Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì sao vấn đề dân số là 1 trong những vấn đề cấp bách cần quan tâm giải quyết trong phạm vi toàn cầu
Vì:
Dân số tăng lên đi kèm nhiều vấn đề về nhà ở, kinh tế, việc làm,.....
Trong khi đó nhiều nơi rơi vào tình trạng đói kém, dịch bệnh,........
Việc dân số tăng là vấn đề nan giải nhiều năm vừa qua ở nhiều nước trong đó có VN. Phần lớn dân số tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Nền kinh tế còn khó khăn. Nên nhiều nước đang có chính sách để khắc phục tình trạng bùng nổ dân số.
Việc tăng dân số sẽ còn kéo theo luồng nhập cư từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển.
(Bạn tham khảo thôi nha vì là ý kiến cá nhân)
a. Khái niệm.
- Là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.
b. Đặc điểm.
- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.
- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…
- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.
- Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao.
- Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn..
- Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.
c. Điều kiện phát triển.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.
- Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học.
- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.
- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.
d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.
- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.
- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.
e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.
- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.
- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.
- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.
- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới
Đông Nam Á là khu vực có nền kinh tế đang phát triển vì vậy nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu.
-> Trồng trọt,trồng lúa là ngành quan trọng của khu vực.
Tham khảo:
* Đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á:
- Đông Nam Á nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2, nằm từ khoảng vĩ độ 28oB đến khoảng vĩ độ 10oN, phần lớn nằm trong khu vực nội chí tuyến và khu vực hoạt động của gió mùa - Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á:
- Tạo điều kiện cho Đông Nam Á trong giao lưu phát triển các ngành kinh tế, đẩy mạnh các ngành kinh tế biển
- Tạo cho Đông Nam Á có một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc
- Nằm ở nơi có nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, sạt lở,... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sản xuất xủa người dân.
Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng là do : Tây Nam á nằm ở nơi giữa 3 châu lục là Âu-Á-Phi, thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa cũng như giao lưu văn hóa. Đặc biệt khu vực Tây Nam Á với nhiều biển như: biển Đỏ,biển Đen,Địa Trung Hải,biển Cax-pi,tạo thuận lợi cho việc chuyển hàng hóa đến các khu vực khácbằng đường biển nhất là dầu mỏ và khí đốt.Đây là khu vực giàu dầu mỏ và khí thiên nhiên nhất thế giới nên thường xảy ra các cuộc tranh chấp giữa các quốc gia,và các quốc gia này cũng muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.Vậy ta có thể nói Tây Nam Á có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội(có vị trí chiến lược quan trọng), tuy nhiên về mặt chính trị thì vị trí địa lý của Tây Nam Á khá nhạy cảm.
vị trí chiến lược quan trọng :
- Ở ngã 3 của 3 châu lục Á , Âu , Phi.
- Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải qua kênh đào Xuy-ê và Biển Đỏ.
- Án ngữ con đường biển từ ĐỊa Trung Hải vơi Biển Đen.
+ Là khu vực giàu có dầu mỏ khí đốt , nguồn năng lượng của thế giới.