Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1
- tài nguyên đất vô cùng quý giá.
- tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi.
- diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuât.
- do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác
-lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả
2.Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định, thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm.
a) Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn.
Quá trình sản xuất công nghiệp thường được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu (khai thác than, dầu mỏ, quặng kim loại, khai thác gỗ…) và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng (sản xuất máy móc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm…). Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
b) Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ…) không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm.
c) Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (than, dầu mỏ…), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp.
Hiện nay có nhiều cách phân loại ngành công nghiệp. Cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động. Theo cách này, sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Còn dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, thì sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm: công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B).
Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:
+ Đối với nền kinh tế:
- Khai thác hợp lí hơn tiềm năng biển - đảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
- Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
- Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....
- Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...) -> tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
- Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
+ Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.
- Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.
-Nước ta có hơn 90 cảng biển.
-Cảng Sài Gòn có công suất lớn nhất (12 triệu tấn/ năm).
-Ảnh hưởng của việc phát triển giao thông vận tải biển đối với ngoại thương:
+ Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nước ngoài.
+ Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế, hội nhập nền kinh tế thế giới.
Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh ta :
-Vị trí : Tây Ninh nằm trong tiểu vùng Đông Nam Bộ, nằm cận với TP-HCM, một trung tâm kinh tế xã hội lớn của cả nước, là cửa ngõ của mối giao lưu quan trọng của miền Đông Nam Bộ, là cầu nối giữa trung tâm TP-HCM và thủ đô Phnôm-Pênh
-Địa hình : Là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bô với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình bằng phẳng, ít dốc.
-Khí hậu :nhiệt gió mùa, ổn định, ít bão lụt.
-Mạng lưới sông rạch phân bố đều khắp với hai hệ thống sông lớn.
Ý nghĩa việc phát triển ngành giao thông vận tải biển đối với ngoại thương:
-Giao thông vận tải biển tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẻ trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
-Tham gia các việc phân công lao động quốc tế.
-Thúc đẩy quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới.
- Đẩy mạnh trao đổi hàng hoá với bên ngoài
- Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng đầu ra của các mặt hàng
- Thuận lợi hơn trong việc xuất nhập khẩu
- Tăng cường giao lưu với quốc tế, học hỏi các kĩ thuật, đưa nước ta thành một cường quốc trên trường quốc tế