Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.
Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.
bài lm
Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy … Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. “Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo” thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được “biện pháp” của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu. Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng. Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo lại rất được đề cao và tôn trọng với mức lương cao gấp trăm lần lương giáo viên của các nước kém phát triển và không coi trọng nghề giáo. Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô. Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc “ Yêu lấy thầy”. Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao “Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.
Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : “Bán tự vi sư, nhất tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là “Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy? Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là : “Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. “Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo” thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được “biện pháp” của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu. Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng. Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo lại rất được đề cao và tôn trọng với mức lương cao gấp trăm lần lương giáo viên của các nước kém phát triển và không coi trọng nghề giáo. Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô. Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc “ Yêu lấy thầy”. Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao “Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Câu ca dao có lẽ đã quá quen thuộc, đi vào lòng người Việt Nam như một lẽ sống, một đạo lý tất yếu từ ngàn xưa. Vâng, thật đúng như vậy, thầy cô, những người lái đò tận tụy chở bao lớp học trò cập bến tri thức, thầy cô là người đã chắp cánh tương lai cho biết bao thế hệ học sinh chúng em! Không một nhân tài nào mà đằng sau không có bóng dáng người thầy, bởi lẽ “ không thầy đố mày làm nên”, nếu không nhờ công ơn của các thầy cô dìu dắt, liệu mấy ai có thể nên người? Mấy ai có thể tự tìm đến tương lai nếu không có sự soi sáng ấy?
Các bạn học sinh thân mến!
Cái ngày đầu tiên các bạn cắp sách đến trường, ai là người đã dang tay ra đón các bạn? Tôi tin rằng ai trong chúng ta cũng vẫn còn nhớ như in cái cảm xúc bồi hồi, xao xuyến khi đó! Thế rồi chúng ta lớn lên, sau mỗi bước đi của ta luôn là sự động viên, soi bước của các thầy cô giáo. Có đôi khi chúng ta cũng bị thầy cô trách mắng, nhưng thế đâu có nghĩa là thầy cô ghét chúng ta? Hãy hiểu rằng đối với các thầy cô, từng học sinh đều như những đứa con nghịch ngợm cần rèn giũa, uốn nắn từng chút một và chính thầy cô sẽ là một trong những người hạnh phúc nhất khi nhìn các bạn nên người. Làm con phải nhớ công ơn cha mẹ, làm học trò phải nhớ đến công ơn của thầy cô! Đó là một bổn phận, đó cũng là một nghĩa vụ :
Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay
Muốn khôn thì phải có thầy
Không thầy dạy dỗ đố mầy làm nên
Mười năm luyện tập sách đèn
Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy
Yêu kính thầy mới làm thầy
Những phường bội bạc sau nầy ra chi !
Thầy cô kính yêu!
Biết bao mùa phượng nở đỏ rực sân trường, biết bao mùa lá bàng đỏ rụng, biết bao thế hệ học sinh trưởng thành, biết bao thế hệ học trò mới đang đến, bụi phấn lại ngày một rơi nhiều hơn trên mái tóc thầy giáo, cô giáo của em. Em sẽ không quên phút giây mái tóc của cô thầy bạc thêm, em sẽ không thể ngăn nỗi nghẹn ngào khi nhìn thầy cô của em đã sương pha mái đầu, đôi mắt đã thấm nét mỏi mệt... Mai đây trên vạn nẻo đường đời, thầy cô vẫn mãi là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.Chúng em vẫn mãi khắc ghi công ơn thầy cô!
Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức.
Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát.
......
Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.
Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.
.....
Em tham khảo nhé !
Để trở thành một người thành đạt, ngoài những đức tính ham học hỏi, nhạy bén thì sự kiên nhẫn, cần cù cũng là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của một con người. Để khẳng định tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và động viên tinh thần cho các thế hệ sau vượt qua khó khăn trên con đường đầy chông gai, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm xương máu một cách ngắn gọn trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Cây kim là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thật nhỏ bé nhưng cũng rất hoàn hảo. Thân kim tròn nhỏ, đầu nhọn và cuối thân có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Ông cha ta từ xa xưa muốn làm nên cây kim ấy không có cách nào khác là mài giũa những thanh sắt thô ráp, to lớn qua bao nhiêu ngày tháng mới thành.
Từ sắt để nên kim là cả một quá trình tôi luyện kì công, không chỉ tôi luyện thanh sắt mà đó còn là thử thách sự kiên nhẫn của lòng người. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công.
Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào trí thức và may mắn thì rất khó để có thể thành công mà còn phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường đầy chông gai và khó khăn nhưng rất xứng đáng.
Với mỗi người con đất Việt thì kí ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn mãi. Đó là dẫn chứng sống động cho câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc ta đã phải trải qua những cuộc chiến trường kì để có thể bảo vệ vững chắc độc lập của dân tộc. Chính sự đấu tranh bền bỉ không ngừng nghỉ, lòng kiên trì, quyết tâm trong mỗi trái tim người con Việt Nam đã khiến cho quân địch phải đầu hàng.
Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.
Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.
Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.
Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.
Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.
Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.
Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài sự kiên trì, thế hệ trẻ cần phải tích cực học tập, nhạy bén với thời cuộc, không ngường sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Đây.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng. Từ xưa đến nay ông cha ta đã luôn dùng câu ca dao này để dạy bảo con cháu sống phải có lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Dù đã trải qua nhiều thế hệ nhưng đây vẫn là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.
Bằng những kinh nghiệm trong vốn sống của mình, người xưa đã nhắn nhủ với con cháu rất nhiều điều thông qua những câu ca dao. Cho đến nay, những câu ca dao ấy vẫn tiếp tục được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong số những câu ca dao ấy, có một câu ca dao mà hẳn nhiều người đã thuộc nằm lòng rằng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Đọc câu ca dao lên, chúng ta bắt gặp ngay một hình ảnh đẹp đó là “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Trong xã hội xưa kia, nhiễu điều là một loại vải có màu đỏ và có nhiều giá trị. Ai có tấm vải này thì thường là những người phú quý và sang trọng. Lấy tấm vải quý ấy phủ lên bài vị của tổ tiên là để chỉ sự bao bọc cho “giá gương” trước những bụi bặm của trần gian. Hình ảnh này khiến người đọc liên tưởng đến sự đùm bọc giữa con người với con người, là sự yêu thương lẫn nhau mà đời đời, kiếp kiếp con người cần phải lưu giữ.
Trở lại thời khởi thuỷ của chúng ta, hẳn mọi người còn nhớ đến truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ với cái bọc trăm trứng. Vốn dĩ người Việt Nam đều là con rồng, cháu tiên. Chính vì vậy mà sau này người ở rừng, người ở biển thì cũng vẫn là anh em một nhà, cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Nhiều người cho rằng đó chỉ là truyền thuyết và không có thật. Nhưng thông qua truyền thuyết ấy, chúng ta thấy được rằng người xưa đã gửi gắm mong ước về một sợi dây vô hình gắn kết giữa con người với con người. Người xưa đã mong ước như vậy và chúng ta, thế hệ con cháu sau này đã và đang thực hiện lời nhắn nhủ ấy.
Không biết ở nơi bạn sống thế nào nhưng ở nơi tôi sinh ra và lớn lên, mọi người sống với nhau gần gũi như anh em một nhà. Khi nhà người này gặp chuyện khó khăn, người khác sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Mới đây thôi, ông Tý ở gần nhà tôi mất đi người con trai. Vợ ông đã mất từ lâu do chết cháy, con gái ông thì bị tâm thần đang ở trong trại. Giờ đây ông chỉ còn có một mình. Tuổi đã cao, sức đã yếu, ông chẳng còn biết trông cậy vào ai ngoài những người hàng xóm của ông. Nhờ bà con hàng xóm xung quanh, rồi những người không thân thích nhưng hay tin ông gặp khó khăn đề sẵn lòng giúp sức. Chính mẹ tôi mỗi ngày đã nấu cơm và mang sang cho ông. Gia đình tôi tuy không có họ hàng với ông nhưng vì tấm lòng của mẹ tôi, ông đã gọi mẹ tôi là con và xưng bố.
Ở trường tôi mỗi năm đều có rất nhiều cuộc vận động ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lũ. Qua ti vi, báo đài, tôi nhận thấy rằng trên đất nước ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh quá. Tôi sinh ra trong một gia đình tương đối đủ đầy. Tôi được đến trường mỗi ngày, tôi có cơm ăn, có áo mặc. Nhưng nhiều bạn nhỏ cũng như tôi lại không được đến trường và dường như chẳng có bữa cơm nào được no bụng. Tôi và các bạn thường gom quần áo không mặc đến hay sách vở đã dùng xong để gửi cho các em nhỏ ở vùng núi cao, những hoàn cảnh còn thiếu thốn. Với chúng tôi đó chỉ là những món đồ nhỏ nhưng với những người cần, tôi tin rằng nó thật sự có giá trị.
