K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cả
Toán
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Ngữ văn
Tiếng anh
Lịch sử
Địa lý
Tin học
Công nghệ
Giáo dục công dân
Âm nhạc
Mỹ thuật
Tiếng anh thí điểm
Lịch sử và Địa lý
Thể dục
Khoa học
Tự nhiên và xã hội
Đạo đức
Thủ công
Quốc phòng an ninh
Tiếng việt
Khoa học tự nhiên
- Tuần
- Tháng
- Năm
-
DHĐỗ Hoàn VIP60 GP
-
50 GP
-
41 GP
-
26 GP
-
119 GP
-
VN18 GP
-
14 GP
-
N12 GP
-
H10 GP
-
10 GP
Tham khảo nhé bạn
Mở đầu bài hát Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu: “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?”Nhắc đến hoa phượng là chúng ta nghĩ ngay đến mùa hè, đến sự chia tay của tuổi học trò với những kỉ niệm đáng yêu trong những tháng ngày đi học. Với em, kỉ niệm của những ngày tháng hồn nhiên đó gắn liền với cây phượng dưới sân trường vì có lẽ hình ảnh cây phượng đã quá gần gũi với lứa tuổi học trò chúng em. Phượng là loài cây to, cùng họ với cây vang, lá kép, lông chim. Cây phượng cao khoảng 10 đến 12 mét, trồng vài năm mới ra hoa. Gốc phượng xù xì, thân cây màu nâu sẫm, hoa mọc từng chùm đỏ rực, hoa càng đỏ thì lá càng xanh nở rộ vào đầu mùa hè. Phượng được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, dễ trồng, không kén đất, chịu được khô hạn, có tuổi thọ từ 30 đến 50 năm.Phượng có hai loại : phượng hồng và phượng tím nhưng người ta trồng nhiều là loại phượng hồng. Hoa phượng không thơm, có bốn cánh xòe ra dài 8 cm màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ năm mọc thẳng có đốm trắng. Hoa phượng nở không phải một cành mà là nhiều cành, nhiều chùm, nở một loạt, một vùng phủ một góc trời
đỏ rực. Người ta trồng phượng để lấy bóng mát, thường là nơi sân trường, công viên, vỉa hè. Đi trên những con đường trồng
nhiều cây phượng vào nùa hè, chúng ta cảm thấy vui mắt khi nhìn những cành phượng đỏ rực cả một góc đường. Hải Phòng là thành phố trồng rất nhiều hoa phượng nên có biệt danh là “Thành phố hoa phượng đỏ”. Trong âm nhạc, có nhiều nhạc sĩ sáng tác bài hát nói về hoa phượng như Nỗi buồn hoa phượng, Lưu bút ngày xanh của nhạc sĩ Thanh Sơn, Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng … nhưng có lẽ nhiều người thuộc nhất là bài Nỗi buồn hoa phượng với những ca từ ngọt
ngào, đi sâu vào lòng người, nhất là lứa tuổi học sinh còn cắp sách đến trường, mỗi khi hè về lòng bỗng thấy buồn xao xuyến: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
…. Màu hoa phượng thắm như máu con tim Mỗi lần hè sang kỉ niệm Người xưa biết đâu mà tìm” Có thể nói cây phượng gắn liền với lứa tuổi học trò. Vào giờ ra chơi, nam nữ học sinh thường ra vui chơi dưới gốc phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu, bắn bi, các bạn nữ thì chơi nhảy dây hoặc ngồi dưới những băng ghế đá nói chuyện vui vẻ. Hoa phượng nở và cùng với tiếng ve kêu là báo hiệu mùa hè đã đến, học sinh chuẩn bị viết lưu bút nhằm lưu giữ lại những kỉ niệm thân thương của những ngày tháng học trò vì sẽ chuẩn bị ôn tập và thi học kì hai rồi nghỉ hè, phải xa trường, xa lớp, chia tay thầy cô và bè bạn. Vì thế có câu thơ viết rằng : “Hoa phượng nở là mùa thi cử Chúc bạn hiền hai chữ thành công”. Những cô cậu học trò thường có thói quen là hái hoa phượng rồi ép vào vở. Mỗi khi giở ra thấy những cánh phượng bị ép thành hình con bướm trông rất đẹp và rất dễ thương. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi hoa phượng là hoa học trò vì trong sân trường có trồng nhiều cây phượng. Đến đầu tháng năm, mùa hè đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường gợi trong lòng học sinh những ngày tháng hồn nhiên của một thời áo trắng. Em rất yêu quí cây phượng vì nó như một người bạn thân thiết với em. Hè đến, hoa phượng nở rợp đỏ cả sân trường. Chưa bao giờ hoa phượng lại đẹp như lúc này. Dù sau này có đi đâu, về đâu, em vẫn nhớ mãi kỉ niệm những tháng năm còn đi học với những tháng ngày vui đùa bên gốc phượng, bên mái trường dấu yêu chất chứa những tình cảm hồn nhiên của tuổi học trò.
Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố, sáng rực một góc trời. Cái khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ. Hoa nở đỏ thắm các con đường trên phố.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Hoa phượng không chỉ đẹp bởi màu sắc, phượng còn là tuổi thơ, là kỷ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò.
Đất trời sinh ra muôn loài hoa và mỗi loài hoa đều có một cái tên rất đẹp, với những mùi hương quyến rũ. Mỗi loài hoa đều mang một vẻ đẹp riêng. Hoa phượng là loài hoa nở đỏ vào mùa hè, khi các chú ve cất lên bản tình ca mùa hạ.
