Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Trong cuộc sống hằng ngày luôn cần phải biết vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, cũng như định hướng cho tương lai.
- Cho đến nay, nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn còn là bí ẩn, đó là cơ hội thôi thúc những người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá nhằm hoàn chỉnh hơn nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
- Giúp cho chúng ta hội nhập với thế giới, tôn trọng sự khác biệt, đa dạng về truyền thống văn hóa của nhân loại, biết cách tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp và bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Tạo nguồn cảm hứng và tạo ý tưởng trong các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch,...đưa chúng ta đến nhiều cơ hội nghề nghiệp mới.
Các ý được suy ra từ phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
-Lịch sử chỉ xảy ra 1 lần và sẽ không lặp lại
-Sử học cần phải dựa vào các nguồn tài liệu để khôi phục hiện thực khách quan
-Điều kiện quan trọng nhất để lịch sử được kể đúng sự thật là nó phải trung thực, khách quan
=>Tóm lại, ở bất cứ giai đoạn thời điểm nào, thì sự trung thực và khách quan của nhà sử học là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử
- Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Hiện thực lịch sử:
+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
VD: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).
- Nhận thức lịch sử:
+ Là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra.
VD: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may".
- Khái niệm Sử học:
Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945 là một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới. Đây là lần đầu tiên một quốc gia thuộc Đông Nam Á tuyên bố độc lập và tự trị. Sự kiện này đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất của dân tộc Việt Nam. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập là một hành động lịch sử quan trọng, được ghi lại trong nhiều tư liệu và hình ảnh. Nó đã được con người nhận thức và truyền lại qua các thế hệ, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và tôn vinh lịch sử dân tộc. Do đó, đây là một sự kiện lịch sử được con người nhận thức và coi là một phần của lịch sử Việt Nam và thế giới.
1.
Muốn lấy ví dụ thì em phải hiểu rõ khái niệm của lịch sử: là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người.
Ví dụ: những việc em làm ở 5 phút trước đã trôi qua và hiện tại em đang làm việc khác.
2.
một số kiến thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập lịch sử đã được em vận dụng vào thực tế: Em đã được biết về các di tích lịch sử, các di sản văn hoá và em sẽ đến tham quan khi đi du lịch
1. Bản in của bản Tuyên ngôn Độc lập:
2. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập:
3. Hình ảnh đám đông người dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình để nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập:
Những tư liệu và hình ảnh này cho thấy rõ ràng sự kiện lịch sử quan trọng này đã diễn ra như thế nào, những lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được ghi lại và truyền tải đến người dân Việt Nam và thế giới. Nó cũng phản ánh được tác động của sự kiện này đến cuộc sống của người dân Việt Nam và thế giới, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Câu 6. Vì sao nói, nhận thức lịch sử có tính chủ quan?
A. Do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận.
B. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo thời gian.
C. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo sự thay đổi của thời đại.
D. Do sự kiện lịch sử không chịu tác động của yếu tố khách quan.
Câu 7. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đó là
A. quy luật của lịch sử.
B. hiện thực lịch sử.
C. nhận thức lịch sử.
D. bản chất của lịch sử.
Câu 8. Khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan. Đó là chức năng gì của Sử học?
A. Chức năng khách quan của sử học.
B. Chức năng thực tiễn của sử học.
C. Chức năng khoa học của sử học.
D. Chức năng sáng tạo của Sử học.
Câu 9. Đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện khi
A. con người biết ghi chép lịch sử.
B. con người bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất.
C. con người biết ghi chép những hoạt động của vua chúa.
D. con người biết ghi chép những hoạt động về kinh tế.
Câu 10. Phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ. Đó là chức năng
A. nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.
B. sáng tạo của Sử học.
C. xã hội của Sử học.
D. khoa học của sử học.
Câu 11. Một trong các nhiệm vụ của Sử học là gì?
A. Giúp học sinh say mê học tập môn lịch sử.
B. Trang bị tri thức khoa học đã được khoa học lịch sử thừa nhận.
C. Trang bị đầy đủ các nguồn sử liệu đã diễn ra trong quá khứ.
D. Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tốt môn lịch sử dân tộc.
Câu 12. Hiện thực lịch sử là tất cả những
A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.
B. điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập.
C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.
D. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
Câu 13. Hiện thực lịch sử được hiểu là
A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.
B. những hiểu biết của con người về quá khứ.
C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.
D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
A. Là nhận thức của con người về quá khứ.
B. Tồn tại hoàn toàn khách quan.
C. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.
D. Có thể thay đổi theo thời gian.
Câu 15. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.
B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.
D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.
Câu 16. Nhận thức lịch sử được hiểu là
A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
Câu 17. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.
B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.
D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.
Câu 18. Sử học là
A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại.
D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.
D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.
Câu 20. Các chức năng của Sử học bao gồm
A. khoa học, xã hội và giáo dục.
B. khách quan, trung thực và khoa học.
C. xã hội, văn hóa và giáo dục.
D. trung thực, khoa học và giáo dục.
Trong nhiều trường hợp cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có nhiều nhận thức khác nhau vì sự ảnh hưởng của góc nhìn cá nhân, văn hóa, xã hội, nguồn thông tin, thay đổi theo thời gian và mục đích và lợi ích của mỗi cá nhân hoặc nhóm.