K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2023

Tác động của cách mạng khoa học-kĩ thuật 

* Tích cực 

- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động. 

- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới…

- Đưa tới sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động…

- Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa, đưa các quốc gia dân tộc xích lại gần nhau, đẩy mạnh giao lưu về mọi mặt…

 * Hạn chế:

- Chế tạo vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống

 - Ô nhiễm môi trường…;nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động và tai nạn giao thông…

- Dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với 

là học sinh em cần làm:

- Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước phải không ngừng học tập, nắm chắc kiến thức khoa học cơ bản, phát triển năng lực bản thân…

- Tích cực học hỏi, tiếp thu cái mới, nâng cao trình độ hiểu biết, để có khả năng tiếp thu kiến thức tiên tiến thúc đẩy khoa học - kĩ thuật đất nước, có cơ hội đóng góp vào sự nghiệp CN hóa, hiện đại hóa đất nước…

- Phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ mới đó là tri thức, kỹ năng…

- Rèn luyện bản thân để trở thành công dân toàn cầu, hội nhập tích cực…

16 tháng 12 2016

Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai :

• Khoa học cơ bản: Đạt nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh… được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất, phục vụ cuộc sống…

• Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động…
• Vật liệu mới: Tìm ra những vật liệu mới thay thế những vật liệu tự nhiên dần vơi cạn: Pô-li-me, ti tan,…
• Năng lượng mới: Tìm và sử dụng ngày càng phổ biến những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều…
• “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp: Điện khí hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa… năng suất cây trồng tăng, khắc phục tình trạng thiếu ăn kéo dài…
• Giao thông vận tải thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao; những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hiện đại qua vệ tinh…
• Chinh phục vũ trụ: phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người lên Mặt Trăng, thực hiện các chuyến bay dài ngày trong vũ trụ…

16 tháng 12 2016

C.on bn

9 tháng 12 2018

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc -chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những đổi thay to lớn trong cuộc sống của con người.
Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hoá mới và tiện nghi sinh hoạt mới. Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao.
Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên). Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. Đó là nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ... và cả những “bãi rác” trong vũ trụ), việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, những dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.
* Còn mặt tiêu cực của CM KHKT ở địa phương thì bạn phải tự liên hệ nhé , vì mỗi địa phương mỗi khác

7 tháng 2 2020

C1 Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa- học kĩ thuật?

=> - Khoa học cơ bản: Thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học.

- Công cụ sản xuất: Máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rôbốt.

- Năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió,...

- Vật liệu sản xuất mới: Polime (chất dẻo)

- “Cách mạng xanh”: Tìm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm.

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hiện đại.

- Chinh phục vũ trụ: Tàu vũ trụ, tàu con thoi, con người đặt chân lên Mặt Trăng.

4 tháng 12 2019

*Thành tựu :

- Lĩnh vực khoa học cơ bản : phát minh to lớn toán học, vật lý, hóa học, sinh học

- Công cụ sản xuất mới : máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động

- Những nguồn năng lượng mới : năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử,...

- Vật liệu mới : Chất pô - li - me (chất dẻo)

- Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp : có những biện pháp như : cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa và những phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh

- Lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc : có sự tiến bộ thần kì như : những loại máy bay siêu âm khổng lồ, những tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo.

* Là học sinh cần : + Hạn chế sử dụng túi ni lông làm ô nhiễm môi trường

+ Tuân thủ luật giao thông để hạn chế xảy ra những tai nạn giao thông

+ Hạn chết tiếp xúc với thiết bị điện tử gây hại cho mắt...

30 tháng 5 2021

Phong trào giải phóng dân tộc là phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ 20, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1945.

Trước Thế Chiến thứ 2, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc địa của các nước giàu có. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên, nhân lực vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa người dân thuộc địa và chính phủ nước chính quốc. Xuất hiện các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.

Sau 1945, chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp, mang đến tiếng nói cho các dân tộc bị áp bức. Cách mạng giải phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như Việt Nam lan ra các nước khác trên thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh. Ở đây đặc biệt phải tính tới vai trò của Chủ nghĩa Cộng sản, tác động về mặt tư tưởng và nhân sự của Đệ Tam Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô.

Các nước đế quốc cũ bị Thế chiến thứ 2 làm kiệt quệ đành phải từ bỏ thuộc địa của mình (như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Ấn Độ là trường hợp điển hình, khi mà thực dân Anh đồng ý trao trả quyền độc lập năm 1947. Đồng thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế của các nước này làm giảm sự lệ thuộc của họ vào khai thác tài nguyên tại các thuộc địa. Các phong trào quyền con người và quyền bình đẳng tại các quốc gia (như phong trào bình đẳng giới, thiểu số, da đen..) đã làm thay đổi cơ cấu chính trị tại các quốc gia phát triển, nhiều đảng phái cấp tiến lên lãnh đạo, khiến họ dần dần chấp nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa. Đồng thời tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh tại các nước thuộc địa đã buộc các nước thực dân phải từ bỏ tham vọng của mình. Thất bại nặng nề tại Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc Pháp phải rút quân tại Việt Nam. Một loạt các thuộc địa của Anh Quốc đã được độc lập vì lý do tương tự. Theo những người cộng sản, Chủ nghĩa thực dân mới dễ được chấp nhận hơn dần dần thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Đại hội đồng Liên hiệp Quốc khóa XV năm 1960 đã thông qua văn kiện: chiến tranh Lạnh cũng thúc đẩy các quốc gia tích cực ảnh hưởng và tranh chấp tới các quốc gia thuộc địa cũ. Hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa tích cực tài trợ cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và thiết lập chế độ cộng sản tại các nước. Trong khi đó, các nước chống cộng đứng đầu là Mỹ cũng tích cực thúc đẩy quá trình trao độc lập và thành lập các chính quyền thân Mỹ tại các nước thuộc địa cũ. Các cuộc chiến tranh hoặc xung đột diễn ra thường xuyên giữa hai phe này tại các quốc gia ở châu Á (như tại Indonesia hay Malaysia), châu Mỹ Latin.

Từ cuối thế kỷ 20 và sang thế kỷ 21, đa số các nước trên thế giới đã giành được độc lập. Tuy nhiên sự lệ thuộc của các nước nghèo và các nước giàu, trong khi các nước giàu vẫn can thiệp vào chính trị của các nước nghèo vẫn phổ biến. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực đã chuyển sang đa cực xoay quanh các nước mạnh trên thế giới (Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung Quốc). Sự trỗi dậy của Trung Quốc và chủ nghĩa thực dân mới của các cường quốc áp đặt lên các nước châu Phi và một số nước ở châu Á đang diễn ra mạnh mẽ.