K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
28 tháng 4 2021

- Tiếng ồn bào mòn cơ quan phân tích thính giác. Tai là bộ phận chịu tác động trực tiếp khi có tiếng ồn do vậy cũng là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Suy giảm thính lục thậm chí là điếc đột ngột và những trường hợp xấu hoàn toàn có thể xảy ra khi còn người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn.

- Để tránh ô nhiễm tiếng ồn đặc biệt là tiếng ồn giao thông cần 

+ Đối với các cơ quan có thẩm quyền: tuần tra và kịp thời ngăn chặn những hành vi gây mất trật tự công cộng; đưa ra các khung giờ cấm bấm còi, các khung giờ phải giữ trật tự công cộng,...

+ Đối với các hộ gia đình có thể lắp kính cách âm, gỗ hút tiếng ồn, trần thạch cao, trồng thêm cây xanh xung quanh nhà,...

+ Đối với cá nhân khi tham gia giao thông cần có ý thức tham gia giao thông văn minh, lịch sự: không nẹt bô, không bấm còi inh ỏi,...

3 tháng 5 2021

cảm ơn ạ

25 tháng 12 2017

Chọn đáp án: C

Giải thích: Phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh, làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.

27 tháng 6 2023

* Tham khảo:

- Giảm thính lực dẫn truyền

Thường là hậu quả của tổn thương tai ngoài và tai giữa. Khi đó hệ thống dẫn truyền âm thanh gồm vành tai, ống tai, màng nhĩ và các xương con bị tổn thương nên không còn chức năng dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào trong.

27 tháng 6 2023

Vì khi đó âm thanh sẽ gây ra dao động trên màng nhĩ và xương chũm, từ đó truyền đến cơ quan nghe và kích thích các tế bào thần kinh. Nếu âm thanh quá lớn hoặc liên tục trong thời gian dài có thể gây ra sự phá hủy các tế bào thần kinh trong tai từ đó làm giảm thính lực

21 tháng 5 2020

Câu 1:

- Ảnh hưởng của tiếng ồn lên thính giác đã được biết tới từ thuở xa xưa, khi người thợ rèn, thợ hầm mỏ hoặc người giật chuông nhà thờ làm việc lâu năm với nghề của mình. Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hoàn toàn.

- Ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của tiếng động và số lượng thời gian tiếp cận với chúng. Hậu quả có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Câu 2:

* Nguyên nhân :

- Tiếng ồn

- Áp lực

- Chấn thương ngoài

- Bệnh lý về tai

- Điếc tai do tuổi tác

- Bệnh điếc tai do thuốc

* Phòng chống điếc;

- Trồng nhiều cây xanh để phân tán âm truyền đến.

- Thường xuyên đóng cửa sổ để tránh tiếng ốn vào nhà gây ảnh hưởng tới gđ.

- Khi hát karaoke, cần vặt nhỏ âm thanh để ko gây ảnh hưởng tới các gia đình xung quanh.

- Che cửa sổ và cửa ra vào bằng vải và nhung

- Cửa phải đc làm từ những chất liệu như: gỗ, vách kính,...

- Sử dụng nút tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn.

- Tránh xa những nơi có tiếng ồn nhiều như: lễ hội, tiệc,...

- Sử dụng các vật liệu cách âm trong xây dựng

- Đi nhẹ, nói khẽ, tránh ảnh hưởng tới mọi người xung quanh ở những nơi công cộng

- Tuyên truyền, phổ biến cho mọi người và thực hiện quy định của Chính Phủ về tiếng ồn cho phép ở các khu dân cư.

21 tháng 5 2020

1:vì sao nên tránh tiếng ồn mạnh

Câu hỏi của Huỳnh Châu - Sinh học lớp 7 | Học trực tuyến

2 điếc tai có nguyên nhân do đâu ? Phòng chống điếc tai do ô nhiễn tiếng ồn ntn

Câu hỏi của PhạmNguyễnKimAnh - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến

#maymay#

8 tháng 3 2022

vì sẽ dẫn tới viêm tai và có bị điếc lun hoặc hok thể nghe rõ nữa ;-;
#tuihokchacnua

8 tháng 3 2022

Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.

13 tháng 12 2021

c

13 tháng 12 2021

C

3 tháng 4 2017

nguyên nhân bệnh điếc tai

1. Tiếng ồn

Tiếng ồn là yếu tố quan trọng trực tiếp gây tổn thương đến thính giác, cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng bệnh điếc tai. Người tiếp xúc thường xuyên với âm thanh có cường độ lớn, nhất là trong thời gian dài có thể làm tổn thương tế bào thính giác gây suy giảm thính lực.

2. Áp lực

Áp lực trong cuộc sống bị tích tụ khiến hệ miễn dịch của cơ thể giảm sút, có thể gây rối loạn nội tiết, tắc nghẽn mạch máu, thiếu oxy, tình trạng này xảy ra ở tai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực và chức năng của tai, gây điếc tai ở nhiều người.

3. Chấn thương ngoài

Đó là những chấn thương không mong muốn xảy đến như tai nạn xe cộ, chấn động… rất dễ làm tổn thương đến cơ quan trong tai.

4. Bệnh lý về tai

Theo những nghiên cứu từ phòng khám tai mũi họng ở Hà Nội, các bệnh như u dây thần kinh thính giác, viêm tai xương chũm, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ…. đều ảnh hưởng trực tiếp đến đôi tai và gây điếc tai. Muốn chữa bệnh điếc, cần xác định được nguyên nhân bệnh và điều trị triệt để các bệnh trong tai.

5. Điếc tai do tuổi tác

Điếc tai có thể xảy đến với bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, ở người già, bệnh được xem là điển hình ở tuổi già.

Người già thường dễ bị xơ vữa mạch máu, tăng sinh xương khiến cho các tế bào xoắn ốc và khớp thần kinh xoắn ốc không được cung cấp đủ máu gây sự thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Thời gian và tuổi tác là yếu tố tất yếu có thể dẫn đến điếc tai.

6. Bệnh điếc tai do thuốc

Các loại kháng sinh aminoglycoside có thể là nguyên nhân gây điếc tai do độc tố ở thuốc tác động. Điếc tai 1 bên hoặc 2 bên, bệnh thường kèm theo triệu chứng ù tai, tổn thương đến chức năng tiền đình…
Dùng thuốc nhỏ tai trong thời gian dài, những tác dụng phụ của thuốc có thể dẫn đến điếc tai.

7. Điếc tai do chấn động

Đó là những chấn động đột ngột về tiếng ồn lớn, tiếng nổ, tiếng súng, sấm… gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan thính lực.

biện pháp phòng chống ô nhiễm tiếng ồn

Trồng nhiều cây xanh, ốp tường bằng vật liệu cách âm, treo nhiều rèm cửa, không bóp còi xe trên đườg phố vào ban đêm, không họp chợ gần trường học và nơi yên tĩnh,...

11 tháng 12 2017

Đáp án : C.