẩm chất cao đẹp của mẹ trong gia đình. Tiếp đến là nói lên sự quan trọng của mẹ và từ đó cố gắng họ tập để không phụ lòng mẹ.

7 tháng 12 2016

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn. Từ bài hồi hương ngẫu thư của hạ chi chương. Mà em càng hiểu, và yêu quê hương của mình.Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

7 tháng 12 2016

Cảm nghĩ về bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương văn 7

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

 

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

Mh chỉ bt thế thôi vui