Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:
+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…
+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.
- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":
+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.
+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.
Tham khảo
- Quá trình xâm lược, cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:
+ Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.
+ Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập, vì:
+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.
+ Nhận thức được ưu thế về vị trí địa chiến lược của mình, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.
a, Hoàn cảnh lịch sử
- Cuối thế kỉ XIX, CNTB phương Tây ngày càng phát triển và đẩy nhanh quá trình mở rộng xâm chiếm thuộc địa. Trong khi đó ở Châu Á nói chung chế độ phong kiến trên đường suy yếu và hầu hết các nước Châu Á đều trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa hay phụ thuộc vào các nước TB lớn ….. ( trừ Nhật Bản )
- Ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX, mầm mống KT TBCN xuất hiện, giai cấp nông dân, thị dân bị phong kiến bóc lột thậm tệ, mâu thuẫn xã hội ở Nhật ngày càng gay gắt làm chế độ Mạc Phủ bị khủng hoảng trầm trọng.
- Trước nguy cơ xâm lược của các nước TB phương Tây, Mạc Phủ lại ký kết các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ, Anh, Pháp,…. dẫn đến phong trào “Đảo Mạc” ngày càng phát triển.
- Tháng 1/1868, một số quí tộc và tầng lớp Samurai cùng nhân dân lật đổ chế độ Mạc Phủ, trao quyền cho Minh Trị Thiên Hoàng. Ngày 3.1.1868, Chính phủ mới của Thiên Hoàng thành lập, thực hiện cuộc cải cách Minh Trị…
b, Cuộc cải cách Minh Trị
- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương…tổ chức Chính phủ gồm 12 bộ như kiểu châu Âu… Năm 1889 hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
- Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá cầu cống…
- Về văn hóa- giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học – kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học. Coi giáo dục là nhân tố chìa khóa của sự phát triển.
- Về quân sự: Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. Công nghiệp đóng tàu được chú trọng phát triển, mời chuyên gia quân sự nước ngoài…
- Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân (1868-1895), Nhật Bản đã có bước phát triển vượt bậc. Minh Trị duy tân đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, hay nửa thuộc địa, trở thành một cường quốc ở Châu Á......
=> Triều Nguyễn ở Việt Nam đã từ chối những đề nghị cải cách, canh tân đất nước của những sĩ phu yêu nước tiến bộ vào cuối thế kỷ XIX, tiêu biểu như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ... Vì vậy Việt Nam ngày càng kiệt quệ suy yếu và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp