Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tư bản phương Tây tiến hành xâm lược thuộc địa vì:
+ Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,... vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.
Hậu quả:
- Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây không nhằm mục đích “khai hoá”, đem lại “văn minh” cho các nước thuộc địa nói chung và nhân dân châu Á nói riêng. Ngược lại, sự xâm lược và thống trị đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu về kinh tế và văn hoá của các nước thuộc địa trong thời kỳ cận đại.
- Kết quả của sự thống trị, bóc lột của bọn thực dân là đem lại lợi nhuận khỏng lồ cho chúng và sự khốn khổ không kể xiét của nhân dân lao động và hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển xã hội của các nước thuộc địa.
- Tội ác của chúng thật là lớn! Nguyễn Ái Quốc với “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã tố cáo tội ác không chỉ của thực dân Pháp mà của tất cả bọn thực dân: “…chế độ thực dân là ăn cướp… là hiếp dâm và giết người” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, tr. 106).
- Về mặt chính trị, xã hội:
Người châu Âu có mặt ở châu Á từ thế kỷ XVI, trước tiên là thu mua hương liệu, khai thác tài nguyên, lập các trung tâm buôn bán, rồi tiến đến xâm chiếm đất đai, lập thuộc địa, thủ tiêu nền độc lập của các dân tộc vốn đã có chủ quyền và nền văn hoá khá cao. Những cuộc xâm chiếm và thống trị như vậy, đã gây nên những vụ xung đột, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới giữa các nước với nhau. Các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Tình trạng mù chữ của nhân dân chiếm tỉ lệ cao ở các nước thuộc địa, như ở Inđônexia có 70 triệu dân mà chỉ có 6,5 % người biết chữ vào những năm 1930, hoặc ở Việt Nam cũng trên 90 % dân số mù chữ trong thời kỳ thống trị của thực sân Pháp…- Về kinh tế: Chúng tiến hành vơ vét, khai thác, đầu tư đối với các thuộc địa. Các nước tư bản cũng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ở một mức độ nhất định để tận lực khai thác tài nguyên. Chính vì thế khi khủng hoảng kinh tế thì tác hại của nó khá lớn, kinh tế bị phá sản, số người thất nghiệp tăng, nạn chết đối xuất hiện nặng nề.
- Về công nghiệp, các nước thực dân để lại cho các nước thuộc địa một di sản nghèo nàn, lạc hậu và què quặt. Đến khi giành được độc lập, khu vực công nghiệp của các nước chiếm một con số rất nhỏ, ví như ở Malaixia khu công nghiệp chiếm 6,3 dân số lao động, khoảng 50 % số này lao động ở các mỏ thiếc và đồn điền cao su, số còn lại làm trong các xí nghiệp công nghiệp nhẹ.
- Trong nông nghiệp, vẫn duy trì sản xuất nhỏ, tiểu nông, kỹ thuật canh tác lạc hậu. Chính vì vậy, năng suất lao động thấp, nông dân bị mất đất phải thuê ruộng và nộp địa tô hoặc phải đi làm thuê cho địa chủ, thực dân. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực.
Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Do đó nhu cầu về thị trường, nhân công, nguyên liệu ngày càng lớn. Trong khi đó các nước châu Á là nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào nên sự xâm nhập, xâm lược của các nước tư bản phương Tây vào khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX là một tất yếu lịch sử
Đáp án cần chọn là: A
Đáp án: B
Giải thích: Mục…2 (phần I)….Trang…107...SGK Lịch sử 11 cơ bản
- Chính sách đối ngoại "mềm dẻo" ( Chính sách ngoại giao "ngọn tre").
- Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.
Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây: năm 1826 kí với Anh, 1833 với Mỹ, 1907 với Pháp.....
- Xiêm còn biết lợi dụng mấu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau.VD: dựa vào thế lực của Hà Lan để chống lại thế lực đang lớn mạnh của Bồ Đào Nha. Nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng cho phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan...
- Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX của Ra-ma V
Cuối thế kỉ XIX, vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự......Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.
- Vị trí “nước đệm” của Xiêm
Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp.
- Trong bối cảnh chung của châu Á, Xiêm nhờ đó mà thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập.
Tham khảo
- Quá trình xâm lược, cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:
+ Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.
+ Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập, vì:
+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.
+ Nhận thức được ưu thế về vị trí địa chiến lược của mình, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.