Bản thân tôi cũng luôn nên cao tinh thần giúp đỡ người khác từ những việc nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như khi gặp một cụ già đang muốn qua đường, tôi sẽ giúp cụ đi sang đường. Có lần gặp một em nhỏ đang đứng khóc vì lạc mẹ ở trong trung tâm thương mại, tôi đã dắt em đến gặp các chú bảo vệ và nhờ các chú loa báo giúp. Ngay sao đó, mẹ của em đã đến đón em. Cô cảm ơn tôi nhưng tôi thấy đó là việc làm mà bất cứ ai ở trong hoàn cảnh như tôi cũng sẽ làm.
Có thể nói, lời khuyên mà người xưa gửi gắm thông qua câu ca cao là hoàn toàn đúng đắn. Việc giúp đỡ người khác không chỉ có ý nghĩa với người được giúp đỡ mà bản thân người giúp đỡ cũng sẽ thấy vui và hạnh phúc ở trong lòng.
Tham khảo nha em:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích ý nghĩa câu nói:
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.
Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:
-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....
Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:
-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.
-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....
Lời khuyên:
-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.
câu 1 :
Công thức thường gặp : mở bài bằng cách xuất phát từ tác giả, tác phẩm để dẫn đến đề bài.
1 Công thức khác: đi từ lý luận văn học bởi lý luận văn học là “ gốc rễ” của văn chương.
Câu 2 :
Lỗi diễn đạt là lỗi sử dụng ngôn ngữ, tư duy của người nói
Câu 3 :
1. “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”
2.“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)
3. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop)
....v.v
Câu 4 :
Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, thì chúng ta cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích
Câu 5:
-Than ôi!
-Thê thảm thay .
-.....
câu 6
em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.
1/ Giải thích:
+ Yêu cầu đặt ra:
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.
+ Công việc cụ thể:
Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.
Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.
Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)
2/Chứng minh:
+ Yêu cầu đặt ra:
Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.
+ Công việc cụ thể:
Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic là đc
Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.(vì nếu làm theo công thức nhiều thì bn sẽ không thể phát huy khả năng văn chương của bạn !)
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
3/ Bình luận:
-giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.
- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)
- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.
Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.
=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:
- Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.
- Thân bài:
+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)
+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)
+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)
- Kết bài:
Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).
Câu 7:
Viết KB mở rộng hoặc ko mở rộng.
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát,NHỚ không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài.
Câu 8 :
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ , văn
- Thể thơ ( riêng cho thơ)
- Hình ảnh thơ , văn
-Tình cảm đc gửi gắm vào bài thơ , văn
- Chi tiết thơ , văn
- Giọng điệu
- Vần (nhịp) thơ. ( riêng thơ)
- Ngôn ngữ thơ , văn: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ, tục ngữ, dấu ?, dấu !...).
- Bố cục: chia thành các phần , các đoạn
Câu 9 : Có . Ko kb.
Hừm có vẻ như tớ thấy tớ làm sai câu 1 hay sao ý ! Nhưng tớ sẽ sửa lại thành
Muốn làm được mở bài đi từ lý luận văn học,mỗi học sinh chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức lý luận văn học thiết thực, làm cơ sở để đi tới các vấn đề văn học nhỏ hơn.
Tham khảo:
“Tôn sư trọng đạo” vốn là truyền thống lâu đời của người phương Đông nói chung, người Việt Nam ta nói riêng. Theo quan điểm của các nhà Nho xưa, kẻ quân tử trước hết phải biết đạo làm tôi (trong mối quan hệ với vua), đạo làm trò (trong mối quan hệ với thầy) và đạo làm con (trong mối quan hệ với cha mẹ).Thậm chí, trong ba mối quan hệ ấy, dưới một góc độ nào đó, sự tôn kính người thầy còn đặt cao hơn hơn cả cha mẹ (Quân-Sư-Phụ). Còn trong dân gian, yêu kính thầy giáo cũng là một trong những chuẩn mực đạo đức của xã hội: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Thế nhưng, “yêu thầy”, “tôn kính thầy” là để thể hiện sự “trọng đạo” chứ không phải vì vụ lợi. Đồng thời để được tôn kính thì người làm thầy cũng có bổn phận phải thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp của mình. Hay nói cách khác, “Tôn sư - trọng đạo” là mối quan hệ thiêng liêng; mối quan hệ ấy xuất phát từ hai phía, có “đạo làm trò” và có “đạo làm thầy”