Hoa phượng không có mùi hương thơm quyến rũ như hoa ngọc lan, hoa lài hay các loài hoa khác. Hoa phượng với những chùm hoa xinh đẹp, sắc hoa rực rỡ giữa trưa hè, biểu trưng cho vẻ đẹp sắc sảo của thời thiếu nữ, sự rực rỡ của tuổi thanh xuân và tô điểm thêm nét đẹp cho tà áo trắng học trò.
Nói đến hoa phượng là nhớ về những ngày vô tư cắp sách đến trường, là mùa chia tay bè bạn, là những đêm hè cùng nhau quây quần trên bãi cỏ ngồi ngắm trăng sao. Trong chúng ta đã có ai không một lần bứt cánh phượng. Nào ép cánh hoa vào vở, nào hái tặng người yêu chùm phượng đỏ...
Hè đến nhớ về một loài hoa
Cúi xuống nhặt cánh phượng rơi, không ai không bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm của một thời áo trắng, vô tư cười, vô tư yêu, vô tư ca hát, vô tư cầm tay nhau mà không hề e ngại hay đỏ mặt.
Cứ đến mùa hè, dù đi đâu trên khắp cả ba miền đất nước, từ đồng bằng lên miền núi, từ thành thị đến nông thôn... ở đâu ta cũng bắt gặp màu đỏ tươi thắm của chùm phượng vĩ.
Không hiểu từ bao giờ và ai đã có ý tưởng thật hay là trồng những cây phượng nơi trường học. Những bông hoa đỏ thắm như nhắc nhở ngày chia tay của niên học đã sắp gần kề. Ở thời điểm không có điện thoại, không có internet, ta mới thấm thía được cái cách xa biền biệt của chia ly.
Có những người bạn cùng lớp khi nghỉ hè trở về quê. Chúng ta chỉ gặp lại được họ trong niên học mới khi những bông hoa phượng bắt đầu rơi rụng khắp sân.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Hoa phượng không phải là một loài hoa hiếm. Hoa nở liên tục từ khoảng giữa tháng năm cho đến giữa tháng chín, đôi khi vào tháng 10, người ta còn tìm thấy một vài chùm hoa giấu mình sau những tàn lá xanh. Hoa nở từng chùm.
Mỗi hoa có năm cánh, bốn cánh màu đỏ cam mang những vết loang màu đỏ đậm, cánh thứ năm dày hơn. Hoa phượng mang một dáng vẻ kiêu sa với màu trắng mượt, điểm những vệt đỏ hài hòa như đuôi của một loài chim phượng, cho nên hoa đã được gọi là hoa phượng vĩ.
Khi còn trong nụ, nhất là khi nụ còn non, phải để ý lắm mới phân biệt được sự khác nhau giữa các cánh hoa. Hình như chúng ta ít ra cũng một lần ép cho mình một vài cánh phượng giữa những trang vở học trò mang đầy nét chữ vụng dại.
“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến. Cô học sinh nhỏ sớm nay chợt giật mình: “Phượng nở rồi sao?”, rồi cô nhìn mông lung, ánh mắt đong đầy biết bao nhiêu là cảm xúc.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay, có ai trả lời được tại sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô cứ trải dài theo những trang sách nhỏ, bên tấm bảng đen, và trên cả những buổi sớm mai như thế, những buổi sớm mai có màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.
Cánh phượng hồng bất chợt rơi, khẽ chạm vào nụ cười của những cô cậu học trò cuối cấp. Họ nhìn theo, một thoáng ngơ ngác, bâng khuâng… Nhớ lại một thời áo trắng, ngồi bên gốc phượng tung tăng vui đùa, đôi khi vô tình giẫm lên những cánh hoa phượng ngời sắc đỏ, đã đồng hành với tuổi học trò và vời vợi lúc chia xa.
Phượng tỏa hương khác với các loài hoa. Nó hăng hăng, chua chua nhưng không gắt như trái me, trái sấu, mà man mác đượm một nỗi niềm hoài vọng xa xôi. Phượng vừa là sự khởi đầu, vừa là sự kết thúc.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Khởi đầu cho đám học trò còn nhiều năm, kết thúc cho lứa học sinh ra trường. Bởi thế mà phượng mang tính cách của học trò, cũng hồn nhiên, sôi nổi, nồng nhiệt mà cũng không kém phần ưu tư…
Mùa phượng đến cũng nhanh, mà đi cũng nhanh như ta vừa chợp mắt mà trời đã sáng. Tuổi trẻ cũng vậy, chỉ khác hơn là mùa phượng còn trở lại những mùa sau, còn tuổi xanh chỉ đến duy nhất một lần. Chúng ta phải làm gì để mùa phượng đi qua không nuối tiếc, tuổi xanh còn lại không trở nên vô nghĩa.
Phượng nở nghĩa là hạ sang. Cái chân lý giản đơn của tuổi học trò đầy mơ mộng làm cho hoa phượng trở thành biểu tượng của những nỗi niềm lưu luyến. Hoa phượng mang sắc màu của những buổi hoàng hôn - màu đỏ thắm, làm cho cả một góc sân chợt bừng sáng những tia lửa của tình yêu thương. Mà không yêu thương sao được khi nó báo hiệu rằng người ta sắp phải xa nhau.
Bùi ngùi, nuối tiếc, ngồi ngắm từng cánh phượng lả tả rơi, cảm thấy trong lòng một nổi niềm bâng khuâng khó tả. Nhìn màu đỏ thắm rực hồng của hoa phượng, ta mới thấy hết cái ấm nồng của mùa hạ, cái phập phồng của những kỳ thi.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Có lẽ ai trong chúng ta lại không trải qua cái tuổi học trò và ít nhất không một lần ngân nga câu hát:
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.
Em chở mùa hè của tôi đi đâu.
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám.
Tuổi chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu”.
Liệu rồi, hình ảnh "những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng" có dần trở thành cổ tích?
Bạn tham khảo nhé!