Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố:
+ Yêu quý
+ Gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn: bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn
+ Bố là món quà “bự” nhất của tôi,...
- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí:
+ Coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con
+ Thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,...
→ Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người. Cậu có một tình cảm ngưỡng mộ bố và quý mến bạn vô cùng.
- Theo em, trong văn bản, đoạn văn thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết" là đoạn từ "Tại sao chúng ta lại đồng thời... đe dọa lớn lao tiềm ẩn."
- Em xác định như vậy vì ở đoạn văn này vừa nói đến "sự biến đổi cực đoan của thời tiết", vừa cho thấy nhân quả của nó.
- Mục đích của văn bản: hướng dẫn cách gọt củ hoa thủy tiên
- Cách triển khai thông tin chính của văn bản: theo trật tự thời gian (trật tự thực hiện các thao tác của hoạt động)
- Cách triển khai thông tin chính và mục đích của văn bản có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau, cách triển khai thông tin theo thời gian giúp làm rõ quá trình gọt củ hoa thủy tiên (mục đích của văn bản)
- Dấu hiệu xác định: tác giả lần lượt trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của từng công đoạn bằng các từ “trước tiên”, “đầu tiên”, trước khi”...
Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:
- Hành động:
+ Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.
+ Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật
+ Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp
+ Ngước nhìn tổ ong như cái thúng.
- Suy nghĩ:
+ Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa.
+ Về thằng Cò: An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng thấy mùi;
+ Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết.
+ Nghĩ lại những lời má kể
- Trạng thái, cảm xúc:
+ Mệt mỏi sau một quãng đường đi.
+ Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật.
- An có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh.
- An có mối quan hệ rất tốt với bá nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lăng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.
→ An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc.
- Chủ đề chung của cả ba văn bản là đều viết về và hướng tới những đứa trẻ - mầm xanh tương lai của đất nước.
- Trong ba văn bản em thích nhất là nhân vật Mon. Mon là một cậu bé rất giàu lòng thương đối với thế giới xung quanh. Giữa đêm mưa cậu đã nghĩ đến những chú chim chìa vôi. Và em cũng đã có từng có một lần giải cứu một chú chim non bị mắc kẹt trên cành cây. Điều đó giúp em hiểu hơn về nhân vật Mon.
(2)Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
(3)
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
(4)“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.
(1)Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
(1)
Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình. Em kết luận nhưu vậy vì nhân vật “tôi” tuy hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận câu trả lời cho mình
- Nhan đề của văn bản gợi cho em ấn tượng đây sẽ là một văn bản tản văn, giống kiểu những văn bản trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.
- Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết "đắt". Vì nó cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả.
Nhân vật “tôi” nghe được tiếng kêu cứu của bạn Tí vì em đã tập “nhắm mắt” để lắng nghe và cảm nhận về thế giới xung quanh. Nhờ luyện tập, em có thể nghe âm thanh mà đoán được nó vang lên từ đâu, ở khoảng cách như thế nào.