K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.

8 tháng 2 2020

Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a. Diện tích, giới hạn

  • Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông
  • Biểm lớn, tương đối kín
  • Diện tích vùng biển nước ta rộng gần1triệu km2.
  • Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển

  • Biển nóng quanh năm
  • Chế độ gió, nhiệt độ của Biển và hướng chảy của các dòng biển thay đổi theo mùa.
  • Chế độ thủy triều phức tạp.
  • Độ mặn trung bình: 30 – 33%o
1 tháng 10 2018

a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển: Đà Nng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

b) Ý nghĩa của hệ thống cng biển ở Duyên hi Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng

- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.

- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.

- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.

- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

1 tháng 3 2016

a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết

b) Ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng 

- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng

- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới

- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế

- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái lan

13 tháng 6 2018

HƯỚNG DẪN

− Nội thủy:

+ Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

+ Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

− Lãnh hải:

+ Tiếp giáp với nội thủy, rộng 12 hải lí.

+ Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.

− Vùng tiếp giáp với lãnh hải:

+ Tiếp giáp với lãnh hải, rộng 12 hải lí.

+ Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…

− Vùng đặc quyền kinh tế:

+ Rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế. Các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

− Thềm lục địa:

+ Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ dài khoảng 200m hoặc hơn nữa.

+ Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên ở thềm lục địa Việt Nam.

27 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam

− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).

− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.

b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.

− Đối với kinh tế

+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).

− Đối với an ninh

+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

4 tháng 2 2016

- Về kinh tế :

  + Việt Nam nằm ở giữa ngã tư đường : hàng hải và hàng không quốc tế. Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên A, đường biển,đường hàng không nối liền nước ta với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Hơn nữa, nước ta còn là cửa ngõ ra biển thuận tiện cho nước Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, tây Nam Trung Quốc.

   + Vị trí địa lý thuận lợi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư

- Về văn hóa - xã hội : vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa- xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung số hòa bình, hợp tác hữu nghĩ và cùng phát triển với các nước láng giềng  và các nước trong khu vực.

- Vê An ninh, quốc phòng : nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

13 tháng 2 2016

a) Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển.

- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản ,...) ; nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

- Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, oxit titan, cát trắng..._

- có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

- Có bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4.000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.

b) Vai trò của hệ thông đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.

* Đối với kinh tế :

- Là cơ sở để khai thác hiệu quả nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

- Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển)

* Đối với an ninh :

- Là hệ thông tiền tiêu bảo vệ đất liền

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền đất nước đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

2 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

- Tác động đến khí hậu:

+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.

+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hoà hơn.

- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).

- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.

28 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

a) Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

b) Tài nguyên khoáng sản

− Dầu khí: Trữ lượng lớn và giá trị nhất. Hai bể dầu lớn nhất đang được khai thác là Cửu Long và Nam Côn Sơn; ngoài ra còn có nhiều bể nhỏ nhưng trữ lượng cũng đáng kể.

− Titan: Trữ lượng lớn.

− Làm muối: Nhiều thuận lợi, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

c) Tài nguyên hải sản

− Sinh vật biển giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao.

− Có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm…

− Rạn san hô và nhiều sinh vật ven các đảo, quần đảo.

d) Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?

− Là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc…

− Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

− Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, căn cứ để tiến ra biển và đại dương, nơi khai thác các nguồn lợi kinh tế…