Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điểm khác biệt:
+ Phan Bội Châu chủ trương cầu việ Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
+ Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho dân tộc.
+ Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài, đến chính nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình để tìm đường cứu nước mới.
Xu hướng | Chủ trương | Biện pháp | Khả năng thực hiện | Tác dụng | Hạn chế |
Bạo động của Phan Bội Châu | Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ | Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp cầu viện | Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện | Khuấy động lòng yêu nước cổ vũ tinh thần dân tộc | Ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm nguy hiểm |
Cải cách của Phan Châu Trinh | Vận động cải cách trong nước, khai trí, mở mang công, thương nghiệp, tự cường | Mở trường học đề nghị cùng thực dân chấn chỉnh lại chế độ phong kiến giúp Việt Nam tiến bộ | Không thể thực hiện được vì trái với đường lối của Pháp | Cổ vũ tinh thần tự lập tự cường giáo dục tư tưởng chống hủ tục phong kiến | Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp làm phân tâm tư tưởng cứu nước của nhân dân |
Chọn đáp án: D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó.
Giải thích: Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của những nhà cách mạng đi trước nhưng Nguyễn Ái Quốc nhận thấy con đường cứu nước đó không đúng đắn, người ví con đường đó là Đuổi hổ cửa trước, rước Beo cửa sau
#Tham_khảo!
* Bảng so sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu
và cải cách của Phan Châu Trinh (chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế,…)
Xu hướng | Chủ trương | Biện pháp | Khả năng thực hiện | Tác dụng | Hạn chế |
Bạo động của Phan Bội Châu | Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ | Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp cầu viện Nhật Bản | Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện | Thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân, để lại bài học về xây dựng lực lượng, đường lối đấu tranh trong giai đoạn sau | Chủ trương cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm vì bản chất của Nhật cũng là một nước đế quốc |
Cải cách của Phan Châu Trinh | Vận động cải cách trong nước, khai thông dân trí, mở mang công, thương nghiệp. | Mở trường học, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn,… nhằm bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới giúp Việt Nam tiến bộ | Không thể thực hiện được vì trái với chính sách cai trị của Pháp | Cổ vũ tinh thần tự lập tự cường, giáo dục tư tưởng chống hủ tục phong kiến, thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân. Có sức ảnh hưởng lớn dẫn đến phong trào vũ trang ở Trung Kì. | Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp làm phân tâm tư tưởng cứu nước của nhân dân |
* Giống nhau : đều chung chí hướng cứu nước giành độc lập, đều có chủ trương ta đi tìm đường cứu nước là ra nước ngoài đem nền văn minh về giải phóng dân tộc.
* Khác nhau :
- Nguyễn Tất Thành : sang phương Tây, đặc biệt là Pháp đặt chân đến bởi theo Người muốn đánh đuổi kẻ thù phải có sự hiểu biết về kẻ thù.Đến với chủ nghĩa Mác Lênin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản.
- Phan bội Châu, Phan Châu Trinh : Muốn dựa vào nước ngoài, đi theo con đường tư sản, yêu cầu chính quyền cai trị canh tân đổi mới khai thông dân trí , trái với đường lối cái trị của Pháp. Dẫn đến yêu cầu bị bãi bỏ, kẻ thù cấu kết với nhau.
Mặc dù đều có chung khuynh hướng dân chủ tư sản, có chung mục tiêu giành độc lập dân tộc nhưng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lại có sự mâu thuẫn về phương pháp cứu nước:
- Phan Bội Châu: Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ bằng phương pháp bao động
- Phan Châu Trinh: Vận động cải cách trong nước, khai thông dân trí, mở mang công, thương nghiệp.
Câu 1: Ai là người khởi xướng phong trào yêu nước của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản ?
A. Phan Bội Châu B. Phan Châu Trinh
C. Nguyễn Ái Quốc D. Lương Văn Can
Câu 2: Hội Duy Tân ở Trung Kì do ai sáng lập ra vào năm nào ?
A. Phan Châu Trinh năm 1908 C. Lương Văn Can năm 1905
B. Vua Duy Tân năm 1907 D. Phan Bội Châu năm 1904
Câu 3: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại ?
A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân
B. Do thiếu sự lãnh đạo của 1 giai cấp tiên tiến Cách mạng
C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu
D. Do ý thức hệ phong kiến nên lỗi thời, lạc hậu
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương đầu thế kỉ XIX được đánh dấu là bước phát triển cao nhất và khi nó thất bại cũng đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương trên phạm vi cả nước ?
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh B. Khởi nghĩa Hương Khê
C. Khởi nghĩa Ba Đình D. Khởi nghĩa Bãi Sậy
Câu 5: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội , triều đình Huế đã có thái độ như thế nào ?
A. Cho quân tiếp viện B. Cầu cứu nhà Thanh
C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp
D. Thương thuyết với Pháp
Câu 6: Sắp xếp theo thứ tự thời gian kết thúc( Từ trước đến sau ) các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
A. Khởi nghĩa Ba Đình - Bãi Sậy - Hương Khê
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy - Ba Đình - Hương Khê
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy - Hương Khê - Ba Đình
D. Khởi nghĩa Hương Khê - Ba Đình - Bãi Sậy
Câu 7 : Trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có quy mô lớn ?
C. Khởi nghĩa Ba Đình D. Khởi nghĩa Bãi Sậy
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh B. Khởi nghĩa Hương Khê
Người tìm hiểu các phong trào chống Pháp của các bậc cách mạng đi trước và rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sĩ phu yêu nước Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ. Tinh thần yêu nước của Nguyễn Tất Thành khác với những người yêu nước đương thời, ở Anh có sự suy nghĩ chín chắn, sáng suốt, với nhãn quan chính trị đúng đắn. Nhờ vậy, đã giúp người thanh niên này thấy được nhược điểm của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh: “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương…Chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”, “Cụ Phan Bội Châu hi vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” [ 4 : 10 và 11]. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và thống trị nhân dân Việt Nam, cách mạng nước ta đã trải qua nhiều cuộc khảo nghiệm nhưng kết cục đều thất bại. Trước và cùng với Nguyễn Tất Thành, đã có nhiều người Việt Nam yêu nước đi ra nước ngoài để tìm một con đường nhằm giải quyết và đáp ứng nhu cầu của lịch sử dân tộc nhưng đều bế tắc.
Nguyễn Tất Thành tuy khâm phục Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không theo xu hướng cứu nước của họ bởi vì với sự nhạy cảm sáng suốt, Nguyễn Tất Thành thấy rõ tất cả những xu hướng cứu nước thời ấy đều không mang lại kết quả như mong muốn. Vậy nên để cứu nước thì cần phải tìm ra một con đường, một xu hướng khác.